• Cơ quan Đầu tư nước ngoài của Rumani; • Cơ quan quản lý Truyền thông Quốc gia;
• Tổng Thanh tra Công nghệ thông tin và Truyền thông; • Cơ quan xây dựng các Chiến lược cho Chính phủ ;
• Cơ quan Quốc gia về quản lý các xí nghiệp vừa và nhỏ và Hợp tác; • Uỷ ban Dự báo Quốc gia;
• Viện Thống kê Quốc gia;
• Văn phòng Phát minh và Nhãn hiệu thương mại Quốc gia (OSIM) và Văn phòng bảo vệ Bản quyền của Rumani (ORDA), các cơ quan chuyên môn hoá chính phủ bảo vệ sở hữu công nghiệp và bản quyền và các đơn vị chủ chốt trong Hệ thống Sở hữu Trí tuệ Quốc gia. Rumani là một thành viên của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) và ký kết thoả thuận hợp tác với Tổ chức Pa-tăng Thế giới (EPO) về tăng cường hiệu quả của Pa-tăng châu Âu ở Rumani.
Các cơ quan tư vấn cho Bộ Giáo dục và Nghiên cứu
• Trường tư vấn về Nghiên cứu, Phát triển và Đổi mới bao gồm 35 thành viên, đại
diện cho cộng đồng KH&CN (khoảng 65%) và các đơn vị kinh tế xã hội (các bộ, các liên hiệp hội chuyên ngành và liên hiệp hội chủ doanh nghiệp,… chiếm 35%) Trường này một chủ tịch và một giám đốc điều hành quản lý, gồm 10 uỷ ban, trong
đó mỗi uỷ ban có 10-15 thành viên, có chuyên môn trong các lĩnh vực KH&CN khác nhau.
• Hội đồng Nghiên cứu Hàn lâm Quốc gia gồm các đại diện trong cộng đồng nghiên cứu, được tổ chức thành 6 uỷ ban, có chuyên môn trong các lĩnh vực KH&CN khác nhau.
• Các hội đồng định hướng chiến lược phối hợp thực hiện các chương trình của kế hoạch RDI Quốc gia nhằm thiết lập và cập nhật các ưu tiên và mục tiêu của chương trình.
• Uỷ ban ba bên về đối thoại cộng đồng: thiết lập khung hiến pháp để tham vấn với các đối tác (các liên minh và liên hiệp hội các chủ doanh nghiệp)
• Hội đồng Hỗ trợ Nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Rumani: gồm các đại diện của ban nghiên cứu trong Viện Hàn lâm Rumani.
Các cơ tổ chức hỗ trợ tài chính thuộc Bộ Giáo dục và Nghiên cứu
• Trung tâm Quản lý Chương trình Quốc gia hỗ trợ các chương trình RDI dưới sự
điều phối của Bộ Giáo dục và Nghiên cứu.
• Tổ chức điều hành tài trợ cho nghiên cứu hàn lâm cho các chương trình RDI ở các
trường đại học, tập trung vào sự phát triển sự nghiệp khoa học và năng lực nghiên cứu hàn lâm.
Các tổ chức quốc gia khác tham gia xây dựng các chính sách R&D và ra quyết định chiến lược
• Viện hàn lâm Rumani có 14 ban nghiên cứu khoa học chuyên ngành về khoa học kỹ thuật, khoa học cơ bản và xã hội nhân văn. Viện có một mạng lưới gồm 65 viện nghiên cứu và trung tâm, tham gia vào các chương trình RDI quốc gia và có thể triển khai và điều phối các dự án nghiên cứu quốc gia. Năm 2001, hai trong số các viện nghiên cứu thuộc Viện hàn lâm Rumani được Uỷ ban Châu Âu công nhận là các trung tâm tài năng.
• Các học viện trực thuộc Viện hàn lâm Rumani: Học viện Y khoa điều phối mạng lưới gồm 23 viện và các trung tâm nghiên cứu và 12 bệnh viện chuyên khoa có liên kết với các trường đại học và Học viện Khoa học Nông nghiệp và Rừng điều phối một mạng lưới gồm 25 viện và các trung tâm nghiên cứu và 91 đơn vị nghiên cứu và sản xuất. • Học viện Khoa học kỹ thuật (AST).
