Toàn cảnh thị trường chứng khoán năm 2012

Một phần của tài liệu tìm giải pháp cho thị trường chứng khoán hiện nay (Trang 26 - 32)

Trong năm 2012, Việt Nam đã đạt được thắng lợi lớn trong việc ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể: lạm phát được kiềm chế, duy trì mức tăng trưởng một cách hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Kết quả thực hiện trong năm 2012 được thể hiện ở một số thống kê dưới đây:

Theo số liệu từ trang web Tổng cục thống kê Việt Nam. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) – lạm phát giảm mạnh so với năm 2011 (đặc biệt trong hai tháng 6 và 7 có mức tăng trưởng âm). So với tháng 12 năm 2011, chỉ số CPI 9 tháng đầu năm 2012 tăng khoảng 5%.

Tỷ giá thay đổi ít: trong suốt năm 2012 tỷ giá chính thức của NHNN được giữ cố định, với biên độ dao động ±1%.

Thị trường vàng không ổn định, tăng giảm bất thường không theo xu thế chung của thế giới, nhưng không có hiện tượng giá vàng gây sức ép lên tỷ giá hối đoái.

Mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm. Chỉ từ tháng 3 đến tháng 6, NHNN liên tiếp 5 lần ép trần lãi suất huy động giảm từ mức 14% xuống còn 9%. Phải nói đây là một sức ép mạnh đến mức gần như tháng nào cũng đón nhận thông tin hạ lãi suất.

Cán cân thương mại thặng dư sau 19 năm thâm hụt: số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu tháng 12 ước đạt 10,4 tỷ USD, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 15% so với năm 2011. Tính chung cả năm 2012, xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011. Theo tổng cục thống kê, năm 2012 cả nước xuất siêu 284 triệu USD và là năm đầu tiên xuất siêu kể từ năm 1993.

Tổng đầu tư xã hội ước 9 tháng đầu năm 2012 đạt 708,6 nghìn tỷ đồng, bằng 35,2% GDP và tăng 8,6% so cùng kỳ năm 2011.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký trong 8 tháng đầu năm 2012 đạt 8,5 tỷ USD, bằng 66,1% cùng kỳ năm 2011. Đầu tư trực tiếp thực hiện 8 tháng đầu năm 2012 đạt 7,28 tỷ USD, bằng 99,7% cùng kỳ năm 2011.

Về sản xuất công nghiệp, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12 tăng 5% so với tháng trước và tăng 5,9% so với cùng kỳ. Tập trung ở các ngành công nghiệp khai khoáng tăng 3,5% công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,5%... Một số ngành công nghiệp từng là thế mạnh của Việt Nam đang có mức tăng thấp hoặc giảm so với năm 2011 là may mặc tăng

2,3%, sản xuất gang thép tăng 2,2%, sản xuất giày dép giảm 0,9%, sản xuất xi măng giảm 6%, sản xuất mô tô xe máy giảm 14,6%.

Chỉ số hàng tồn kho tại thời điểm ngày 01/12 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,1% so với cùng kỳ, trong đó những ngành có chỉ số tồn kho tăng cao như: Sản xuất xe có động cơ tăng 76,6%, sản xuất phân bón và hợp chất nitơ tăng 42,1%, chế biến và bảo quản thủy sản tăng 28,6%...Việc tăng lượng hàng tồn kho trong năm 2012 đã được dự báo trước, nhưng những con số nói trên cho thấy tình hình sản xuất của các doanh nghiệp vẫn chưa được cải thiện và sẽ có chiều hướng xấu hơn vào năm 2013.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP năm 2012 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011. Cụ thể mức tăng GDP từng quý như sau: quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,08%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%.

Biến động của TTCK qua chỉ số VN-Index.

Có thể nói, năm 2012 TTCK đã phản ánh đúng chân thật nhất về nền kinh tế và qua sự biến động suốt cả năm của chỉ số VN-Index cho ta thấy rõ nhất điều đó.

(nguồn: công ty chứng khoán Vietcombank)

Sau năm 2011 trượt giảm, thị trường chứng khoán cũng ghi nhận những dấu hiệu tích cực hơn trong năm 2012 cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế. những nỗ lực trong việc kiềm chế và ổn định lạm phát của NHNN và Chính phủ đã kéo theo mặt bằng lãi suất liên tiếp được hạ xuống sau khi lạm phát giảm mạnh giúp tháo gỡ khó khăn một phần cho các doanh nghiệp và thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế.

Tuy nhiên trong 6 tháng tiếp theo, thị trường lại cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác biệt. Quá trình điều chỉnh từ cuối quý 2 xuất phát từ một số nguyên nhân chính như tăng trưởng GDP ở mức thấp, vấn đề nợ xấu và sự minh bạch trong hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp khó khăn, tồn kho lớn. Thị trường thiếu vắng thông tin tích cực, thêm vào đó là vụ việc ngày 21/8 là vụ việc “Bầu Kiên bị bắt”, sau đó là hàng loạt các vụ khởi tố các ông

chủ ngân hàng, tính đến tháng 11/2012 vốn hóa thị trường đã mất hơn 92.000 tỷ đồng so với thời điểm ngày 20/8, thanh khoản của thị trường theo đó cũng suy kiệt dần.

