Đánh giá cảnh quan và phân hạng mức độ thích hợp các loại cây trồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông lại giang (Trang 136 - 144)

8. Cấu trúc của luận án

3.2.2.Đánh giá cảnh quan và phân hạng mức độ thích hợp các loại cây trồng

3.2.2.1. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan a. Lựa chọn cây trồng trong đánh giá:Ở tỉnh Bình Định nói chung và LVS Lại Giang nói riêng, đã phát triển rất nhiều loại cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đề tài luận án chỉ chọn lựa một số nhóm, loại cây trồng chủ yếu ở địa phương để đánh giá thích nghi sinh thái CQ theo một số nguyên tắc:

- Các loại cây trồng đã được trồng ở LVS Lại Giang và có giá trị kinh tế.

- Căn cứ vào hiện trạng, quy hoạch và tập quán sản xuất nông, lâm nghiệp của người dân trên lưu vực, lựa chọn các loại cây trồng có khả năng phát triển theo hướng hàng hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo cho dân cư trong vùng:

+ Đối với cây hàng năm: Nhóm cây hàng năm (lạc, đậu, ...) và cây lúa nước + Đối với cây lâu năm: Nhóm cây ăn quả (cam, chanh, bưởi) và cây hồ tiêu.

b. Lựa chọn đơn vị đánh giá: Đơn vị CQ là đối tượng nghiên cứu cơ bản nhất cho mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng sinh thái bền vững. Với đặc thù phân hoá tự nhiên của LVS Lại Giang, để phục vụ cho việc phát triển các nhóm cây trồng chọn lựa, đơn vị cơ sở được dùng trong đánh giá là loại CQ. Luận án cũng đã sử dụng bản đồ chuyên đề để lấy các chỉ số về độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, nhiệt độ, lượng mưa trung bình,..… ưu thế của các loại CQ và đánh giá với tỷ lệ bản đồ là 1:50.000. Các CQ không đưa vào đánh giá cho thích nghi sinh thái cây trồng là: các CQ có LHSDĐ là PHRXY, PHXY, CQ có rừng đặc dụng, CQ mặt nước, dân cư và đất LNSX. Đối với cây lúa nước chỉ đánh giá cho các loại CQ thuộc LHSDĐ nông nghiệp. Mặt khác, để đạt được mục đích nghiên cứu và để tạo tính tập trung trong quá trình đánh giá,

133

ngay từ đầu có thể loại bớt những loại CQ có yếu tố giới hạn đến các đối tượng đánh giá. Nghĩa là, thông qua phân tích đặc điểm thành phần, cấu trúc, chức năng của CQ của LVS Lại Giang, căn cứ vào nhu cầu sinh thái cây trồng, căn cứ vào hệ thống phân loại bản đồ, luận án xác định được các CQ có nhân tố giới hạn (nhân tố hoàn toàn bất lợi đối cây trồng) và loại bỏ chúng trong quá trình tiến hành đánh giá.

c. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá: Việc lựa chọn, phân cấp các chỉ tiêu đánh giá dựa trên cơ sở những nguyên tắc đánh giá chung kết hợp điều chỉnh cho phù hợp với những đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu.

Trên cơ sở tham khảo một số chỉ tiêu đánh giá trong ―Cẩm nang sử dụng đất‖ của Viện Nông hóa thổ nhưỡng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [10], các nghiên cứu khác trong nước, đặc biệt các nghiên cứu về thích nghi sinh thái nhóm cây trồng trong điều kiện của khu vực miền Trung, kết hợp với nguồn số liệu, đặc điểm cụ thể của lãnh thổ LVS Lại Giang và yêu cầu về mức độ chi tiết, luận án lựa chọn các chỉ tiêu để đánh giá chính: loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất mịn, thành phần cơ giới, điều kiện tưới, nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa trung bình năm(phụ lục 3). Ngoài ra, các chỉ tiêu như: độ cao địa hình, các loại hình thời tiết đặc biệt, độ dài mùa khô,... được xếp vào nhóm những chỉ tiêu tham khảo và sẽ được đề cập một cách cụ thể trong kiến nghị quy hoạch sử dụng lãnh thổ.