• Các Tổ chức phi Chính phủ (NGOs) có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính sách R&D: gồm Cộng đồng kinh tế Rumani (SAR), Trung tâm Quản lý các Xí nghiệp vừa và nhỏ của Rumani (CRIMM), Trung tâm Chính sách Kinh tế Rumani (CEROPE).
Các cơ quan điều phối quốc gia hoạt động trong các lĩnh vực chiến lược:
• Hiệp hội Tiêu chuẩn Rumani (ASRO): tiến hành tiêu chuẩn hóa và chứng nhận chất
lượng cấp quốc gia đồng thời tham gia vào các hoạt động quốc tế.
• Hiệp hội Công nhận tiêu chuẩn Rumani (RENAR): chịu trách nhiệm công nhận và
phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia dựa trên kinh nghiệm của EU, cơ sở hạ tầng và nhận thức chung về sản phẩm và dịch vụ của Rumani trên thị trường EU. ASRO và RENAR thiết lập Hệ thống Tiêu chuẩn Quốc gia.
• Cơ quan Năng lượng: là cơ quan chuyên ngành thuộc chính quyền trung ương. Cơ
lượng ở Rumani và có nhiệm vụ soạn thảo Chiến lược Phát triển Năng lượng và Chương trình Năng lượng Quốc gia.
• Cơ quan Vũ trụ Rumani (ROSA): là cơ quan điều phối quốc gia về các hoạt động vũ
trụ, được tái cơ cấu năm 1995 và trở thành một cơ quan nhà nước độc lập thuộc Bộ Văn hóa và Nghiên cứu. ROSA điều phối các hoạt động vũ trụ quốc gia, hợp tác với các tổ chức quốc tế như Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), Ủy ban Nghiên cứu Vũ trụ (COSPAR) và các hợp tác song phương. ROSA cùng phối hợp với Bộ ngoại giao đại diện cho Rumani tham gia hiệp ước quốc tế về khai thác không gian vũ trụ với mục đích hòa bình dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. ROSA điều phối các hoạt động R&D trong Chương trình Vũ trụ Quốc gia. Từ năm 2001, ROSA được quyền thành lập các trung tâm R&D theo các mục tiêu cụ thể của Chương trình Vũ trụ Quốc gia và có thể phát triển các dự án R&D. Từ năm 2004, ROSA trao cho Chủ tịch ban chấp hành các Tập đoàn liên bộ chức năng Nghiên cứu bảo mật.
Các tổ chức R&D – Rumani hiện có 719 tổ chức R&D, gồm:
• 41 tổ chức R&D quốc gia do 8 các Bộ điều hành: Bộ Giáo dục và Nghiên cứu (18
viện) Bộ Kinh tế và Thương mại (5 viện), Bộ Môi trường và nước (3 viện), Bộ Công nghệ thông tin và Truyền thông (2 viện), Bộ Giao thông, Xây dựng và Du lịch (2 viện), Bộ Lao động Gia đình và Xã hội (2 viện), Bộ Y tế (1 viện), Bộ Quốc phòng (1 viện).
• 120 cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ giáo dục và Nghiên cứu, các bộ khác, Viện Hàn
lâm Rumani, các học viện trực thuộc (Học viện Khoa học Rừng và Nông nghiệp và Học viện Y khoa).
• 86 tổ chức giáo dục đại học tiến hành các hoạt động R&D;
• Khoảng 100 công ty, hầu hết là công ty nhà nước với hoạt động chính là R&D;
• 310 công ty tư nhân hoặc công ty liên doanh với hoạt động chính là R&D.
Hầu hết các tổ chức R&D (405 đơn vị) hoạt động trong lĩnh vực KH&CN và kỹ thuật. Các tổ chức R&D khác hoạt động trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp (103 đơn vị), khoa học tự nhiên và chính xác (85 đơn vị), y khoa (66 đơn vị), khoa học xã hội (37 đơn vị) và nhân văn (23 đơn vị).
