Quan hệ giữa phát triển tư duy cho học sinh và rèn luyện áp dụng PPTN

Một phần của tài liệu phát triển tư duy của học sinh khi giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lí 12 nc theo phương pháp thực nghiệm (Trang 46 - 47)

8. Các chữ viết tắt trong đề tài:

3.5.3. Quan hệ giữa phát triển tư duy cho học sinh và rèn luyện áp dụng PPTN

Vật lí ở trường phổ thông hiện nay chủ yếu là vật lí thực nghiệm. Bởi thế phương pháp nhận thức được sử dụng phổ biến là PPTN. PPTN không phải đơn giản là làm thí nghiệm mà là sự phối hợp giữa quan sát, thí nghiệm với sự suy nghĩ lí thuyết để rút ra những kết luận có tính khái quát, phổ biến, vượt ra khỏi những thí nghiệm cụ thể riêng biệt. Nhờ thế mà PPTN giúp ta tìm tòi phát hiện ra cái mới.

Trong các giai đoạn chính của PPTN, có hai giai đoạn của thể hiện rõ sự sáng tạo (tìm ra cái mới) là khâu xây dựng giả thuyết và bố trí thí nghiệm kiểm tra.

Trước một vấn đề, một câu hỏi mà với những kiến thức đã biết, những phương pháp đã biết không thể trả lời được, học sinh không thể trả lời chính xác đúng ngay được. Họ phải dự đoán, thử đưa ra một nguyên nhân mới, một mối quan hệ mới, một tính chất mới của sự vật, một cách lập luận mới…để trả lời câu hỏi.

Muốn biết lý giải đó, câu trả lời dự đoán đó có đúng không, có phù hợp với thực tế không phải làm thí nghiệm để kiểm tra. Trong PPTN ta coi thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Đưa ra phương án thí nghiệm để kiểm tra một giả thuyết cũng là một việc đòi hỏi sự sáng tạo cao.

PPDH cổ truyền còn nặng về thông báo, giảng giải những kết quả mà các nhà khoa học đã thu được. Chúng ta có làm thí nghiệm, thậm chí còn làm nhiều thí nghiệm, nhưng chỉ là những thí nghiệm minh họa. Đôi khi cũng làm thí nghiệm có tính nghiên cứu, nghĩa là từ thí nghiệm rút ra kết luận. Song những thí nghiệm đó phần nhiều đã do giáo viên sắp sẵn, thành công ngay, đạt kết quả mong muốn ngay, nhìn thấy ngay, không phải suy nghĩ sáng tạo gì nhiều. Như thế thí nghiệm chỉ có tác dụng như một phương tiện trực quan, giúp cho PPTN dễ hiểu chứ không có tác dụng rèn luyện khả năng sáng tạo. Trong suốt sáu năm học vật lí ở trường phổ thông (từ lớp 7 đến lớp 12) rất ít bài có các khâu xây dựng giả thuyết và kiểm tra giả thuyết.

Hiện nay, nền giáo dục Việt Nam lấy việc rèn luyện tư duy sáng tạo cho PPTN làm mục tiêu quan trọng. Bởi thế, bắt đầu từ năm học 2000- 2001 đã cho thí điểm chương trình trung học cơ sở mới. Trong đó vật lí bắt đầu được học từ lớp 6. Chương trình mới này đặc biệt coi trọng việc áp dụng PPTN. Thường xuyên trong các bài học xây dựng kiến thức mới có hai khâu “Dự đoán” và “Bố trí thí nghiệm kiểm tra”.

3.5.4.Các mức áp dụng PPTN trong dạy học vật lí ở trường phổ thông

 Mức 1: Thực hiện thí nghiệm kiểm tra giả thuyết

 Mức 2: Thực hiện thí nghiệm xây dựng và kiểm tra giả thuyết

 Mức 3: Thực hiện và xây dựng tình huống, thí nghiệm xây dựng và kiểm tra giả thuyết.

Một phần của tài liệu phát triển tư duy của học sinh khi giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lí 12 nc theo phương pháp thực nghiệm (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)