Thuyết lựa chọn duy lý hay còn được gọi là lý thuyết lựa chọn hợp

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG để học TIẾNG ANH ở một số TRUNG tâm NGOẠI NGỮ tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 28 - 29)

lý của George Homans (1961) và John Elster (1986)

Thuyết lựa chọn hợp lý (hay còn gọi là thuyết lựa chọn duy lý) trong xã hội

học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thếkỷ VIII, XIX. Một số

nhà triết học đã cho rằng bản chất con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thỏa mãn và lảng tránh nỗi khổ đau. Một số nhà kinh tế học cổ điển thì từng nhấn mạnh vai trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế, lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết định lựa chọn hành động. Đặc trưng thứ nhất có tính chất xuất phát điểm

của sự lựa chọn duy lý chính là các cá nhân lựa chọn hành động. Thuyết này gắn

với tên tuổi của rất nhiều nhà xã hội học tiêu biểu như: George Homans, Peter Blau,

James Coleman0T.0T

Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiên đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách

duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu.0T0TThuật ngữ “lựa chọn”

được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực. Phạm vi của mục đích đây không chỉ có yếu tố vật chất (lãi, lợi nhuận, thu nhập) mà còn có cả yếu tố lợi

ích xã hội và tinh thần.0T

Định đề cơ bản của thuyết duy lý được George Homans (1961) diễn đạt theo kiểu định lý toán học như sau: “Khi lựa chọn trong số các hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách mà họ cho là tích (C) của xác suất thành công của hành động đó

(ký hiệu là P) với giá trị mà phần thưởng của hành động đó (V) là lớn nhất C = (P x

V) = Maximum.

19

người thường làm cái mà họ tin là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt

nhất”. Thuyết lựa chọn duy lý đòi hỏi phải phân tích hành động lựa chọn của cá nhân trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội của nó bao gồm các cá nhân khác với những nhu cầu và sự mong đợi của họ, các khả năng lựa chọn và các sản phẩm đầu ra của từng lựa chọn cùng các đặc điểm khác.

Hình 2.3: Mô hình thuyết lựa chọn hợp lý của John Elster (1986)

Nguồn: Elster, J. Ed., 1986, Rational Choice, Oxford: Basil Blackwell.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG để học TIẾNG ANH ở một số TRUNG tâm NGOẠI NGỮ tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)