Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG để học TIẾNG ANH ở một số TRUNG tâm NGOẠI NGỮ tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 52 - 57)

43

Trình tự tiến hành phân tích dữ liệu được thực hiện như sau:

Bước 1 – Chuẩn bị dữ liệu: thu nhận các bản trả lời, tiến hành làm sạch dữ liệu, mã

hóa các dữ liệu cần thiết trong bảng câu hỏi vào phần mềm SPSS 22;

Bước 2 – Thống kê: tiến hành thống kê mô tả dữ liệu thu thập được;

Bước 3 – Phân tích độ tin cậy: tiến hành đánh giá độ tin cậy thang đo bằng

Cronbach’s Alpha;

Bước 4 – Phân tích nhân tố khám phá EFA;

Bước 5 – Phân tích tương quan Pearson;

Bước 6 – Phân tích hồi quy bội;

Bước 7 – Kiểm địnhmô hình & kiểm định giả thuyết;

Bước 8 – Kiểm định sự khác biệt theo các đặc điểm nhân khẩu học.

3.4.5.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Phân tích độ tin cậy thông qua nhận xét hệ số Cronbach’ Alpha để loại những biến không phù hợp. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương

pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha càng

lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao. Sử dụng phương pháp Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai

Trang, 2011).

Hệ số tin cậy chỉ cho biết các biến đo lường có liên kết với nhau hay không,

nhưng không cho biết biến nào cần loại bỏ đi và biến nào cần giữ. Do đó, kết hợp sử dụng hệ số tương quan biến tổng để loại ra những biến không đóng góp nhiều cho khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Các tiêu chí đánh giá

− Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha > 0.8 là thang đo lường tốt; 0.7 đến 0.8 là sử

dụng được (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008);

− Hệ số tương quan biến – tổng: các biến quan sát có tương quan biến – tổng

44

khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu. Đối với nghiên cứu này, các

biến có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và hệ số tin cậy

Cronbach’s Alpha > 0,7 đạt yêu cầu thì thang đo giữ lại và đưa vào phân tích

nhân tố bướctiếp theo.

− 0,6 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0,95 và tương quan biến – tổng > 0,3 (Hoàng

Trọng, 2008; Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 353, trang 404).

3.4.5.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố được dùng để tóm tắt dữ liệu và rút gọn tập hợp các yếu tố

quan sát thành những yếu tố chính dùng trong các phân tích, kiểm định tiếp theo

(gọi là các nhân tố). Các nhân tố được rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hết nội dung thông tin của tập biến quan sát ban đầu. Phân tích nhân tố khám phá được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo:

Phương pháp: Đối với thang đo đa hướng, sử dụng phương pháp trích yếu tố điểm dừng khi trích các yếu tố Eigenvalues lớn hơn hoặc bằng 1. Phương pháp này được cho rằng sẽ phản ánh dữ liệu tốt hơn khi dùng Principal Components với phép quay Varimax (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Đối với thang đo đơn hướng thì sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal Components. Thang đo chấp

nhận được khitổng phương sai trích được bằng hoặc lớn hơn 50%.

Tiêu chuẩn đánh giá:Hệ số tải nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 để đảm bảo

mức ý nghĩa thiết thực của EFA (theo Gerbing & Anderson 1998, trong phân

tích nhân tố khám phá các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại).

Các mức giá trị của hệ số tải nhân tố:lớn hơn 0.3 là mức tối thiểu chấp nhận được; lớn hơn 0.4 là quan trọng; lớn hơn 0.5 là có ý nghĩa thực tiễn.

Tiêu chuẩn chọn mức giá trị hệ số tải nhân tố: Cỡ mẫu ít nhất là 350 thì có thể chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.3; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải lớn

hơn 0.75 (Hair Jr, Black, Babin 2009).

3.4.5.3. Phân tích hồi quy bội

45

Các thang đo được đánh giá đạt yêu cầu được đưa vào phân tích tương quan Pearson (vì các biến được đo bằng thang đo khoảng) và phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết. Phân tích tương quan được thực hiện giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, khi đó việc sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Phân tích tương quan còn giúp cho việc phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập, vì những tương quan như vậy sẽ gây ra hiện tượng đa cộng tuyến, ảnh hưởng lớn đến kết quả hồi quy (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc,

2008).

Phân tích hồi quy bội

Việc lựa chọn các biến đưa vào mô hình hồi quy có thể thực hiện theo một

trong các phương pháp sau:

- Phương pháp đưa dần từng biến độc lập;

- Phương pháp loại dần từng biến độc lập;

- Phương pháp chọn từng bước (kết hợp giữa đưa vào dần và loại trừ dần)

- Phương pháp Enter (SPSS xử lý tất cả các biến đưa vào cùng một lượt).

Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp Enter: tất cả các biến đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê có liên quan.

Kiểm định các giả thuyết

Quy trình kiểm định giả thuyết được thực hiện theo các bước sau:

− Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy thông qua hệ số xác định R bình

phương và R bình phương có hiệu chỉnh.

− Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình.

− Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của từng hệ số hồi quy.

− Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy tìm được.

− Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến quyết định chọn

trường đểhọc tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại TP. HCM: hệ số bêta

của nhân tố nào càng lớn thì có thể nhận xét nhân tố đó có mức độ ảnh hưởng

46

• Kiểm định sự khác biệt theo các đặc điểm nhân khẩuhọc ảnh hưởng đến quyết

định chọn trường để học tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ thông qua

kiểm định ANOVA.

Kết luận chương 3

Chương 3 tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu, kích thước mẫu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu. Một cách tổng quát, những tiêu điểm quan trọng trong chương 3 như sau:

Nghiên cứu sơ bộ:thực hiện thông qua phương pháp định tính với kỹ thuật tham vấn các giáo viên có kinh nghiệm, uy tín trong ngành giáo dục và thảo luận

nhóm; phương pháp định lượng với khảo sát sơ bộ, cỡ mẫu 50. Sau khi khảo sát sơ

bộ, tác giả đã hình thành thang đo sơ bộ gồm 39 biến quan sát đo lường 8 khái niệm

nghiên cứu trong mô hình.

Nghiên cứu chính thức: thực hiện thông qua phương pháp định lượng với

bảng khảo sát; lấy mẫu thuận tiện, cỡ mẫu 320. Thang đo sử dụng trong nghiên cứu

là thang đo Likert 05 mức độ. Dữ liệu cho nghiên cứu chính thức được thu thập

thông qua bảng 320 học viên đang tham gia các khóa học ở 05 trung tâm ngoại ngữ

tại TP. HCM. Dữ liệu sau khi thu thập, gạn lọc được 283 bảnsẽ được đưa vào phần

mềm SPSS 22 phân tích.

Kết quả nghiên cứu chính thức phân tích dữ liệu bao gồm: kiểm định độ tin cậy, phân tích EFA, phân tích tương quan, hồi quyvà thảo luậnsẽđược trình bày cụ

47

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Có tất cả 320 bản khảo sát định lượng được gửi đi, thu về được 300 bản (đạt tỷ lệ 90,56%), sau khi gạn lọc còn lại 283 bản hợp lệ. Toàn bộ mẫu hợp lệ sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG để học TIẾNG ANH ở một số TRUNG tâm NGOẠI NGỮ tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)