Các tổ chức giáo dục đại học bao gồm 125 đơn vị trong đó có 56 trường đại học công
(với 729 khoa) và 18 trường đại học tư. Trong hệ thống giáo dục đại học, tỉ lệ sinh viên học trong lĩnh vực kỹ thuật là cao nhất (khoảng 25%), tiếp theo là khoa học cơ bản và y học (4,1 và 5,3%).
Các tổ chức đổi mới khác gồm:
• 34 Công viên Công nghiệp và 7 Công viên KH&CN phân bổ ở nhiều vùng trên khắp
đất nước.
• 10 Trung tâm chuyển giao công nghệ.
• 21 Trung tâm khuyến khích doanh nghiệp
• 4 Trung tâm Thông tin Công nghệ.
• Trên 50 Trung tâm đổi mới doanh nghiệp: do Bộ Giáo dục và Nghiên cứu thành lập và
hỗ trợ tài chính, có chức năng như các“Trung tâm khuyến khích doanh nghiệp”, các cơ sở này sau đó được mở rộng bằng nguồn vốn tư nhân để hỗ trợ phát triển khu vực. • Các văn phòng thông tin công nghiệp: được thành lập dưới sự hỗ trợ của PHARE
của chương trình “Hệ thống tái cơ cấu KH&CN”. Các văn phòng này hỗ trợ quá trình chuyển giao công nghệ và quản lý chất lượng.
• Mạng lưới các trung tâm phổ biến công nghệ mới: do Quỹ mang tên “Trung tâm hỗ
trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Rumani” điều phối với sự hợp tác của chính quyền địa phương.
Các đơn vị chủ chốt trong chính sách đổi mới công nghệ
Trong số những đơn vị nêu trên, đơn vị đóng vai trò quan trọng nhất trong chính sách đổi mới công nghệ là Bộ Giáo dục và Nghiên cứu (MER). MER có nhiệm vụ thực hiện Chương trình của Chính phủ trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ thông qua xây dựng, thực hiện, theo dõi và đánh giá các chính sách nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ. Kể từ tháng 3 năm 2005, những chức năng trên được thực hiện bởi Cơ quan Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (NASR), một tổ chức công được thành lập dưới sự chỉ đạo của MER. NASR đảm nhiệm các nhiệm vụ thuộc chức năng của Vụ Nghiên cứu trước đây. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, NARS hoạt động trong các lĩnh vực chiến lược sau:
• Lập kế hoạch chi tiết, thực hiện, hỗ trợ tài chính, và theo dõi các chương trình nghiên cứu, phát triển và đổi mới quốc gia.
• Tạo dựng và phát triển một môi trường khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới tuân theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn và quy trình của EU. • Hội nhập các hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới của Rumani với các hoạt
động nghiên cứu, phát triển và đổi mới của EU và thế giới.
Khi thực hiện chính sách của chính phủ trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ, MER phối hợp với 9 bộ ngành khác và 9 cơ quan trực thuộc Chính phủ.
Cơ cấu hợp tác ở trung ương
a. Hội đồng Chính sách KH&CN Quốc gia: đảm bảo sự phối hợp ở trung ương giữa các
chính sách về nghiên cứu, phát triển và đổi mới với các chính sách kinh tế và xã hội khác của chính phủ. Do thành viên của Hội đồng đa dạng, Hội đồng đảm bảo có sự trao đổi và hợp tác rộng rãi giữa các đơn vị chủ chốt liên quan đến việc hoạch định và thực thi các chính sách nghiên cứu, phát triển và đổi mới. Với mục đích này, các cơ chế phối hợp khác nhau được sử dụng, bao gồm cả việc tham vấn chính thức và không chính thức giữa các thành viên trong Hội đồng và việc sử dụng các công cụ cụ thể để phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống đổi mới của Rumani. MER hiện đang sử dụng các công cụ cụ thể như áp dụng chuẩn hóa, ủy ban nghiên cứu, các diễn đàn và nhận xét của các chuyên gia trong ngành.
b. Các tổ chức tư vấn cho Bộ Giáo dục và Nghiên cứu
• Trường tư vấn về Nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghiệp • Hội đồng nghiên cứu hàn lâm quốc gia
• Các hội đồng định hướng chiến lược cho các chương trình nằm trong Kế hoạch nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ quốc gia.
