Tính chất của nhóm 1 Tính chất của nhóm.

Một phần của tài liệu Quản lý và tổ chức y tế y sĩ (Trang 84 - 85)

IV. Bài tập tình huống: huy động sự tham gia của cộng đồng Phương pháp: làm việc nhóm (3 nhóm)

4. Tính chất của nhóm 1 Tính chất của nhóm.

4.1. Tính chất của nhóm.

Các nhóm thường có ba tính chất cơ bản sau đây:

4.1.1. Tính tổ chức: các thành viên của nhóm có chức năng, nhiệm vụ nhất định. 4.1.2. Cùng một mục tiêu: các thành viên trong nhóm làm việc cùng nhau là để cùng chia sẻ một mục tiêu, mà nếu để một thành viên làm thì không thể đạt được. Họ cùng nhau giải quyết vấn đề, cùng đưa ra ý kiến, cùng quyết định hoặc cùng liên kết với cơ quan khác.

4.1.3. Sự đồng cảm: thành viên trong nhóm có sự thích nghi và cảm nhận được sự khác nhau giữa nhóm của mình với nhóm khác.

4. 2. Tính chất của một nhóm hoạt động có hiệu quả.

Các đặc điểm của nhóm có hiệu quả bao gồm:

4.2.1. Mục đích và nhiệm vụ của nhóm phải rõ ràng: mọi người trong nhóm phải hiểu và cam kết thực hiện vì mục tiêu chung.

4.2.2. Hiểu rõ công việc: mỗi thành viên của nhóm phải hiểu rõ ràng về công việc của riêng mình và nó liên quan đến công việc của người khác như thế nào.

4.2.3. Hiểu công việc của người khác: các thành viên của nhóm phải hiểu công việc và nhiệm vụ của những người khác, đặc việt là ở những nơi có sự chồng chéo trong các chức năng.

4.2.4. Linh hoạt giữa các thành viên: các thành viên phải linh hoạt trong xử lý công việc, làm sao công việc của nhóm không bị trở ngại, khi có thành viên trong nhóm vắng mặt.

4.2.5. Động viên và khuyến khích: việc học tập và tiếp tục đào tạo trong nhóm phải luôn được chú trọng, động viên.

4.2.6. Sự lãnh đạo: trong hầu hết các nhóm, người lãnh đạo được xác định rõ ràng là người phụ trách nhóm.

4.2.7. Sự ổn định và liên tục: nếu các thành viên trong nhóm liên tục thay đổi, thì nhóm khó có thể hoạt động tốt được. Mặt khác, một nhóm mà không bao giờ thay đổi thành viên, thì nhóm có thể trở nên cứng nhắc trong cung cách hoạt động và dễ tự thỏa mãn.

4.2.8. Nguồn lực: nhóm hoạt động có hiệu quả cần đủ nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ của mình; tuy nhiên, cũng không cần phải quá tốn kém. Nó cần phải có những phương pháp và phương thức làm việc riêng dễ hiểu, dễ làm.

4.2.9. Quan hệ tốt: các mối quan hệ tốt trong nhóm đảm bảo sống còn của nhóm, đồng thời nó đòi hỏi sự cởi mở thông cảm giữa các thành viên trong nhóm. Kỹ năng giao tiếp là một trong số những kỹ năng quan trọng nhất của người quản lý nhóm. Đó là nghệ thuật xây dựng và củng cố những mối quan hệ tốt đẹp giữa mọi người với nhau.

4.2.10. Phương pháp đo lường kết quả: việc thử nghiệm sự thành công của nhóm và những kết quả của nó cần có những phương pháp đo lường sự thành công và nhận biết các thành tích.

4.2.11. Lòng trung thực: nhóm làm việc có hiệu quả, có ý thức cao về sự gắn bó và lòng trung thực, sẽ làm việc tốt và giải quyết thành công những vấn đề mới.

Một phần của tài liệu Quản lý và tổ chức y tế y sĩ (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)