Chính sách của cơ quan quản lý còn nhiều điểm bất cập

Một phần của tài liệu tìm giải pháp cho thị trường chứng khoán hiện nay (Trang 34 - 38)

Đến nay, trên lĩnh vực chứng khoán và TTCK ở Việt Nam, chúng ta đã có Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ là văn bản pháp lý cơ bản hướng dẫn thi hành các hoạt động trên TTCK và một số văn bản của Thủ tướng chính phủ và các văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Các văn bản này đã đưa ra một số quy định

cho việc tổ chức vận hành Thị trường chứng khoán như thành viên, niêm yết, giao dịch, mua bán nội gián, thông tin sai sự thật, lũng đoạn thị trường, bấn khống và những vi phạm khác. Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật có liên quan, vẫn còn nhiều thiếu sót trong việc sử lý vi phạm hoạt động chứng khoán. Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua không ghi nhận các tội danh liên quan đến hoạt động chứng khoán trong khi luật pháp về chứng khoán của các nước khác trong khu vực đều quy định một cách rất cụ thể và chặt chẽ về vấn đề này.

Ngoài ra, sự không nhất quán giữa các văn bản pháp luật dẫn đến khó thực thi cũng như là một vấn đề nổi cộm hiện nay. Thí dụ, tại Quyết định 139/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10/6/1999 cho phép nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ tối đa 20% cổ phiếu của tổ chức phát hành, nhưng tại Quyết định 145/1999/QĐ-TTg lại cho phép nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ tối đa 30% cổ phiếu khi thực hiện cổ phần hóa. Sự khác biệt giữa các tỷ lệ này gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Hoặc trường hợp khác, khái niệm nhà đầu tư nước ngoài được hiểu khác nhau trong các văn bản pháp luật, khi thì bao hàm cả người cư trú, khi thì bao hàm người chuyển nhượng chứng khoán trên hai TTCK sơ cấp và thứ cấp rất khó khăn. Hoặc trường hợp tại các quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua bán chứng khoán trên TTCK Việt Nam, nhưng lại chưa có văn bản quy định về quản lý ngoại hối hoặc chính sách thuế cho nhà đầu tư nước ngoài.

Chương 4. Một số giải pháp cho sự phát triển bền vững của Thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong năm 2012 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Đề án “Tái cấu trúc TTCK và doanh nghiệp bảo hiểm”. Theo đó, mục tiêu của Đề án là tái cấu trúc toàn diện thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm từng bước nâng cao vai trò, vị trí của TTCK và bảo hiểm. Tới năm 2020, TTCK sẽ trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ đạo của nền kinh tế; hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ trong quá tình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.

Quan điểm tái cấu trúc thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp bảo hiểm phải dược thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, bao gồm: tái cấu trúc cơ sở hàng hóa và sản phẩm dịch vụ; tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư; tái cấu trúc hệ thống các tổ chức kinh doanh chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm, tái cấu trúc tổ chức thị trường.

Cụ thể, trong đề án tái cấu trúc này chính phủ đã đưa ra những giải pháp nhằm tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng khoán là phân loại các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo 4 nhóm trên cơ sở mức độ rủi ro đối với thị trường để có biện pháp xử lý thích hợp.

Cụ thể, nhóm hoạt động lành mạnh, gồm các tổ chức có tỷ lệ vốn khả dụng trên 180%. Tổ chức kinh doanh chứng khoán trong nhóm này xây dựng và triển khai phương án tự củng cố nhằm bảo toàn vốn, lành mạnh hóa và từng bước nâng cao năng lực tài chính.

Nhóm hoạt động bình thường, gồm các tổ chức có tỷ lệ vốn khả dụng trên 180%. Tổ chức kinh doanh chứng khoán trong nhóm này xây dựng và triển khai phương án tự củng cố nhằm bảo toàn vốn, lành mạnh hóa và từng bước nâng cao năng lực tài chính.

Nhóm hoạt động bình thường gồm các tổ chức có tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 150% tới 180%. Tổ chức kinh doanh chứng khoán nằm trong nhóm này phải xây dựng, tổ chức thực hiện phương án khắc phục; cơ cấu lại danh mục đầu tư, thu hồi nợ, hạn chế các hoạt động đầu tư và dịch vụ chứng khoán tiềm ẩn rủi ro,…Bên cạnh đó, UBCKNN cũng sẽ giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức này; tăng tần suất báo cáo về tình hình tài chính; phối hợp với các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán kiểm soát chặt chẽ hoạt động thanh toán giao dịch của tổ chức này.

Nhóm bị kiểm soát gồm các tổ chức có tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 120% tới 150%. Ngoài áp dụng các giải pháp đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán hoạt động bình thường, UBCKNN sẽ xây dựng quy trình chi tiết để quá trình tái cơ cấu các tổ chức thuộc nhóm này diễn ra theo lộ trình trật tự, bảo đảm an toàn tài sản của khách hàng. Trong đó, sẽ yêu cầu các tổ chức thuộc nhóm này lành mạnh hóa và cũng cố năng lực tài chính; tự nguyện hoặc thực hiện rút bớt các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Về tái cấu trúc các doanh nghiệp bảo hiểm, cũng sẽ phân loại các doanh nghiệp bảo hiểm theo 4 nhóm: nhóm 1 gồm các doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc có lãi từ 2 năm liên tục trở lên; nhóm 2 gồm các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đảm bảo bằng khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc không có lãi trong 2 năm liên tục; nhóm 3 gồm các doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ không đảm bảo khả năng thanh toán; nhóm 4 gồm các doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Quyết định cũng nêu rõ, nghiên cứu thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam theo nguyên tắc: thống nhất về bộ máy quản lý và điều hành; thống nhất về nền tảng công nghệ;

thống nhất và chuẩn hóa tiêu chí niêm yết, chế độ báo cáo, công bố thông tin, tiêu chuẩn về thành viên và giao dịch…; phân tách và chuyên biệt hóa thị trường theo hàng hóa giao dịch, bao gồm một sàn giao dịch cổ phiếu và một sàn giao dịch trái phiếu, chứng khoán phái sinh.

