Tái sinh nhiệt.

Một phần của tài liệu Tiểu luận ứng dụng của hấp phụ trong xử lý nước (Trang 28 - 29)

Tái sinh nhiệt bao gồm việc xử lý carbon đã sử dụng ở nhiệt độ cao để làm bay hơi và/ hoặc đốt cháy các chất/ vật liệu bị hấp phụ. Thời gian hoàn nguyên bằng nhiệt không quá cao 20-30 phút. Tái chế than hoạt tính bằng cách kích hoạt nhiệt đáp ứng các nhu cầu về môi trường để giảm thiểu chất thải, giảm lượng khí thải CO2 và hạn chế việc sử

Tái sinh nhiệt một cách điễn hình liên quan đến sự mất dần của carbon ( khoảng giữa 5 và 10%) và một vài thay đổi nhỏ trong tính chất hấp phụ của chính carbon đó ( chủ yếu là do quá trình tái hoạt hóa sản sinh lỗ lớn hơn so với vật liệu gốc ).

Tái sinh nhiệt có thể được thực hiện tại chỗ hoặc, thường xuyên hơn, diễn ra ở nơi khác.

Tái sinh nhiệt thường được tiến hành trong lò đốt ( ví dụ.. , lò quây, lò sấy tầng ). Trong các trường hợp mà chỉ có hoặc chủ yếu các hợp chất dễ bay hơi bị hấp phụ trên lớp carbon , loại bỏ bằng hơi nước có thể được dùng một cách hiệu quả ở nhiệt độ đủ cao để tạo ra sự bay hơi cho các chất bị hấp phụ, nhưng đủ thấp để giảm thiểu sự suy thoái của carbon hoạt tính. Các chất hữu cơ dễ bay hơi bị loại ra có thể được ngưng tụ một cách riêng biệt.

Nếu hợp chất không bay hơi cũng hiện diện thì chúng sẽ mắc kẹt lại và tích tụ ở trong lớp carbon.

Tái sinh nhiệt điển hình bao gồm các bước sau:

- Sấy khô ở 100 đến 150 oC (212-300 oF) để loại bỏ nước.

- Sự bay hơi của hợp chất hữu cơ nhẹ ở 150-315 oC (300 đến 600 oF).

- Nhiệt phân các hợp chất hữu cơ nặng hơn ở nhiệt độ cao như 800 oC (1500 oF).

- Tái kích hoạt của carbon ở nhiệt độ cao như 1040 oC (1900 oF) trong sự hiện diện của một số chất oxi hóa ( hơi nước, carbon monoxide, hoặc oxy).

Một phần của tài liệu Tiểu luận ứng dụng của hấp phụ trong xử lý nước (Trang 28 - 29)