Các chỉ tiêu chính được lựa đánh giá thích nghi sinh thái cây trồng ở LVS Lại Giang như sau:

- Loại đất: Là yếu tố có vai trò rất quan trọng, thể hiện được đặc tính chung nhất về đặc điểm địa chất, địa hình, khí hậu đặc trưng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, năng suất của cây trồng trong lãnh thổ. Trên LVS Lại Giang có 8 nhóm đất với các loại đất gồm: Đất cát (C), đất mặn (M), đất phù sa được bồi hàng năm (Pb), đất phù sa ngòi suối (Py), đất phù sa glây (Pg), đất phù sa không được bồi hàng năm (P), đất phù sa có tầng loang lổ (Pf), đất bạc màu trên đá macma axít (Ba), đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs), đất vàng đỏ phát triển trên đá macma axit (Fa), đất vàng nhạt phát triển trên đá cát (Fq), đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk) đất mùn vàng nhạt trên đá macma axit (Ha), đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D), đất xói mòn trơ sỏi đá (E).

- Độ dốc: Là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến độ phì đất và các phương thức canh tác sử dụng đất, bởi độ dốc liên quan đến vấn đề xói mòn, khả năng tưới tiêu và thiết kế đồng ruộng. Độ dốc bề mặt đất ở LVS Lại Giang được phân ra 5 cấp: Độ dốc < 30, độ dốc từ 3

134

- <80, độ dốc từ 8 - <150, độ dốc từ 15 - <250 và độ dốc ≥ 250. Độ dốc ở đây phân bố một cách có quy luật và liên quan chặt chẽ với các kiểu địa hình. Đối với địa hình thung lũng thì chủ yếu có độ dốc <150, còn kiểu địa hình núi chủ yếu là độ dốc từ 15- 250 hoặc > 250. - Tầng dày: Giúp cho việc đánh giá được tiềm năng dự trữ dinh dưỡng trong đất.Tầng dày đất cũng liên quan rất chặt chẽ với độ dốc địa hình, mức độ xói mòn, vấn đề quản lý, chăm sóc, loại cây trồng,... ở từng khu vực. Độ dày tầng đất ở LVS Lại Giang được chia làm 5 cấp: tầng dày > 100cm, tầng dày 70 - 100cm, từ 50 – <70cm, từ 30 – <50cm và tầng dày < 30cm.

- Thành phần cơ giới: Thành phần cơ giới là nhân tố ảnh hưởng đến hóa – lý tính và hoạt tính sinh học trong đất. Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với các loại đất có thành phần cơ giới nhất định. Do vậy, việc xác định thành phần cơ giới của đất là nhằm bố trí cây trồng phù hợp với các loại đất. Ở LVS Lại Giang, thành phần cơ giới đất gồm các cấp: cát tơi, cát dính; cát pha, thịt nhẹ; thịt trung bình; thịt nặng .

- Nhiệt độ trung bình năm: Là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Dựa vào sự phân hóa độ cao và kết quả thành lập bản các loại SKH ở LVS Lại Giang, nhiệt độ trung bình năm trên lãnh thổ nghiên cứu được chia làm 3 cấp theo các khu vực: < 220C; 220C - 250C và > 250C.

- Lượng mưa trung bình năm: Đây là yếu tố khí hậu quan trọng, có ảnh hưởng đến độ ẩm không khí, đến độ ẩm của đất và cơ cấu cây trồng. Lượng mưa trung bình năm ở LVS Lại Giang được được chia thành 2 cấp: Từ 2.000 - 2.500 mm và > 2.500 mm. Ngoài ra, căn cứ vào lượng mưa trung bình tháng, có thể xác định lượng mưa mùa sinh trưởng cho một số loại cây trồng.