• Ủy ban ba bên về đối thoại cộng đồng.
• Hội đồng hỗ trợ nghiên cứu của Viện Hàn lâm Rumani
c. Nhóm đặc trách về công nghệ thông tin và truyền thông nhằm hỗ trợ cho việc thực thi chương trình Xã hội thông tin ở Rumani
Tháng 3/2001, Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện một cách tiếp cận tương tự như MER để tham vấn với các đơn vị chủ chốt bằng việc thành lập Nhóm đặc
trách về công nghệ thông tin và truyền thông (hay còn gọi là Nhóm xúc tiến công nghệ thông tin). Nhiệm vụ chính của nhóm này là xây dựng chiến lược công nghệ thông tin và truyền thông, phê duyệt tất cả các dự án lớn có trị giá trên 100.000 Euro do các tổ chức công xây dựng, hoặc do các công ty nhà nước xây dựng hoặc đem lại lợi ích cho các công ty nhà nước, hoặc do các công ty được công nhận là đơn vị chủ chốt xây dựng. Nhóm này do Thủ tướng đứng đầu, có các thành viên là Bộ trưởng các Bộ: Giáo dục và nghiên cứu, Hành chính công, Công nghệ thông tin và Truyền thông, Tài chính công, Bộ trưởng đặc trách của Bộ Giáo dục và Nghiên cứu và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
KẾT LUẬN
Đây là loạt bài nghiên cứu đầu tiên về Hệ thống đổi mới quốc gia của một số nước có nền kinh tế đang chuyển đổi. Tài liệu tập trung vào những vấn đề và xu hướng trong phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia của các nước này, chỉ rõ khái niệm HTĐMQG, được hình thành trong những năm đầu của thập kỷ 90, đã tạo ra những thay đổi đáng kể trong hệ thống KH&CN của các nước. Thay vì tập trung vào KH&CN là các nhân tố cơ bản xác định môi trường hoạt động của các công ty đổi mới, HTĐMQG giờ đây được xem là một hệ thống gồm tất cả các thành phần cấu trúc kinh tế và xã hội.
Thực tế từ quá trình xây dựng HTĐMQG của những quốc gia trên cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần trong HTĐMQG: các công ty đổi mới lớn và nhỏ, các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu qua học quốc gia, các quan chức chính phủ, các hạ tầng đổi mới, thị trường tài chính và những thành phần khác. Đồng thời các nghiên cứu cũng đề cao sự tương tác giữa các thành phần nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực R&D, tạo ra các điều kiện khuyến khích hoạt động đổi mới của doanh nghiệp.
Mặc dù mỗi quốc gia có những đặc thù riêng của mình, nhưng quá trình xây dựng HTĐMQG vẫn nằm trong xu thế toàn cầu hóa trong xã hội hiện đại, đặc biệt là kinh nghiệm từ những quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi trong việc kết hợp các nguồn lực khoa học và đổi mới, tham gia việc hình thành những lĩnh vực kinh tế và khoa học chung toàn cầu. Điều này có nghĩa là để tạo nên một HTĐMQG hiệu quả không thể bỏ qua các xu thế chung của thế giới và kinh nghiệm của các nước khác.
Biên soạn
Phòng Phân tích Thông tin Tài liệu gốc:
Tổng hợp từ loạt chuyên đề ”Innovation Processes in International Centre for Scientific and Technical Information Community” xuất bản năm 2008 gồm:
1. National Innovation System of the Republic of Bulgaria
2. The Innovative Policy of Republic of Moldova (Challenges and Prospects) 3. Innovation and Technology Transfer in Romania
4. National Innovation System of Russia 5. National Innovation System of Ukraine