Tia sáng và pháp tuyến mặt sóng trong tinh thể hạng thấp

Một phần của tài liệu đề tài : Quang học tinh thể (Trang 58 - 60)

5. Các bước thực hiện đề tài

5.1.2.Tia sáng và pháp tuyến mặt sóng trong tinh thể hạng thấp

Nếu ta không dùng bản tinh thể canxi hay một bản tinh thể hạng vừa nào khác (hệ ba phương, bốn phương và sáu phương) mà dùng bản tinh thể có dạng đối xứng thấp (hệ trực thoi, một nghiêng và ba nghiêng) thì khi chiếu một tia sáng tới thẳng góc với mặt bản tinh thể, tia sáng sẽ bị tách thành hai tia, cả hai tia này đều lệch khỏi phương của

Se O Ns  Se O N 

pháp tuyến. Cả hai đều là những tia bất thường. Phương truyền sóng của chúng vẫn là một – phương của pháp tuyến mặt sóng ON (hình 5.3).

5.2. Kết luận về tia sáng và pháp tuyến trong các tinh thể

Chỉ có pháp tuyến mặt sóng là luôn luôn tuân theo định luật về phản xạ, khúc xạ của Descartes. Do đó trong quang học tinh thể người ta dùng pháp tuyến mặt sóng mà không dùng tia sáng. Khi nói “phương truyền”, “tốc độ truyền”, “bước sóng”… của ánh sáng trong môi trường tinh thể dị hướng ta phải hiểu đó là phương truyền sóng, tức pháp tuyến

mặt sóng (phương của ON chứ không phải phương của Se trong hình 5.1), tốc độ sóng

(OC chứ không phải OB trong hình 5.1) và bước sóng nằm theo phương truyền chứ không phải nằm theo tia sáng (n chứ không phảis, trong hình 5.2).

Tóm lại, cần lưu ý rằng phương dao động của một sóng sáng bao giờ cũng vuông góc với phương truyền sóng của sóng sáng đó. Điều này, đối với một sóng bất thường ta phải hiểu là phương dao động của sóng bất thường phải vuông góc với pháp tuyến mặt sóng chứ không phải là vuông góc với tia sáng.

Ở (hình 5.1), phương dao động của sóng thường biểu diễn bằng các chấm (vuông góc với mặt hình vẽ), vuông góc với phương truyền sóng ON đồng thời vuông góc với tia sáng S0. Phương dao động của sóng bất thường, biểu diễn bằng các đoạn thẳng nằm ngang (nằm trong mặt hình vẽ), vuông góc với phương truyền sóng ON mà không vuông góc với tia sáng Se trong tinh thể.

N

Se2 Se1

O

O

S

n0 ne Trục quang

Hình 6.1: Phương dao động của hai sóng ứng với một phương truyền (OS) trong tinh thể một trục

Chƣơng 6: MẶT QUANG SUẤT

Một phần của tài liệu đề tài : Quang học tinh thể (Trang 58 - 60)