- Khả năng thoát nước: Dưới ảnh hưởng của điều kiện địa hình, tính chất đất và điều kiện về thuỷ lợi, địa bàn LVS Lại Giang được chia ra 3 cấp: Tốt, trung bình và kém

3.2.2.2. Đánh giá riêng các chỉ tiêu sinh thái a. Xác định nhu cầu sinh thái các loại cây trồng

- Nhu cầu sinh thái của cây lúa nước (Oryza sativa):Lúa là một loại cây rộng sinh thái, có thể thích nghi rất rộng với nhiều điều kiện sinh thái khác nhau. Ngày nay nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đã lai tạo ra nhiều giống lúa có biên độ sinh thái ngày càng rộng hơn. Điều kiện sinh thái của một khu vực ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cây lúa, nó quyết định loại hình cây lúa, cơ cấu giống lúa, thời vụ gieo cấy, biện pháp canh tác và hình thành các vùng trồng lúa khác nhau.

135

Nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh trưởng của cây lúa nhanh hay chậm, tốt hay xấu. Trong phạm vi giới hạn (20-300C), nhiệt độ càng tăng cây lúa phát triển càng mạnh. Nhiệt độ > 400C hoặc <170C, ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của cây lúa, lúa tăng trưởng chậm lại. Dưới 130C cây lúa ngừng sinh trưởng, nếu kéo dài trên 7 ngày cây lúa sẽ chết. Phạm vi nhiệt độ mà cây lúa có thể chịu đựng được và nhiệt độ tối ưu thay đổi tùy theo giống lúa, nhưng thông thường nhiệt độ trung bình năm từ 240C trở lên là thích hợp nhất cho sự phát triển của cây lúa. Lượng mưa và độ ẩm có ảnh hưởng lớn việc sắp xếp các vụ lúa trong năm.So với các cây trồng khác, lúa yêu cầu nhiều nước hơn. Lượng mưa cần thiết cho cây lúa trong một tháng khoảng 200mm nước. Sự thiếu hụt hay thừa nước đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa.

Ở Việt Nam, lúa nước được gieo cấy trên nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa, đất glây, đất mặn, đất phèn, đất mới biển đổi, đất cát biển, đất xám, đất đỏ. Tuy nhiên thích nghi nhất vẫn là nhóm đất phù sa.

- Nhu cầu sinh thái của nhóm cây hàng năm (lạc, đậu, vừng….)

Nhiệt độ:Đây là nhóm cây phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ ổn định, nhiệt độ thích hợp nhất từ 22 -300C. Tuy nhiên, nhóm cây này có khả năng thích ứng với nhiều vùng địa lý, sinh thái. Vì chu kỳ sinh trưởng ngắn và nhiều giống nên có nhiều khả năng thích ứng khác nhau.

Lượng mưa: Đây là nhóm cây thường được xem là các loại cây trồng chịu hạn. Thực ra khả năng chịu hạn của nhóm cây này chỉ ở mức độ tương đối và chỉ trong một thời kỳ sinh trưởng nhất định. Ngoài ra, thiếu nước ở các thời kỳ khác đều ảnh hưởng đến năng suất. Nước chính là nhân tố hạn chế năng suất của nhóm cây trồng này. Tổng lượng mưa và lượng mưa phân phối trong chu kỳ sinh trưởng của nhóm ảnh hưởng lớn đến các thời kỳ sinh trưởng phát triển và năng suất cuối cùng của nhóm cây này. Ở nước ta, điều kiện khí hậu nhìn chung phù hợp với yêu cầu của nhóm cây trồng này, trong đó thuận lợi nhất là lượng mưa trung bình năm đạt từ 2000mm trở lên.

