Hệ thống phân loại cảnh quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông lại giang (Trang 94)

8. Cấu trúc của luận án

2.2.1.Hệ thống phân loại cảnh quan

2.2.1.1. Hệ thống chỉ tiêu phân loại

Xây dựng hệ thống phân loại CQ nhằmđưa ra các chỉ tiêu, đảm bảo các nguyên tắc,khách quan, phù hợp với quá trình phát sinh, phát triển là một trong những bước quan trọng trong nghiên cứu và thành lập bản đồ CQ.

Trên cơ sở tham khảo, phân tích và so sánh các chỉ tiêu phân cấp của các hệ thống phân loại CQ trên thế giới cũng như trong nước, dựa vào đặc điểm thành tạo cảnh quan LVS Lại Giang, đề tài luận án vận dụng hệ thống phân loại của Nguyễn Thành Long và nnk [59] để xây dựng hệ thống phân loại CQ cho LVS Lại Giang, bao gồm các cấp: Hệ CQ ->Phụ hệ CQ -> Kiểu CQ ->Lớp CQ -> Phụ lớp CQ -> Hạng CQ -> Loại CQ.

Trong đó, trên toàn lãnh thổ LVS Lại Giang bao trùm bởi một kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh nhiệt đới mưa ẩm mùa nên cấp kiểu CQ được đặt trước cấp lớp CQ.Hệ thống phân loại này thể hiện rõ sự phân bố không gian và quy luật hình thành các đơn vị CQ trong lưu vực. Với mục đích ứng dụng phân loại CQ cho đánh giá thích nghi sinh thái và quy hoạch sử dụng đất thì việc phân chia các đơn vị CQ cần đáp ứng tối đa cho mục đích sử dụng lãnh thổ. Do vậy, những đơn vị CQ không đáp ứng nhiều cho mục đích SDHL lãnh thổ sẽ không đưa vào nghiên cứu trong hệ thống phân loại CQ.

91

Trong hệ thống phân loại CQ ở LVS Lại Giang, cấp loại CQ thể hiện được sự kết hợp giữa các đặc điểm hình thái, trắc lượng hình thái địa hình, các quá trình tự nhiên ưu thế, mối quan hệ tương hỗ giữa các hệ sinh thái đặc trưng và các loại đất cùng đặc điểm hiện trạng sử dụng lãnh thổ. Do vậy, cấp loại CQ được lựa chọn làm cơ sở cho việc ĐGCQ cho phát triển nông, lâm nghiệp ở lãnh thổ nghiên cứu. Các đơn vị phân loại này được phân chia theo các chỉ tiêu sau:

Bảng 2.11: Hệ thống phân loại cảnh quan LVS Lại Giang

TT

Đơn vị phân

loại

Chỉ tiêu phân chia ranh giới

Tên gọi các cấp đơn vị trong hệ thống phân loại CQ

1 Hệ

CQ

Theo quy mô đới tự nhiên, quy định bởi nền bức xạ Mặt trời vùng nội chí tuyến. Chế độ nhiệt ẩm quyết định cường độ của các chu trình vật chất và năng lượng.

Hệ CQ nhiệt đới gió mùa

2 Phụ hệ CQ

Ảnh hưởng của của gió mùa khi đến lãnh thổ đã quyết định sự phân bố nhiệt ẩm, gây ảnh hưởng tới các chu trình vật chất, cũng như sự tồn tại và phát triển của các quần thể thực vật trong LVS

Phụ hệ CQ nhiệt đới gió mùa không có mùa đông lạnh

3 Kiểu CQ

Những đặc điểm về nền tảng nhiệt và tương quan nhiệt ẩm quyết định sự thành tạo các kiểu thảm thực vật, tính chất thích ứng của đặc điểm phát sinh quần thể thực vật theo biến động của cân bằng nhiệt ẩm.