(theo trang web của chính phủ: chinhphu.vn)

Như vậy, Chính phủ đã cho thấy sự quan tâm của mình đến sự phát triển của TTCK, cùng với đó nâng tầm vai trò của TTCK thành một kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Qua đó ta có thể thấy TTCK đã phần nào thoát khỏi “lĩnh vực phi sản xuất” không được nhà nước hỗ trợ phát triển. Sau đây tôi xin đưa ra một số kiến nghị của mình nhằm giúp TTCK nước nhà phát triển bền vững trong tương lai không xa:

4.1 Hoàn thiện cơ chế chính sách.

Từng bước hoàn thiện các văn bản pháp lý, cơ chế chính sách cho sự phát triển của TTCK. Cơ quan chức năng cần xem xét sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật cho phù hợp với xu thế hội nhập của nền kinh tế; ban hành các văn bản hướng dẫn về một số nghiệp vụ chứng khoán như giao dịch bán khống, vay và cho vay chứng khoán, giao dịch phái sinh,… Trong đó, giao dịch bán khống là giao dịch nhà đầu tư đặt lệnh bán chứng khoán trong khi không có chứng khoán trong tài khoản. Nhà đầu tư thực hiện bán không khi dự đoán rằng giá chứng khoán sẽ giảm trong tương lai, nếu giá không giảm thì nhà đầu tư sẽ bị lỗ. Giao dịch phái sinh là giao dịch thỏa thuận trong 1 tương lai giữa người mua và người bán. Giao dịch phái sinh chủ yếu gồm có: hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi. Các công cụ phái sinh chủ yếu được dùng trong đầu cơ hoặc tự bảo hiểm mình khỏi những biến động giá trong tương lai. Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, tiêu dùng của người dân giảm mạnh, cần xem xét chính sách thuế để đảm bảo sự phát triển bền vững của TTCK.

Cần có sự thống nhất giữa các văn bản, nghị định để rõ ràng, minh bạch trong quản lý cũng như xử phạt nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm. Cụ thể, cần có sự thống nhất giữa Quyết định 139/1999/QĐ-TTg và Quyết định 145/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sự thống nhất về khái niệm nhà đầu tư nước ngoài của cơ quan quản lý để có thể dể dàng quản lý, theo dõi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trên TTCK Việt Nam.

Khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư có tổ chức bằng cách giảm bớt thủ tục đăng ký của nhà đầu tư nước ngoài, kiểm soát tốt việc công bố thông tin, minh bạch trên TTCK để lấy lại niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài và quỹ đầu tư chuyên nghiệp.

Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa CSTT với CSTK trong việc thúc đầy sự phát triển của TTCK Việt Nam cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế. Mục tiêu cuối cùng của CSTT là ổn định tiền tê, còn mục tiêu của CSTK là đạt đến một chính sách ngân sách minh bạch, tạo sự ổn định sản lượng, cải thiện phân bổ nguồn lực và kiểm soát ảnh hưởng của phân phối. Hai chính sách này có mối quan hệ mật thiết, ràng buộc lẫn nhau và tác động đến nền kinh tế, hệ thống tài chính cũng như TTCK của Việt Nam. Để hạn chế những tác động bất lợi giữa CSTK và CSTT, cả hai chính sách này phỉa thống nhất với nhau về mặt mục tiêu, phải tạo ra sự đồng bộ và bổ sung lẫn nhau trong quá trình thực thi. Như, khi bù đắp thâm hụt ngân sách, Bộ tài chính có thể phát hành trái phiếu chính phủ và NHNN mua vào, tạo thêm công cụ để điều tiết tiền tệ. Trong quá trình thực thi CSTK, đối với các khoản chi lớn, Bộ tài chính cần lên kế hoạch chi tiêu và thông báo trước cho NHNN để có thể kiểm soát tốt được cung tiền ra thị trường, đảm bảo hiệu quả của CSTT. Vì vậy rất cần một sự nhận thức đúng và đầy đủ về mối quan hệ giữa hai chính sách, nhằm tăng cường sự kết nối và giảm sung đột giữa chúng để cùng đạt được mục tiêu đặt ra. Mối quan hệ giữa CSTK và CSTT cũng được chính minh qua mô hình IS-LM. Theo mô hình này, tăng chi tiêu của Chính phủ có tác động làm tăng cung tiền, làm giảm lãi suất trên thị trường tiền tệ. Ngược lại, tăng thu thuế có tác động làm tăng lãi suất vì khi đó cung tiền giảm. Mô hình IS-LM giúp các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh CSTT và CSTK, để có tác động thích hợp lên tổng cầu và lãi suất trong nền kinh tế.

Sự phối hợp nhịp nhàng của CSTT và CSTK có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển cũng như đầu tư của nền kinh tế. Qua đó, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, củng cố niềm tin của người dân vào nền kinh tế, đẩy mạnh nguồn vốn vào đầu tư, đặc biệt vào lĩnh vực chứng khoán, giúp thị trường phục hồi và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu tìm giải pháp cho thị trường chứng khoán hiện nay (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w