Loại đất:Đất trồng cho nhóm cây này không yêu cầu cao về độ phì tự nhiên, nhưng yêu cầu chặt chẽ về điều kiện lý tính của đất. Đất trồng nhóm cây này tốt thường là đất nhẹ, có màu sáng, tơi xốp, thoát nước. Đất trồng phải đảm bảo luôn tơi xốp. Vậy tiêu chuẩn đầu tiên chọn đất cho nhóm cây trồng này là thành phần cơ giới đất: Đất thích hợp cho nhóm phải là đất nhẹ, có thành phần cát thô cát mịn nhiều hơn đất sét, nhìn chung các

136

loại đất pha cát, đất thịt nhẹ, có kết cấu viên, dung trọng đất 1,1-1,35, độ hổng 38-50%, thích hợp với nhóm cây này.

- Nhu cầu sinh thái của nhóm cây ăn quả (cam, chanh, bưởi,…): Về nhiệt độ, nhóm cây ăn quả (cam, chanh, bưởi,…) có thể phát triển ở 13-39ºC, trong đó thích hợp nhất từ 23-29ºC trong điều kiện cường độ sáng không cao (cường độ năng lúc 8 giờ sáng và 16 giờ chiều là phù hợp nhất). Về lượng mưa, nhóm cây ăn quả cần nhiều nước trong thời kỳ ra hoa kết trái và thời kỳ cây con, nhưng cây cũng rất sợ ngập úng. Lượng mưa khoảng 1500- 2500mm/năm. Nhóm cây ăn quả (cam , chanh, bưởi) có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, đất trồng phải có tầng canh tác khá dày, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt.

- Nhu cầu sinh thái của cây hồ tiêu: Là một cây gia vị phổ biến ở nước ta. Cây tiêu có nguồn gốc từ Ấn Độ, mọc hoang dại trong các rừng nhiệt đới ẩm và sau đó được canh tác sử dụng ở nhiều nơi và trở thành một cây gia vị đắt giá, có giá trị kinh tế cao, là mặt hàng có giá trị thương mại không chỉ trong nước mà còn cả ở nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là loại cây trồng công nghiệp nhiệt đới lâu năm, thân bò, rễ móc, nên cần có trụ để cây bám rễ phụ. Rễ tiêu gồm hệ thống rễ dưới mặt đất (3-6 rễ cái và nhiều rễ phụ) dùng hút nước và phân bón. Hệ thống rễ bám mọc từ đốt thân để bám vào trụ, giúp cây hồ tiêu vươn lên và cũng có khả năng hút nước, phân bón tuy nhiên khả năng này yếu hơn so với rễ mọc trong đất. Cây hồ tiêu thích hợp với khí hậu vùng xích đạo và nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm thích hợp là 22 - 260C, thích hợp với ánh sáng tán xạ nhẹ. Nhiệt độ lên đến 400C hoặc hạ thấp xuống dưới 100C đều ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây hồ tiêu. Yêu cầu về lượng mưa của cây hồ tiêu là lượng mưa trong năm từ 2.000m trở lên phân bố mưa tương đối điều hòa. Hồ tiêu yêu cầu một giai đoạn khô hạn tương đối ngắn vào sau vụ thu hoạch để phân hóa mầm hoa và ra hoa tập trung vào đầu mùa mưa năm sau.

Hồ tiêu có thể trồng được trên nhiều vùng đất nhưng đất thích hợp phải là đất tơi xốp, nhiều mùn, pH 5-6, thoát nước tốt. Thích hợp nhất với điều kiện địa hình đất có độ dốc thoải từ 5-150 vì thuận lợi cho việc thiết lập hệ thống thoát nước trong vườn tiêu.

b. Bảng đánh giá riêng các chỉ tiêu sinh thái

Tham khảo các công trình nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp, kết hợp kết quả khảo sát thực tế, luận án xác định nhu cầu sinh thái một số loại cây trồng cho phát triển nông, lâm nghiệp như sau:

137

Bảng 3.8: Bảng đánh giá riêng các chỉ tiêu một số nhóm, loại cây trồng

LHSDĐ Chỉ tiêu Mức độ thích hợp Rất thích hợp (S1) Thích hợp (S2) Ít thích hợp (S3) Nhóm cây ăn quả (cam, chanh, bưởi,…)

1 Loại đất Fk, P Xa, Ha, Pb Fa, Fs, Fq,Ba, C

2 Độ dốc (độ) 3 – <80 0 -30 8-150

3 Độ dày tầng đất (cm) >100 70 -100 50 - <70

4 Khả năng thoát nước Tốt Trung bình Kém

5 Thành phần cơ giới Thịt trung bình thịt nhẹ cát pha, thịt nặng

6 Nhiệt độ trung bình (0C) 22 - 25 >25, < 22 -

7 LM trung bình năm (mm) 2.000 – 2.500 >2500 -

Cây Hồ tiêu

1 Loại đất Fs, Fk Fa, Fq, Ha, Xa D, Py

2 Độ dốc (độ) < 80 8 - <150 15- 250

3 Độ dày tầng đất (cm) > 100 70 -100 30 - <70

4 Thành phần cơ giới Thịt trung bình Thịt nhẹ Thịt nặng, cát pha

5 Nhiệt độ TB năm (0C) 22 - 25 > 25 < 22

6 LM trung bình năm (mm) > 2.500 2.000 – 2.500 < 2.000

7 Khả năng thoát nước Tốt Trung bình Kém

(Nhóm cây hàng

năm (lạc, đậu, ,…)

1 Loại đất C, Pb P,Py, Pg, D, Xa Pf, Fa, Fs, Fq, Ba

2 Độ dốc (độ) 0- 30 3 - 80 8 – 150

3 Độ dày tầng đất (cm) > 70 50 -70 < 50

4 Thành phần cơ giới Cát pha, thịt nhẹ Thịt trung bình Cát tơi, Thịt nặng

5 Nhiệt độ trung bình (0C) 22 - 25 >25 < 22

6 Tổng lượng mưa mùa sinh trưởng (mm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

> 650 450 - 650 350 - 450

7 Khả năng thoát nước Tốt Trung bình Kém

Lúa nước

1 Loại đất P, Pg Pb, Pf,Py C, Ba, Xa, M, D

2 Độ dốc (độ) 0 -30 3 - 80 8- 150

3 Độ dày tầng đất mịn (cm) > 70 cm 50 – 70 30 - <50

4 Thành phần cơ giới Thịt nhẹ Thịt nhẹ Cát pha, thịt nặng

5 Nhiệt độ trung bình (0C) > 25 22 - 25 < 22

6 LM trung bình năm (mm) 2.000 – 2.500 >2.500 -

7 Khả thoát nước Kém Trung bình Tốt

3.2.2.3. Xây dựng thang đánh giá

- Phân hạng thích nghi sinh thái cây trồng ở LVS Lại Giang đượcphân ra các cấp:

S1- Rất thích hợp: Ở mức độ này, những điều kiện sinh thái không có các ảnh hưởng hạn chế đối với cây trồng, cây trồng sẽ đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Ảnh hưởng của cây trồng với môi trường là ít nhất.

S2- Thích hợp: Cây trồng vẫn có thể sinh trưởng và phát triển tốt mặc dù điều kiện sinh thái có một số hạn chế với cây trồng. Năng suất và sản lượng cây trồng có thể giảm nhưng có thể khắc phục bằng các biện pháp kỹ thuật, có thể chấp nhận được.

S3- Ít thích hợp: Đây là mức độ thích nghi sinh thái thấp do các hạn chế của điều kiện sinh thái rất khó khắc phục hoặc phải đầu tư rất lớn, hiệu quả kinh tế kém. Mức độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông lại giang (Trang 136 - 144)