Các bước tiến hành nghiên cứu sơ bộ như sau:
− Bước 1: Xây dựng mục tiêu nghiên cứu, giải thích một số khái niệm có liên
quan đến đề tài, nghiên cứu lý thuyết về hành vi người tiêu dùng của Philip
Kotler (2014), thuyết lựa chọn duy lý hay còn được gọi là lý thuyết lựa
chọn hợp lý của George Homans (1961) và John Elster (1986), thuyết động
cơ học tập của Gardner0T0Tvà Lambert (1972) và thuyết tự chủ của Deci và Ryan
(1985)
− Bước 2: Nghiên cứu các mô hình hành vi của người tiêu dùng, mô hình về lựa
chọn trường của học sinhtrong nước và ngoài nước.
− Bước 3: Từ các lý thuyết, mô hình đã tìm ra ở hai bước trên, tác giả tiến hành xây dựng thang đo nháp.
− Bước 4:Từ thang đo nháp, tác giả tham vấn 10 giáo viên có nhiều kinh nghiệm
trong ngành, đang giảng dạy tại các trường đại học, trung tâm ngoại ngữ, sau đó thảo luận nhóm với 10 học viên đã và đang tham gia các khóa đào tạo tại các
trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn TP. HCM (tham khảo phụ lục 8, trang 119) để
hình thành thang đo sơ bộ. Mục đích của buổi tham vấn, thảo luận nhóm nhằm
khám phá, điều chỉnhvà bổ sung các biến quan sát của thang đo.
− Bước 5:Xây dựng bảng khảo sát dựa trên thang đo sơ bộ và khảo sát thử với cỡ mẫu được chọn là 50.
− Bước 6: Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA.
− Bước 7: Điều chỉnh thang đo sơ bộ để hình thành thang đo chính thức phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Các bước (1), (2), (3), (4) sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính.
Các bước (5), (6), (7) sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Thang đo
trong nghiên cứu định lượng là thang đo Likert 5 (năm) mức độ: 1) Hoàn toàn
không đồng ý, 2) Không đồng ý, 3) Trung hòa, 4) Đồng ý, 5) Hoàn toàn đồng ý.