Tái sinh bằng hơi
Hơi tái sinh phổ biến rộng rãi và giá rẻ. Hơi nước làm việc đặc biệt tốt với các chất hữu cơ kỵ nước, chẳng hạn như dung môi clo.
Hơi tái sinh đã nhiều lần chứng minh là rất hiệu quả và kinh tế để tái tạo cacbon hoạt tính và zeolit kỵ nước.
Việc lựa chọn nhiệt độ hơi nước phụ thuộc vào nhiệt dung của các vật liệu hấp phụ và và điểm sôi của chất bị hấp phụ hữu cơ và vô cơ.
thuờng vào khoảng 200-300 oC, áp suất dư 3-6at, còn khí trơ ở nhiệt độ vào khoảng 120-140 oC.
Lượng hơi tiêu hao cho việc tái sinh bao gồm: hơi tiêu hao cho nước còn lại trong các lỗ hổng của than và trong các khe hở của hạt (sau khi xả nước khỏi tháp) bay hơi: hơi tiêu hao cho việc đun nóng lớp vật liệu tới nhiệt độ đủ cho các chất bẩn bay hơi khỏi lỗ rỗng của than và hơi tiêu hao cho việc vận chuyển hơi của chất bẩn từ tháp lọc sang thiết bị trao đổi nhiệt.
Lượng hơi toàn phần tiêu hao để chưng 1kg chất bẩn bay hơi khỏi than hoạt tính nêu ra ở bảng.
Bảng 4. Lượng hơi tiêu hao khi tái sinh than hoạt tính.
Chất bẩn Nhiệt độ sôi (oC) Nhiệt độ hơi (oC) Lượng hơi tiêu hao (Kg/Kg chất bẩn bay hơi) Coloroform 61,2 110 – 115 10 1,2 – Đicloetan 83,7 110 – 115 10 Nitrobenzen 210,9 200 - 210 100 Nitroclobenzen (Para) 242,0 200 – 240 40-50 Nitroclobenzen (octo) 245,0 200 – 240 40 -50 Triclophenol 245,0 240 - 250 40 -50 Nitrotoluen (Para) 237,7 240 - 250 40 -50 Nitrotoluen (octo) 222,3 150 – 200 100 – 150 Phương pháp trích ly.
Để tái sinh than hoạt tính cũng có thể sử dụng phương pháp trích ly bằng các chất hữu cơ có nhiệt độ sôi thấp và dễ chưng bằng hơi nước metanol (CH3OH), benzen (C6H6), toluen (C6H5CH3), dicloetanol.
Dùng khí trơ.
Dùng khí trơ nóng để khử hấp phụ thực chất là cho các phân tử chất bẩn bay hơi và đi theo khí trơ, khí sau khi đi qua tháp lọc bị lạnh đi, một lượng chất bẩn sẽ bị ngưng ở thiết bị trao đổi nhiệt. Chẳng hạn sau khi xử lý nước thải chứa axit axetic thì người ta hoàn nguyên bằng khí trơ.
Phân hủy.
Khi các chất hấp phụ không phải là những sản phẩm quý thì người ta không cần thu hồi, đồng thời với hoàn nguyên than người ta phải khử luôn những chất đó. Do vậy có thể tái sinh than bằng cách biến đổi hóa học thành một chất khác dễ tách từ chất hấp phụ hơn hoặc phá vỡ cấu trúc của chúng bằng các tác nhân hóa học hoặc bằng phương pháp nhiệt.