Nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG để học TIẾNG ANH ở một số TRUNG tâm NGOẠI NGỮ tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 31 - 33)

Trong mô hình của mình, D.W. Chapman (1981) đã đưa ra hai nhóm yếu tố

tác động đến việc chọn trường của học viên. Nhóm thứ nhất bao gồm đặc điểm của học sinh và gia đình sẽ là một trong những điều kiện tiên quyết giúp học sinh chọn

Động cơ nội tại

(Intrinsic motivation)

Động cơ bên ngoài (Extrinsic motivation)

Học ngoại ngữ

(learning a foreign language)

22

trường thích hợp với điều kiện gia đình và đặc điểm cá nhân của mình. Nhóm thứ

hai là một số yếu tố bên ngoài ảnh hưởng cụ thể như: Cá nhân có ảnh hưởng (cha

mẹ, bạn bè, giáo viên, đồng nghiệp…), Đặc điểm cố định của trường (Danh tiếng,

cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, học phí, địa điểm, chương trình đào tạo), Nỗ lực

giao tiếp của trường với học sinh (thông tin bằng văn bản, thăm trường, nhận vào

học). Dựa vào kếtquả khảo sát, ông cho thấy các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quyết

định chọn trường đại học của sinh viên là: đặc điểm của nhà trường (bao gồm danh tiếng, cơ sơ vật chất, đội ngũ giáo viên viên và học phí), Đặc điểm cá nhân

và gia đình, cha mẹ, bạn bè, giáo viên và Nỗlực giao tiếp của trường với học sinh

có tác động và đáng tin cậy trong việc lựa chọn trường để học.

Hình 2.6: Mô hình lựa chọn trường của D.W. Chapman (1981)

Nguồn: Chapman, D. W., 1981, A model of student college choice. The Journal of Higher Education, Vol, 52, No. 5, 490 – 505, Published by Ohio State University Press.

Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiên cứu khác sử dụng kết quả nghiên cứu của

D.W. Chapman (1981) và phát triển trên những mô hình khác để nghiên cứu các

yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường để học. Cabera và La Nasa đã

nghiên cứu mô hình 3 giai đoạn lựa chọn trường đại học của học sinh dựa trên nền

tảng của mô hình chọn trường củaD.W.Chapman và K.Freeman (được trích bởi M.

ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH VÀ GIA ĐÌNH

Đặc điểm cá nhân Đặc điểm gia đình

CÁC ẢNH HƯỞNG BÊN NGOÀI

Các cá nhân có ảnh hưởng

Nỗlực giao tiếp của trường với học sinh Đặc điểm cố định của trường Ấn tượng về trường Quyết định chọn trường

23

J. Burn, 2006) và từ kết quả nghiên cứu, Cabera và La Nasa (2001) nhấn mạnh

rằng, những mong đợi về công việc trong tương lai của học sinh cũng là một nhóm

yếu tố quan trong tác động đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh.

Trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại

học của sinh viên ở Malaysia” của Joseph Sia Kee Ming (2010), tác giả đã chứng

minh các yếu tố: Địa điểm, Danh tiếng, Cơ sở vật chất, Chi phí học tập, Hỗ trợ tài

chính của trường, Cơ hội việc làm, Các nỗ lực giao tiếp với sinh viên (bao gồm:

quảng cáo, đại diện của trường làm công tác tuyển sinh, giao lưu với các trường phổ

thông thăm viếng khuôn viên trường)có tác động đến việc chọn trường.

Đề tài nghiên cứu của Uwe Wilkesmann (2010) được thực hiện tại ba trường

Đại học ở Đức trong năm 2010. Mẫu nghiên cứu được lấy từ 3687 sinh viên thuộc các

ngành học khác nhau: xã hội học, kinh tế và kỹ thuật. Tất cả các biến đều được đánh giá và đo lường theo thang đo Likert. Biến Động cơ học tập của Uwe Wilkesmann được đo lường thông qua các ba nhóm động cơ: Nhóm động cơ bên trong, động cơ bên ngoài và động cơ tiếp nhận. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhóm động cơ bên trong và động cơ bên ngoài có mối liên hệ với nhau và tác động đến quyết định lựa chọn trường.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG để học TIẾNG ANH ở một số TRUNG tâm NGOẠI NGỮ tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)