Tình hình tài chính của DN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Sông Hồng (Trang 29 - 31)

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

1.6.3.Tình hình tài chính của DN

1.6.3.1. Khái niệm chung về phân tích tài chính

Phân tích hoạt động tài chính DN, mà đặt trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính, giúp người sử dụng thông tin đánh giá toàn diện, vừa tổng hợp khái quát, vừa xem xét chi tiết các hoạt động tài chính DN, để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp.

Các tỷ số tài chính thường được chia làm 4 loại:

 Các tỷ số về khả năng thanh toán: Phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của DN.

 Các tỷ số về cơ cấu tài chính: Phản ánh mức độ mà DN dùng nợ vay để sinh lời hay phản ánh mức độ tự chủ tài chính của DN.

 Các tỷ số về hoạt động: Phản ánh tình hình sử dụng TS, hay phản ánh công tác tổ chức điều hành và hoạt động của DN.

 Các tỷ số về DL: Phản ánh hiệu quả sử dụng các tài nguyên của DN, hay phản ánh hiệu năng quản trị của DN.

Những chỉ tiêu trung bình của ngành là những tiêu chuẩn được đánh giá là khá tốt cho những DN cùng loại. Nghĩa là một DN có các tỷ số tài chính phù hợp với mức trung bình của ngành là những DN đang sử dụng các chính sách tài chính thông thường và phổ thông, cho thấy tình hình tài chính được đánh giá tốt. Trong điều kiện của nước ta, khi các tỷ số tài chính trung bình của ngành chưa được thống

kê, thì khi phân tích tài chính các nhà phân tích có thể đưa ra những tỷ số tài chính mẫu, mà được đánh giá là tốt để so sánh, hoặc là chọn một DN cùng loại được đánh giá là hoạt động KD có hiệu quả và tình hình tài chính lành mạnh, để từ đó chọn các tỷ số tài chính của DN này là thước đo, là tiêu chuẩn để so sánh. Tuy nhiên trong những chừng mực nhất định các tỷ số tài chính riêng lẻ cũng cho thấy một mức độ nào đó khi đánh giá về tài chính.

1.6.3.2. Các tỷ số về khả năng thanh toán

Thông thường các nhà phân tích tài chính nghiên cứu các tỷ số tài chính nhất định của các báo cáo tài chính để định hướng. Một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư là liệu DN có khả năng trả các khoản nợ khi chúng đến hạn hay không bởi vì tình hình tài chính có được đánh giá là lành mạnh hay không thể hiện ở khả năng chi trả cao hay thấp.

Hệ số khả năng thanh toán = Khả năng thanh toán / Nhu cầu thanh toán

1.6.3.3. Các tỷ số về cơ cấu tài chính

Cơ cấu tài chính được khái niệm như là việc điều hành thông qua các khoản nợ vay để khuếch đại LN cho DN. Cơ cấu tài chính được coi như là một chính sách tài chính của DN, có vai trò và vị trí quan trọng, vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể ở các phần sau. Trong phân tích tài chính, cơ cấu tài chính dùng để đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu DN so với số nợ vay, và có tầm quan trọng như sau:

 Chủ nợ nhìn vào số vốn mà DN góp vào để tin tưởng có một sự bảo đảm cho các món nợ vay. Nếu chủ sở hữu DN chỉ góp vào một phần nhỏ trên tổng số vốn. Thì sự rủi ro trong KD chủ yếu sẽ do các chủ nợ gánh chịu.

 Khi huy động vốn bằng cách vay nợ, chủ sở hữu DN được lợi rõ rệt, đó là nắm quyền điều khiển DN với một số vốn đóng góp rất ít.

 Khi DN tạo ra LN trên tiền vay nhiều hơn so với số tiền lãi phải trả thì phần LN dành cho các chủ sở hữu gia tăng rất nhanh.

Tóm lại: Việc sử dụng cơ cấu tài chính của các DN cần phải chú trọng đến môi trường kinh tế - tài chính và thực trạng KD của DN để quyết định một cơ cấu tài chính hợp lý vì:

 Các DN có cơ cấu tài chính thấp sẽ ít bị lỗ trong thời kỳ kinh tế suy thoái nhưng cũng sẽ có mức LN gia tăng chậm hơn trong thời kỳ kinh tế phát triển.

 Các DN có cơ cấu tài chính cao sẽ có nhiều rủi ro lỗ thật nặng hay ngược lại sẽ có nhiều may mắn mang lại LN rất cao. Khả năng gia tăng LN cao là điều mong ước của các nhà đầu tư nhưng ngược lại, họ lại không thích rủi ro. Vì vậy, thông thường các quyết định tài chính phải dựa vào sự cân bằng của hai yếu tố LN và rủi ro.

1.6.3.4. Các tỷ số về hoạt động

Các tỷ số này được dùng để đo lường khả năng tổ chức và điều hành DN, đồng thời nó còn cho thấy tình hình sử dụng TS của DN tốt hay xấu. Chỉ tiêu DT sẽ được sử dụng chủ yếu trong các tỷ số này để đo lường khả năng hoạt động của DN.

1.6.3.5. Các tỷ số về DL

Chỉ tiêu DL là chỉ tiêu về TSLN phản ánh kết quả của hàng loạt chính sách và quyết định của DN. Các tỷ số tài chính đã được đề cập ở trên cho thấy phương thức mà DN được điều hành, thì các tỷ số về DL sẽ là đáp số cuối cùng về hiệu năng quản trị DN. Trước khi đầu tư vào một DN, các nhà đầu tư thường quan tâm đến các tỷ số về DL và chỉ tiêu này thay đổi như thế nào qua quá trình hoạt động KD bởi vì mức lợi tức sau thuế thu được có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Sông Hồng (Trang 29 - 31)