Kiểu CQ rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mùa

4 Lớp

CQ

Đặc trưng hình thái phát sinh của đại địa hình lãnh thổ: núi, đồi và đồng bằng, quyết định các quá trình thành tạo và thành phần vật chất mang tính chất phi địa đới biểu hiện bằng các đặc trưng định lượng của cân bằng vật chất, quá trình di chuyển vật chất, lượng sinh khối, cường độ tuần hoàn sinh vật của các quần thể phù hợp với điều kiện sinh thái được quy định bởi sự kết hợp giữa yếu tố địa hình và khí hậu.

- Lớp CQ núi (có độ cao ≥ 300m) - Lớp CQ đồi (độ cao từ 20 - <300m) - Lớp CQ đồng bằng (có độ cao <20m) 5 Phụ lớp CQ

Đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình trong khuôn khổ lớp CQ (kiểu địa hình) thông qua quy luật đai cao. Thể hiện cân bằng vật chất giữa các đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình, các đặc điểm khí hậu và đặc trưng của quần thể thực vật: sinh khối, mức tăng trưởng, tuần hoàn sinh vật theo các ngưỡng độ cao.

-Phụ lớp CQ núi trungbình≥800m -Phụ lớp CQ núi thấp 300 - <800m - Phụ lớp CQ đồi cao 150 - <300m -Phụ lớp CQ đồi thấp 20 -<150m - Phụ lớp CQ thung lũng -Phụ lớp CQ đồng bằng <20m 6 Hạng CQ

Đặc trưng bởi các dấu hiệu địa mạo, các kiểu địa hình phát sinh cùng với đặc điểm nền nham là chỉ tiêu cơ bản để phân chia hạng CQ.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về phân kiểu địa hình phát sinh và đặc điểm của nham thạch, LVS Lại Giang được chia ra 13 hạng CQ 7 Loại

CQ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa các nhóm quần xã thực vật và các loại đất trong chu trình sinh học quyết định mối cân bằng vật chất của CQ qua các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.

Hiện trạng lớp phủ thực vật trên các loại đất tạo ra các loại CQ khác nhau.

92

2.2.1.2. Thành lập bản đồ cảnh quan lưu vực sông Lại Giang

- Nguyên tắc thành lập:Bản đồ cảnh quan LVS Lại Giang được thành lập dựa trên một số các nguyên tắc chủ yếu: Nguyên tắc phát sinh – hình thái, nguyên tắc đồng nhất tương đối, nguyên tắc tổng hợp.

- Phương pháp thành lập: Các phương pháp được kết hợp vận dụng trong thành lập bản đồ cảnh quan LVS Lại Giang gồm: Phương pháp phân tích liên hợp các thành phần, phương pháp phân tích tổng hợp nhằm xác định chỉ tiêu các đơn vị CQ, phương pháp yếu tố trội, phương pháp so sánh các đặc điểm riêng biệt, phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS) và phương pháp khảo sát thực địa.

- Bản đồ CQ:Trong xây dựng bản đồ cảnh quan LVS Lại Giang, bảng chú giải được xây dựng theo bảng ma trận. Trong đó, các cấp phân vị của CQ được sắp xếp theo hàng và cột. Các cấp phân vị phân chia theo nhóm nền nhiệt - ẩm bao gồm phụ hệ CQ, kiểu CQ và đặc điểm SKH, được sắp xếp theo hàng ngang. Các cấp phân vị dựa vào đặc điểm nền vật chất rắn như lớp CQ, phụ lớp CQ và hạng CQ được xếp theo cột (bảng chú giải CQ). Đơn vị loại CQ được phân chia dựa trên sự kết hợp của cả hai nhóm nhân tố nền nhiệt - ẩm và nền vật chất rắn. Sự giao thoa giữa hai nhóm nhân tố nói trên tại các ô trong bảng ma trận chính là sự sắp xếp của loại CQ.

