Phương pháp và hình thức giám sát: 1 Phương pháp giám sát:

Một phần của tài liệu Quản lý và tổ chức y tế y sĩ (Trang 66 - 67)

C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: Phần 1: Câu hỏi điền khuyết

4. Phương pháp và hình thức giám sát: 1 Phương pháp giám sát:

4.1. Phương pháp giám sát:

4.1.1. Giám sát trực tiếp:

Là phương pháp mà người giám sát tiếp xúc hay làm việc cùng các đối tượng được giám sát và người liên quan, để có thể phát hiện ra các vấn đề tồn tại. Trong phương pháp này, giám sát viên có thể không cần nêu rõ cho đối tượng được giám sát biết là mình đang thực hiện công việc giám sát. Đây là phương pháp cơ bản cần được thực hiện trong các cuộc giám sát hoạt động CSSKBĐ.

4.1.2. Giám sát gián tiếp:

Đây là phương pháp mà người giám sát viên không tiếp xúc hoặc cùng làm với các đối tượng được giám sát. Người giám sát thu thập các thông tin cần thiết qua các nguồn tin khác nhau:

- Xem xét phân tích các báo cáo, sổ sách ghi chép hoặc tiếp xúc với người dân, để nhận định về công việc và chất lượng công việc và tìm ra những điểm yếu kém, tồn tại của đối tượng cần giám sát, để có biện pháp giải quyết phù hợp. - Thông tin có thể thu thập qua băng ghi âm, ghi hình các thao tác, quy trình và

thái độ làm việc của người được giám sát. Nói chung, phương pháp này ít được áp dụng trên thực tế, vì điều kiện không cho phép.

4.2. Hình thức giám sát: 4.2.1. Giám sát định kỳ: 4.2.1. Giám sát định kỳ:

Định kỳ tiến hành các hoạt động giám sát, với những nội dung trọng tâm giám sát khác nhau, được sắp xếp có kế hoạch cụ thể, nằm trong kế hoạch hàng năm của đơn vị.

4.2.2. Giám sát đột xuất:

Giám sát được tiến hành không nằm trong kế hoạch, được thực hiện do yêu cầu đột xuất trước một thực tế bức xúc, ví dụ như có một vụ dịch xảy ra, cần tiến hành giám

sát và hướng dẫn thực hiện các khâu phát hiện người mắc, xử trí kịp thời người bệnh và môi trường lây nhiễm theo đúng các yêu cầu chuyên môn.

Một phần của tài liệu Quản lý và tổ chức y tế y sĩ (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)