Phải đến đầu tháng 12, thị trường mới cho thấy tín hiệu hồi phục với sự trở lại của niềm tin trước những chuyển biến tích cực hơn của nền kinh tế trong nước, cụ thể là việc kiểm soát thành công lạm phát cả năm dưới 7%, tạo cơ sở cũng như tiền đề để tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất và cũng đã được chính thức áp dụng từ 24/12, sự cải thiện của tổng cầu và GDP giúp kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Ngoài ra thị trường cũng phản ứng khá tích cực trước những cam kết của chính phủ về giải quyết nợ xấu và tồn kho bất động sản, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Chốt phiên ngày 28/12, VNIndex dừng ở mức 413,73 điểm tăng 17,69% so với đầu năm. Khối lượng giao dịch trên cả 2 sàn đều tăng trên 50% so với năm 2011.

Tình hình các doanh nghiệp niêm yết và các nhà đầu tư.

Thị trường chứng khoán năm 2012 không thực sự phát huy tốt vai trò là kênh huy động vốn cho doanh nghiệp do sự kém hấp dẫn về khả năng sinh lời và triển vọng của các doanh nghiệp niêm yết bị tác động tiêu cực trước những biến động của nền kinh tế.

Mặc dù trong năm 2012, thị trường có phần khởi sắc hơn so với năm 2011 là một năm tồi tệ, những thị trường vẫn chưa hoàn thành tốt nghĩa vụ là một kênh dẫn vốn của doanh nghiệp. Nếu như trong năm 2010, huy động vốn qua phát hành cổ phiếu đạt hơn 49.000 tỷ đồng thì con số này có xu hướng sụt giảm trong 2 năm tiếp theo và chỉ con đạt hơn 10.000 tỷ đồng trong năm 2012. Ngoài ra, qua kênh IPO, thị trường cũng chỉ thu hút được xấp xỉ 300 tỷ đồng, chưa bằng 1/10 so với con số hơn 3.000 tỷ đồng của năm 2011.

Có thể thấy TTCK đã phán ánh đúng tính chất và tình hình ảm đạm của nền kinh tế trong nước trong hai năm qua. Bên cạnh đó, triển vọng kém tích cực và kết quả kinh doanh xấu đi của đa số doanh nghiệp khiến đầu tư vào TTCK kém hiệu quả và cổ phiếu của các doanh nghiệp này cũng trở nên kém hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư.

Cũng vì TTCK không thực sự phát huy tốt vai trò là kênh huy động vốn nên các doanh nghiệp chưa niêm yết không quá quan tâm tới chuyện lên sàn. Theo đó, tốc độ tăng trưởng của số lượng doanh nghiệp niêm yết (g) trên hai sàn có dấu hiệu sụt giảm rất mạnh trong năm 2011 (9,29%) và 2012 (2,59%) khác biệt hoàn toàn so với con số ấn tượng 35% trong giai đoạn từ 2008 đến 2010. Có thể thấy dòng vốn chày vào TTCK năm qua vẫn khá yếu.

Tổng số tiền huy động qua TTCK Số lượng DNNY trên 2 sàn

(nguồn: công ty chứng khoán Vietcombank) Tình hình các công ty chứng khoán

Theo thống kê của UBCKNN, thì hiện tại có 105 công ty chứng khoán đang hoạt động. Trong đó, 10 công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất năm 2012 đã chiếm đến hơn một nửa doanh số giao dịch, vì vậy hơn 90 công ty còn lại sẽ chia nhau phần còn lại. với tình hình thị trường èo uột như mấy năm gần đây thì các công ty chứng khoán nhỏ khó có thể tìm kiếm được lợi nhuận

Thống kê sơ bộ cho thấy, trong năm 2012 có tới gần 60 chi nhánh, phòng giao dịch chứng khoán bị đóng cửa. Nhiều công ty chứng khoán chỉ giữ lại bộ phận cơ hữu, gọn nhẹ để duy trì hoạt động, cầm cự qua giai đoạn gian khó.

Với thực trạng có quá nhiều công ty chứng khoán trên thị trường như vậy, hoạt động không hiệu quả và để tránh những rủi ro về tài chính, UBCKNN đã có kế hoạch tái cơ cấu lại công ty chứng khoán trong giai đoạn 2012-2015. UBCKNN sẽ tăng cường giám sát, kiểm tra các công ty chứng khoán có tình hình tài chính yếu, có các dấu hiệu bất ổn tài chính; buộc các công ty này giải trình rõ nguyên nhân năng lực tài chính yếu và có giải pháp khắc phục…

Sau đó, UBCKNN sẽ đưa ra các cảnh báo đối với các công ty chứng khoán yếu kém, sau đó rút dần các nghiệp vụ kinh doanh của công ty đó, buộc công ty đó phải có các biện pháp khắc phục bằng cách bán tài sản, khoanh nợ, thu hẹp hoạt động,…giải thể công ty khi có thể.

Cụ thể trong năm 2012, UBCKNN đã tiến hành kiểm tra trực tiếp tại 50 công ty chứng khoán, và đã có 9 trường hợp các công ty chứng khoán bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt bị buộc phải rút bớt nghiệp vụ môi giới của mình.

Một phần của tài liệu tìm giải pháp cho thị trường chứng khoán hiện nay (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w