2.2.2. Phân tích đặc điểm, chức năng các đơn vị cảnh quan lƣu vực sông Lại Giang

2.2.2.1. Đặc điểmcảnh quan lưu vực sông Lại Giang

a. Hệ CQ: Nằm hoàn toàn trong vòng nội chí tuyến, được đặc trưng bởi tương quangiữa vị trí địa lý với nguồn năng lượng bức xạ mặt trời mà lãnh thổ nhận được, nên LVS Lại Giang có tổng lượng bức xạ nămcao (140-150 kcal/cm2), nhiệt độ trung bình năm lớn và ít biến động (khoảng 26,90C), có 2.000 - 2.500 giờ nắng/năm, trừ các vùng núi phía Tây lưu vực. Đồng thời, do chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, với hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt, đã quy định cho toàn bộ lãnh thổ LVS Lại Giang thuộc hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa. Đây là điều kiện cho sự hình thành và tồn tại quần hệ sinh vật nhiệt đới gió mùa ở LVS Lại Giang..

b. Phụ hệ CQ:LVS Lại Giang nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với hoạt động của gió Đông Bắc từ tháng XI - IV và gió mùa Tây Nam hoặc Đông Nam từ tháng V- X, biên độ dao động nhiệt mùa không lớn. Nhiệt độ trung bình tháng I khoảng 21,50C, nhiệt độ tối thấp khoảng 14- 150C; Nhiệt độ trung bình tháng VII khoảng 290C, nhiệt độ tối cao có thể lên đến 42,40C. Điều kiện và đặc điểm này quy định LVS Lại Giang thuộc phụ hệ CQ nhiệt đới gió mùa không có mùa đông.

93

c. Kiểu CQ:Đặc điểm SKH đủ điều kiện để hình thành và phát triển thảm thực vật RKTX trên toàn lưu vực, quy định LVS Lại Giang thuộc kiểu cảnh quan RKTX nhiệt đới ẩm mưa mùa.

d. Lớp và phụ lớp CQ:Lớp CQ là cấp phân dị lãnh thổ dựa trên sự khác biệt của cân bằng vật chất do sự kết hợp của yếu tố độ cao địa hình núi, đồi và cao nguyên đã làm điều kiện khí hậu thay đổi, kéo theo sự phân dị của các điều kiện sinh thái, gây nên sự phân hóa theo đai cao của các quần thể sinh vật. Trong hệ thống phân vị bản đồ cảnh quan LVS Lại Giang tỉ lệ 1:50.000, có 3 lớp CQ bao gồm: lớp CQ núi, lớp CQ đồi và lớp CQ đồng bằng.

- Lớp CQ núi: Lớp CQ núi phân bố ở độ cao ≥300m, có diện tích khoảng 63459,28 ha (chiếm 37,7% DTTN toàn lưu vực). Đây là nơi tập trung địa hình và các đỉnh núi cao nhất của LVS, mức độ chia cắt địa hình mạnh. Dạng địa hình ưu thế là các dạng sườn bóc mòn tổng hợp có độ dốc >150 trên đá macma axit và biến chất. Trên các đỉnh núi cao, độ dốc có thể lên đến > 250 nên thường có quá trình rửa trôi và bóc mòn mạnh. Nơi đây, cũng có nhiều bề mặt san bằng ở độ cao 400 - 600m và 800 - 1000m với độ dốc nhỏ (≤ 80). Khí hậu của lớp CQ núi có mùa khô và thời gian lạnh ngắn, lượng mưa trung bình năm cao (>3000mm/năm). Với điều kiện nhiệt ẩm dồi dào, rất thuận lợi cho sinh vật phát triển. Đồng thời, lớp CQ núi chủ yếu là phần thượng nguồn của LVS Lại Giang nên mạng lưới sông suối chằng chịt, hình thành một mạng lưới dạng cành cây với rất nhiều nhánh chảy trong thung lũng hẹp làm cho địa hình càng bị chia cắt mạnh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra quá trình bóc mòn mạnh mẽ ở những khu vực có độ dốc lớn. Lớp cảnh quan núi gồm có hai phụ lớp:

+ Phụ lớp CQ núi trung bình: Hình thành ở độ cao ≥800m, diện tích khoảng 3534,87 ha (chiếm 2,1% diện tích LVS), phân hóa thành hai hạng CQ và tập trung chủ yếu ở phía Tây của lưu vực. Do thượng nguồn sông An Lão và Kim Sơn có các dạng địa hình với độ dốc lớn, nên các quá trình địa mạo chủ yếu là quá trình bóc mòn, trượt lở và rửa trôi bề mặt trên đá macma axit. Lượng mưa lớn và còn là tâm mưa của LVS, nên ở đây duy trì trạng thái ẩm ướt quanh năm. Quá trình phong hóa diễn ra mạnh, tích lũy một lượng mùn đáng kể hình thành nên đất mùn vàng nhạt trên đá macma axit (Ha) ở các bề mặt san bằng. Lớp phủ thực vật chủ yếu là RKTX á nhiệt đới.

+ Phụ lớp CQ núi thấp: Phân bố ở độ cao từ 300 - <800m, diện tích khoảng 59924,41ha (chiếm 35,6% DTTN của lưu vực), phân hóa thành 3 hạng CQ. Đây là phụ lớp CQ chiếm ưu thế của LVS và phân bố tập trung ở huyện An Lão và huyện Hoài

94

Ân. Nơi đây, quá trình địa mạo thống trị vẫn là các quá trình bóc mòn, rửa trôi bề mặt với các loại đất đặc trưng là đất đỏ vàng trên đá macma axit (Fa) và trên đá phiến sét, biến chất (Fs). Ở đây còn có các bề mặt san bằng với độ dốc nhỏ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Phụ lớp CQ này rất có tiềm năng cho trồng rừng và trông cây công nghiệp lâu năm.

- Lớp CQ đồi: Là những dải chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng và phân bố tương đối đồng đều trong lưu vực. Bề mặt địa hình thường là các đồi độc lập hoặc các dãy đồi có đỉnh tròn, sườn thoải xen với các thung lũng nhỏ, hẹp. Lớp CQ này phân bố ở độ cao 20 - <300m với tổng diện tích 79.450,34 ha (chiếm 47,21% diện tích LVS). Đặc điểm của lớp CQ đồi là có nền rắn được cấu thành từ nhiều loại đá khác nhau nên khá phức tạp. Địa hình có hiện tượng phân bậc rõ rệt với các quá trình địa mạo chủ yếu là rửa trôi, bóc mòn, xâm thực và tích tụ. Khí hậu mang tính chất chuyển tiếp nhưng nghiêng về tính chất khí hậu đồng bằng hơn miền núi với nền nhiệt cao, tuy nhiên lượng mưa lớn hơn vùng đồng bằng (lượng mưa trung bình năm từ 2500 - 3000mm/ năm). Quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ trên nhiều loại đá mẹ, hình thành nên nhiều loại đất khác nhau. Tầng đất dày, tơi xốp, độ đốc nhỏ chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt là có đất phù sa dọc thung lũng ven sông với độ phì nhiêu cao, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Thảm thực vật nhân tác ở đây khá phổ biến. Đây là lớp CQ được khai thác mạnh trong LVS. Lớp CQ đồi phân hóa thành 3 phụ lớp: Phụ lớp đồi cao, đồi thấp và thung lũng.

+ Phụ lớp CQ đồi cao: Phân bố ở độ cao 150 - <300m, chiếm khoảng 34.843,69 ha diện tích (20,7% DTTN toàn lưu vực), tập trung chủ yếu ở vùng thấp của sông An Lão, Kim Sơn và vùng cao của sông Lại Giang (dòng chính). Ở đây có dạng đồi xâm thực, bóc mòn, rửa trôi trên sườn dốc từ 15- 250. Lớp phủ thực vật tự nhiên một số nơi bị phá hủy thành đất trống đồi trọc. Do đó, việc trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc đang được triển khai thực hiện ở đây. Phụ lớp CQ này được phân hóa thành 3 hạng CQ.

+ Phụ lớp CQ đồi thấp: Là phần tiếp giáp với đồng bằng, phân bố ở độ cao 20 - <150m. Quá trình địa mạo thống trị ở đây là quá trình xâm thực, rửa trôi, bào mòn trên sườn thoải và tích tụ ở các vùng trũng, thung lũng thấp với độ dốc từ 8 - 150. Loại đất phát sinh ở đồi thấp khá đa dạng. Ngoài hai loại đất phổ biến là đất đỏ vàng trên đá macma axit (Fa) và đá phiến sét (Fa), còn có đất thung lũng dốc tụ (D), đất xám bạc màu (Ba). Nhờ nguồn nước tưới tiêu thuận lợi, nên đất được sử dụng trồng cây công

95

nghiệp, cây ăn quả và hoa màu, trên các sườn dốc được trồng rừng, những nơi bị bỏ hoang, trảng cỏ cây bụi mọc thành từng mảng.

+ Phụ lớp CQ thung lũng: Phân bố dọc hai bên bờ các sông An Lão và Kim Sơn với độ cao <70m. Docó quá trình tích tụ mạnh nên phụ lớp CQ thung lũng có nhiều loại đất khá tốt như đất phù sa ngòi suối (Py), đất phù sa không được bồi hàng năm (P) và đất phù sa được bồi hàng năm (Pb) ở phần thung lũng mở rộng. Nhờ nguồn nước và tưới tiêu thuận lợi, lớp phủ thực vật phát triển mạnh. Các thung lũng vùng đồi được người dân khai thác để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, hoa màu và trồng rừng trên các sườn dốc. Khu vực này còn là nơi có dân cư tương đối đông đúc của lưu vực

Bảng 2.12: Diện tích lớp và phụ lớp cảnh quan LVS Lại Giang

Các đơn vị cảnh quan Các chỉ tiêu

Lớp CQ Phụ lớp CQ Số loại CQ Số khoanh

vi (ha)

Tỷ lệ (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Núi Núi trung bình 5 20 3.534,87 2,1

Núi thấp 25 274 59.924,41 35,6 Đồi Đồi cao 25 281 34.843,69 20,7 Đồi thấp 12 215 30.375,94 18,0 Thung lũng 20 241 14.230,72 8,5 Đồng bằng Đồng bằng 23 199 25.417,38 15,1

Hình 2.12: Biểu đồ quy mô diện tích các phụ lớp CQ của LVS Lại Giang

- Lớp CQ đồng bằng: Có diện tích nhỏ nhất trong 3 lớp CQ, khoảng 25417,38 ha (chiếm 15,1% diện tích LVS). Phân bố ở độ cao <20m, chủ yếu thuộc huyện Hoài Nhơn, Hoài Ân của lưu vực

Do nằm phía Đông tiếp giáp với biển nên đặc trưng của lớp CQ đồng bằng là quá trình bồi tụ vật liệu (từ quá trình xâm thực, rửa trôi, bóc mòn ở vùng đồi núi và tích tụ sông, biển). Diện tích đồng bằng nhỏ hẹp, lại bị chia cắt bởi các đồi nằm xen lẫn, phía

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 Núi trung bình

Núi thấp Đồi cao Đồi thấp Thung lũng

Đồng bằng

96

ngoài là các cồn cát chạy sát biển, nên bên cạnh những loại đất chính là các loại đất thuộc nhóm đất phù sa (P, Pg, Py, Pf),còn có đất xám (Xa) và đất xám bạc màu (Ba), đất mặn (M), đất cát (C, Cc).Đây là lớp CQ có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với nền nhiệt cao (nhiệt độ trung bình năm >250C), lượng mưa khá lớn từ 2.000 – 2.500mm, địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc < 8º), có đất phù sa màu mỡ, lượng nước mặt dồi dào, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa nước và cây trồng cạn. Đây vừa là nơi cư trú của người dân, vừa là nơi sản xuất lương thực chính của lưu vực. Đồng thời còn là nơi tập trung các trung tâm công nghiệp, cụm công nghiệp và các hoạt động dịch vụ khác. Tuy nhiên, vùng ven biển có nhiệt độ cao, độ ẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông lại giang (Trang 94)