Kiến thức về công tác quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục – Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên (Trang 32 - 34)

2. Các kiến thức liên quan đến nội dung thực tập:

2.1.Kiến thức về công tác quản lý giáo dục

Trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của một tổ chức, đều phải thừa nhận và chịu sự quản lý nào đó.

Những kiến thức lý luận về khoa học quản lý đã được chúng tôi tiếp cận trong học phần Khoa học quản lý và các học phần khác là những cơ sở lý luận nền tảng về công tác quản lý để trang bị trong quá trình thực tập:

♦ Quản lý là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến. Có hàng trăm định nghĩa khác nhau về quản lý. Có một cách tiếp cận khá đầy đủ về quản lý của James Stoner và Stephen Robbins:

“ Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt mục đích đề ra.”( Một số vấn đề lý luận về công tác quản lý

đào tạo.

Hay quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có tính hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra.

Có 5 thành tố tạo nên quản lý:

- Chủ thể quản lý - Đối tượng quản lý - Mục tiêu quản lý - Công cụ quản lý - Phương pháp quản lý

♦ Có 4 chức năng của quản lý: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.

♦ Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý:

- Tuân thủ pháp luật và phù hợp với quy định của xã hôi. - Kết hợp hài hòa các lợi ích

- Tiết kiệm và hiệu quả

- Khoa học và chuyên môn hóa

- Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ - Tận dụng thời cơ và biết giữ bí mật

♦ Các phương pháp quản lý chủ yếu: Phương pháp hành chính:

- Là phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ, quyền uy và kỉ luật của tổ chức để bắt buộc đối tượng quản lý chấp hành mệnh lệnh của đối tượng quản lý.

- Trong một tổ chức, phương pháp hành chính thể hiện ở chỗ chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các quyết định mang tính bắt buộc, đòi hỏi đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vi phạm sẽ bị xử lý.

Phương pháp kinh tế

- Là phương pháp tác động vào đối tượng quản lý thông qua các các lợi ích kinh tế để kích thích và tạo động lực cho đối tượng quản lý tích cực, tự giác hoàn thành nhiệm vụ.

Phương pháp tâm lý – xã hội

- Là những cách thức tác động và nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con người trong tổ chức nhằm nâng cao tính tựu giác, lòng nhiệt tình hoạt động của họ trong việc thực thi nhiệm vụ.

Ngoài ra, chúng tôi còn được tiếp cận những kiến thức lý luận nền tảng về khoa học quản lý qua học phần Tâm lý học đại cương, Tâm lý học quản lý, Khoa học quản lý, Khoa học quản lý giáo dục I, Khoa học quản lý giáo dục II… Qua những học phần đã được học cũng như qua kinh nghiệm thực tế điều cố lõi tôi thu nhận được trong quản lý là muốn quản lý tốt, phải hiểu rõ đối tượng quản lý, để từ đó áp dụng những phương pháp quản lý phù hợp với đối tượng, đó là một trong những yếu tố làm nên hiệu quả quản lý. Để hiểu được đối tượng quản lý, cần gần gũi đối tượng, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của đối tượng. Để làm được điều này rất cần đến các kỹ năng của người CBQL, đó là Kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng thuyết trình thuyết phục, kỹ năng giải quyết xung đột…

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục – Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên (Trang 32 - 34)