Tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm về công bố thông tin, về tin đồn gây bất lợi cho hệ thống thị trường tài chính, về rò rỉ thông tin.
Áp dụng các chuẩn mực về quản trị công ty cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là các chuẩn mực về công bố thông tin nhằm tạo sự bình đẳng và khuyến khích các doanh nghiệp tích cực tham gia thị trường chứng khoán. Sự minh bạch hóa các hoạt động kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự đổi mới và hoàn thiện, đồng thời xóa bỏ thói quen hoạt động khép kín, thiếu linh hoạt trong việc sử dụng cách thức huy động vốn từ xã hội.
Sự rò rỉ thông tin bất luận từ khâu nào đều được coi là tệ hại và nguyên nhân cơ bản để tin đồn xảy ra là do sự rò rỉ thông tin. Để có thể hạn chế được những tin đồn gây thất thiệt
cho hệ thống tài chính. Một là, rà soát lại cách hướng dẫn thông tin của các doanh nghiệp, làm sao cho thật đồng nhất việc công bố thông tin của các doanh nghiệp. Hai là, tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm khắc việc công bố thông tin chậm, công bố thông tin không chính xác, để rò rỉ thông tin bất luận đó là tổ chức hay cá nhân. Ba là, cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc, quy về tội hình sự nếu vi phạm gây hậu quả to lớn cho hệ thống tài chính. Xử lý nghiêm khắc các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng phương tiện truyền thông (báo chí, trang tin,…) đưa thông tin sai lệch, hoặc làm méo mó thông tin, hoặc thông tin bất lợi cho thị trường mà không rõ nguồn gốc. Bốn là, về phía cơ quan quản lý nhà nước cần có thông điệp rõ ràng, minh bạch về việc điều hành các chính sách kinh tế - tài chính cũng như các thông tin vĩ mô để mọi người dân biết, hiểu đúng và chấp hành nghiêm túc. Năm là, cần có sự kiểm soát thông tin với cả thị trường Upcom, bằng cách yêu cầu các công ty phải tuân thủ các yêu cầu về kiểm toán, công bố thông tin, quản trị công ty như các doanh nghiệp đã niêm yết. Điều này vừa giúp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán, vừa làm cho các giao dịch này được công khai, dễ kiểm soát, từng bước thu hút và thị trường có tổ chức. Mặt khác cũng cần cải tiến và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền để người dân tiếp cận được thông tin kịp thời về cơ chế chính sách của Nhà nước nói chung và TTCK nói riêng.
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích thực trạng, biến động của TTCK từ năm 2008 đến nay, ta có thể thấy được toàn cảnh TTCK Việt Nam đang diễn ra trong thời gian gần đây. Các giải pháp mang tính ngắn hạn và dài hạn cũng cho ta thấy, việc tái cấu trúc lại và phát triển bền vững TTCK không thể tách rời việc tái cấu trúc nền kinh tế nói chung, đặc biệt là tái cấu trúc DNNN và hệ thống ngân hàng. Nhiều giải pháp tái cấu trúc và phát triển TTCK lại thuộc về việc lành mạnh hóa hoạt động của các ngân hàng, cổ phần hóa và tăng cường minh bạch các DNNN, … Do đó, hơn bao giờ hết, việc tái cấu trúc TTCK gắn liền với sự nghiệp tái cấu trúc nền kinh tế nói chung, đặc biệt là hệ thống ngân hàng và DNNN nói riêng. Để có thể thành công trong việc tái cấu trúc nền kinh tế, cũng như đưa nền kinh tế khỏi tình trạng suy thoái toàn cầu thì đòi hỏi phải có sự quyết tâm rất lớn của hệ thống chính trị, trong đó sự phối hợp của Chính sách tiền tệ và Chính sách tài khóa phải chặt chẽ và nhịp nhàng hơn hiện nay rất nhiều.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1) Hạn chế những rủi ro trong đầu tư kinh doanh chứng khoán – Mạnh Yên, NXB Lao
2) Thị trường chứng khoán – Lê Văn Tư, NXB Thống kê, 2003
3) Giáo trình thị trường chứng khoán, Nguyễn Văn Nam, Vương Trọng Nghĩa, NXB
Tài chính, 2002
4) Thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế - Trần Quang Phú, NXB Chính trị quốc gia, 2008.
5) Công ty chứng khoán Vietcombank (http://www.vcbs.com.vn/Research/Report.aspx)
6) Công ty chứng khoán KimLong (http://www.kls.vn/TabId/115/Default.aspx)
7) Công ty chứng khoán Bản Việt (http://www.vcsc.com.vn/)
8) Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE)
(http://www.hsx.vn/hsx/Modules/annual/annual.aspx)
9) Trang web tổng cục thống kê Việt Nam: