Hàng hóa trên TTCK

Một phần của tài liệu tìm giải pháp cho thị trường chứng khoán hiện nay (Trang 32 - 33)

Năm 2012 được các chuyên gia kinh tế đánh giá là một năm khó khăn đối với các doanh nghiệp trong nước, khi mà nền kinh tế thế giới và trong nước vẫn chưa thoát ra được khỏi khủng hoảng. Thực tế cũng cho thấy điều đó, số lượng doanh nghiệp báo cáo lãi giảm từ 88% năm 2011 xuống 83% 2012, ngoài số lượng giảm, giá trị lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp cũng mất hơn 11.000 tỷ đồng so với năm 2012.

Nhìn trên biểu đồ và phân tích ở phần trên cũng cho ta thấy, tốc độ tăng trưởng các DNNY trên cả hai sàn đang giảm rất nhanh. Số lượng doanh nghiệp hủy niêm yết “nhiều” hơn số lượng doanh nghiệp niêm yết mới. Theo thống kê của UBCKNN, từ đầu năm đến nay thị trường có thêm 25 DNNY mới, thấp hơn một nửa so với năm 2011 (52 DNNY). Trong khi đó có tới 21 doanh nghiệp bị hủy niêm yết nên tổng số công ty niêm yết trên cả hai sàn hiện nay là 702 công ty. Số lượng doanh nghiệp hủy niêm yết “nhiều” như vậy trong một năm cũng cho thấy phần nào chất lượng hàng hóa và các tiêu chuẩn để được niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Sự minh bạch hóa thông tin trên TTCK cũng là một yếu tố đáng bàn đến, ở các TTCK phát triển thì việc xem xét thông tin là yếu tố quan trong đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Tron khi đó, ở Việt Nam việc công bố báo cáo chậm trễ, thậm chí là không báo cáo

là chuyện thường tình, gây ảnh hưởng xấu đến quyết định đầu tư cũng như thông tin trên thị trường. Bên cạnh đó minh bạch thông tin về các cổ đông, trong các công ty theo mô hình gia đình ở Việt Nam còn rất hạn hẹp, các cổ đông lớn thường là những người cùng một nhà, nên theo họ việc công bố thông tin công khai ra bên ngoài là không cần thiết.

Một phần của tài liệu tìm giải pháp cho thị trường chứng khoán hiện nay (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w