Xây dựng các công cụ giám sát: 1 Khái niệm bảng kiểm giám sát:

Một phần của tài liệu Quản lý và tổ chức y tế y sĩ (Trang 67 - 69)

C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: Phần 1: Câu hỏi điền khuyết

5. Xây dựng các công cụ giám sát: 1 Khái niệm bảng kiểm giám sát:

5.1. Khái niệm bảng kiểm giám sát:

Danh mục bảng kiểm giám sát là bảng liệt kê các nội dung cuộc giám sát cần tiến hành, để người giám sát có công cụ chủ động trong việc giám sát. Nó giúp cho người giám sát tiến hành công việc dễ dàng, không bỏ sót nội dung giám sát theo mục tiêu đề ra và là cơ sở để tổng hợp số liệu, phân tích kết quả giám sát.

5.2. Nguyên tắc xây dựng bảng kiểm:

- Thứ nhất để xây dựng một bảng kiểm, cần phải dựa vào bảng chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên y tế.

- Thứ hai là phải dựa vào hoạt động giám sát ưu tiên đã được chọn lựa.

- Thứ ba là cấu trúc của một bảng kiểm, bao giờ cũng có mục nội dung, mục đánh giá và cuối bảng có phần xác định mức độ đạt hay chưa đạt yêu cầu về tiêu chuẩn của nội dung giám sát.

5.3. Cách viết một bảng kiểm giám sát: 5.3.1. Tiêu đề của bảng kiểm: 5.3.1. Tiêu đề của bảng kiểm:

Tiêu đề của bảng kiểm phải phù hợp với nội dung cần giám sát, ví dụ: giám sát kỹ thuật khám thai, giám sát kỹ thuật đỡ đẻ ngôi chẩm chậu trái trước.

5.3.2. Nội dung giám sát:

Nội dung giám sát được biên soạn dựa trên vấn đề giám sát được nêu và mục tiêu cụ thể của cuộc giám sát, trên cơ sở các yêu cầu kỹ thuật chuyên môn, chỉ tiêu kế hoạch y tế đặt ra, quy trình kỹ thuật và các thao tác chuẩn, cũng như tinh thần thái độ giao tiếp trong CSSKBĐ …. (Mô tả công việc và yêu cầu công việc với người thực hiện)

5.3.3. Đánh giá:

Chỉ phân thành hai bậc có hoặc không, cho từng bước hoạt động trong bảng kiểm. Đánh giá chỉ phân thành 2 loại, đạt hoặc không đạt:

- Đạt: khi mọi nội dung đều được đánh dấu ở mục có hoặc chỉ sai sót ở một vài nội dung không quan trọng.

- Không đạt: khi có một nội dung quan trọng không đạt yêu cầu hoặc sai sót nhiều nội dung.

Ví dụ: bảng kiểm giám sát kỹ năng quản lý hồ sơ

Đơn vị:

Ngày giám sát: Người được giám sát: Người giám sát:

STT Nội dung giám sát (công việc làm) Không

2 Các tiêu đề trong hồ sơ được ghi chép đầy đủ và chính xác 3 Cách ghi trong hồ sơ được thống nhất ở tất cả các nhân

viên, các nhân viên đều có trách nhiệm ghi chép hồ sơ 4 Hồ sơ được để tại nơi quy định, có tủ, giá bảo quản cẩn

thận, không rơi rớt lẫn lộn

5 Không được để bệnh nhân hoặc thân nhân tự ý xem hồ sơ của mình hoặc của người khác

6 Kết quả cận lâm sàng được đính vào hồ sơ theo đúng thứ tự trước sau

7 Hồ sơ sao chép vì lý do hỏng, rách phải có hồ sơ gốc đính kèm để đảm bảo tính hợp pháp

8 Khi bệnh nhân chuyển viện, ra viện, tử vong hồ sơ được hoàn tất thủ tục và được lưu trữ tại nơi quy định.

9 Hồ sơ thủ tục được hoàn tất trước khi bệnh nhân rời khoa. 10 Sổ hồ sơ nhập viện được ghi đầy đủ ở giấy ra viện của

bệnh nhân.

Đánh giá: + Đạt: …………. + Không đạt: ……….. C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:

Phần 1: Câu hỏi điền khuyết

1. Giám sát là hoạt động…(A)… và …(B)…cùng đối tượng được giám sát, để xác định ra các vấn đề tồn tại, khó khăn và phân tích các nguyên nhân của nó, cùng tìm ra cách giải quyết vấn đề đó

2. Kiểm tra là là việc …(A)…những gì đã làm được, những gì chưa làm được theo yêu cầu của …(B)…

3. Thanh tra là hoạt động …(A)…đối tượng được thanh tra, trong việc thực thi các …(B)… về một hoạt động nào đó.

4. Thái độ của giám sát viên:

A. … B.

Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai

5. Giám sát khác thanh tra ở chỗ, giám sát đem đến sự hỗ trợ cho người được giám sát

6. Trong giám sát gián tiếp người giám sát viên không tiếp xúc hoặc cùng làm với các đối tượng được giám sát.

7. Kiểm tra có tính chất hỗ trợ đối tượng được kiểm tra trong việc xác định và giải quyết tồn tại.

8. Kết quả thanh tra là kết luận về việc có vi phạm hay không, các nội quy và quy định của Pháp luật.

9. Mỗi bước hoạt động trong bảng kiểm được phân thành hai bậc đạt hoặc không đạt

Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất

10. Hoạt động tìm ra các vấn đề tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch hành động, để có thể giải quyết kịp thời và có thể điều chỉnh kế hoạch các hoạt động là khái niệm của:

A. Theo dõi B. Giám sát C. Đánh giá D. Kiểm tra 11. Giám sát nhằm đạt được mục đích chính sau:

A. Đảm bảo các mục tiêu hoạt động phù hợp

B. Đảm bảo giải quyết được các vấn đề khó khăn gặp phải

C. Giúp đỡ động viên và khuyến khích nâng cao năng lược cán bộ D. Các câu A, B, C

12. Nguyên tắc xây dựng bảng kiểm:

A. Cần phải dựa vào bảng chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên y tế B. Phải dựa vào hoạt động giám sát ưu tiên đã được chọn lựa.

C. Bao giờ cũng có mục nội dung, mục đánh giá . D. Các câu A, B, C

Một phần của tài liệu Quản lý và tổ chức y tế y sĩ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)