Một trong những dự án quan trọng nhất của AIECR cho thấy năng lực đổi mới tại Séc đó là nghiên cứu về Sự phát triển công nghệ của Séc.
Cơ sở dữ liệu TPCR
Là từ điển thông tin về các đối tượng hình thành nên cơ sở hạ tầng đổi mới. Đó là các trường đại học, các bộ phận công tác, đơn vị công tác thuộc Viện Khoa học Séc, tổ chức nghiên cứu cấp bộ, các tổ chức R&D tư nhân, công viên KH&CN, hiệp hội và các tập đoàn, các bộ, tổ chức tư vấn, chuyển giao công nghệ, cơ quan phát triển vùng, trung tâm thông tin và tư vấn các lĩnh vực đổi mới của doanh nghiệp.
Môi trường đổi mới
Việc sắp xếp các bộ phận đơn lẻ của TPCR (hệ thống doanh nghiệp đổi mới của Séc, tài liệu về đổi mới trong doanh nghiệp, chiến lược đổi mới vùng, khu công nghiệp, tổ chức tư vấn, ngân sách nhà nước cho nghiên cứu phát triển và đổi mới) mang lại hệ thống thông tin hiệu quả, nhanh chóng và minh bạch rõ ràng cho mọi đối tượng từ ngành khoa học, nghiên cứu, phát triển và từ các doanh nghiệp Séc lẫn doanh nghiệp nước ngoài.
Hệ thống thông tin này sẽ được hoàn thành dựa trên kết luận thực tế của giai đoạn chiến lược đổi mới khu vực tại các vùng của Séc. Hệ thống này rất lý tưởng cho hiệp hội các cơ quan phát triển Séc, hiệp hội các vùng miền Séc và các đối tác khác.
Quá trình đổi mới
Phần này bao gồm thông tin cơ bản về các tổ chức và những thành quả các tổ chức đạt được và chính thành quả đó đã tạo nên những bước chính trong quá trình đổi mới.
Phát kiến: dữ liệu từ các trường đại học, Viện khoa học, tổ chức nghiên cứu, công viên KH&CN.
Sản xuất: dữ liệu từ các doanh nghiệp đổi mới và các đối tượng khác.
Bán hàng: tạo điều kiện quảng bá sản phẩm đổi mới ra thị trường, bảo hộ, cung cấp vốn và bảo hiểm.
Sản phẩm đổi mới
Trong phần này có những thông tin về sản phẩm đổi mới đã đạt giải Đổi mới của năm và những sản phẩm đổi mới được đánh giá cao tại Séc.
Hợp tác quốc tế
Bao gồm các thông tin về R&D quốc tế, các tổ chức quốc tế hợp tác song phương và đa phương với Séc, mạng lưới quốc gia hỗ trợ sự hợp tác này, chương trình quốc tế về R&D, các dự án nằm trong khuôn khổ chương trình này cùng các thông tin liên quan.
KONTAKT
Một dự án quan trọng khác là sự hợp tác KH&CN quốc tế của Séc trong chương trình KONTAKT. Mục tiêu chính của chương trình KONTAKT là tạo ra những điều kiện cần cho tiến bộ KH&CN giữa Cơ quan thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, đổi mới và công nghệ với các đối tác khác. Một mục tiêu khác đó là hỗ trợ các tổ chức của Séc hội nhập vào lĩnh vực nghiên cứu và đổi mới Châu Âu để chuẩn bị cho các tổ chức này tham gia sâu hơn vào các dự án trong chương trình hợp nhất Liên minh Châu Âu. Những mục tiêu này góp phần vào chiến lược Lisbon và việc thực hiện mục đích biến Châu Âu trở thành khu vực kinh tế hiểu biết, đổi mới, cạnh tranh và năng động nhất trên thế giới vào năm 2010.
Để phù hợp với các hiệp định song phương quốc tế về hợp tác khoa học, công nghệ, Cộng hòa Séc đã hợp tác với cộng đồng Bỉ-Flemish, Pháp, Italia, Hungary, Balan, Áo, Hy lạp, Slovakia, Slovenia, Đức, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Nga và Mỹ trong chương trình KONTAKT.
Trong chương trình này, AIECR cũng hợp tác với RINKCE cùng hoạt động Trung tâm Đổi mới Quốc tế với những nhiệm vụ sau đây:
• Chuẩn bị và đánh giá các dự án hợp tác KH&CN giữa Nga và Séc cùng khả năng tham gia của các đối tác nước ngoài trong những dự án đó;
• Giới thiệu các hoạt động và dự án tại hội chợ và hội nghị; • Hợp tác với các dự án từ RF và các vùng của Séc;
• Hợp tác với đối tác trong khoa học, kỹ thuật, đổi mới, công nghiệp và kinh doanh; • Đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh đổi mới.
Trong khuôn khổ chương trình này AIECR sẽ hợp tác với các tổ chức quốc tế quan trọng sau đây:
• T.I.I (Tổ chức Công nghệ, Đổi mới và Thông tin);
• UNCTAD (Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển); • ICC (Phòng Thương mại Quốc tế);
• Liên đoàn Châu Âu về Công nghệ cao;
• ICSTI (Trung tâm Thông tin Khoa học, Công nghệ Quốc tế);
Mục tiêu của sự hợp tác này là sự tham gia của đại diện Séc vào các cơ quan, hội đồng và ủy ban của những tổ chức này.
HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA CỦA RUMANI1. Bối cảnh và hiện trạng đổi mới ở Rumani 1. Bối cảnh và hiện trạng đổi mới ở Rumani
Hệ thống nghiên cứu, phát triển và đổi mới (RDI) của Rumani đã gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn sau năm 1989. Việc đầu tư không đầy đủ và trì hoãn quá trình tái cơ cấu làm cho sự kết nối của Rumani với các xu hướng phát triển KH&CN trên thế giới chỉ hạn chế trong một số khu vực. Khu vực doanh nghiệp manh mún ở Rumani không thể áp dụng hệ thống đổi mới. Với thực tế như vậy, hệ thống R&D bị phân đoạn vì các thành phần khác nhau trong hệ thống đang cố gắng duy trì với những nguồn lực tối thiểu có được, chủ yếu được hỗ trợ tài chính từ khu vực công, theo những hệ thống tự cung tự cấp chính thống.
Vì thiếu đầu tư trong thời gian dài, số lượng các nhà nghiên cứu giảm mạnh từ năm 1990 đến năm 2004, trong khi độ tuổi trung bình của các nhà khoa học lại tăng lên. Tuy nhiên, Rumani vẫn có nguồn nhân lực và truyền thống lâu đời trong các lĩnh vực KH&CN. Chiến lược phát triển hiện nay mang lại một cơ sở nhận thức và thúc đẩy sự phát triển của đất nước này.
Tỉ lệ GDP trong chi tiêu của Nhà nước phân bổ cho R&D tăng gấp hai lần trong giai đoạn 2005-2006, và mục tiêu tiếp theo là tăng thêm 1% vào năm 2010. Chương trình Nghiên cứu CEEX trong chương trình phát triển nhân tài do Cơ quan Nghiên cứu Khoa học Quốc gia tiến hành từ năm 2005. Chương trình nghiên cứu này đã dùng kinh phí nhà nước dành cho nghiên cứu nhằm phát triển Khu vực Nghiên cứu của Rumani và chuẩn bị cho sự tham gia thành công của cộng đồng R&D Rumani vào Chương trình khung về Nghiên cứu của Liên minh châu Âu (EU), FP7 (Chương trình khung lần thứ 7 của EU) trong giai đoạn 2007-2013. Trong chương trình nghiên cứu CEEX, FP7 ưu tiên hỗ trợ tài chính cho R&D khu vực công và các dự án tập trung vào việc thành lập các tập đoàn (consortia) lớn mạnh, thúc đẩy nghiên cứu liên ngành, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh phát triển hệ thống RDI trên thế giới, và thúc đẩy, phát triển của các hệ thống hạ tầng cơ sở hỗ trợ đánh giá tiêu chuẩn và cấp giấy chứng nhận. Chương trình này giúp Rumani tiến gần tới trình độ và thực tiễn của châu Âu, tuy nhiên nó này lại không tập trung đủ vào đầu tư công cộng.
Tuy nhiên, hệ thống RDI mang lại những cơ hội thực sự trong giai đoạn 2007-2013. Sự hợp nhất của EU tạo ra môi trường cạnh tranh đầy áp lực về đổi mới. Tăng trưởng kinh tế trong tương lai có thể hỗ trợ khu vực tư nhân tham gia vào quá trình đổi mới. Việc cam kết chi 1% trong GDP cho R&D là rất quan trọng vì nó đáp ứng cho Chính sách Lisbon của Rumani.
Trong bối cảnh phát triển của Rumani và trên thế giới, sự chuyển đổi của hệ thống RDI với những mục tiêu dài hạn là lời giải cho những thách thức như: sự phát triển của một cơ sở hạ tầng RDI phù hợp và mức độ sử dụng cao cơ sở hạ tầng này, sự tập trung vào đầu tư nghiên cứu công, định hướng đầu tư cho RDI để có những kết quả có tính trí tuệ cao và giải quyết được các vấn đề của quốc gia hoặc có khả năng áp dụng trực tiếp trong thực tiễn kinh tế xã hội.
Hệ thống RDI sẽ là động lực phát triển trong xã hội tri thức của Rumani, với năng lực phát triển lâu dài dựa trên quá trình đổi mới ở tất cả các lĩnh vực nhằm góp phần nâng cao phúc lợi cho người dân, đồng thời giúp các tài năng khoa học đạt tới trình độ quốc tế.
Sự kết nối giữa nhu cầu của quốc gia về đổi mới với cuộc cách mạng trong KH&CN trên thế giới sẽ được thực hiện thông qua mạng lưới nghiên cứu. Tại đây hợp tác quốc tế đa ngành là mục tiêu để giải quyết các vấn đề cụ thể. Các trung tâm môi giới, trung tâm tri thức và chuyển giao công nghệ sẽ cung cấp một mặt bằng chung cho nhu cầu đổi mới trong nước và các giải pháp có thể được áp dụng dựa trên nền tảng tri thức thế giới.
Các công ty sẽ thiết lập cơ cấu nghiên cứu cho riêng mình hoặc các mặt bằng chung về nghiên cứu trên thế giới có thể đảm bảo tính hợp nhất của các công ty này trong hệ thống đổi mới và trong việc tham gia vào các trung tâm tài năng hoặc các khu vực công nghệ. Các trường đại học và các viện nghiên cứu công sẽ phát triển cho riêng mình cơ cấu hoạt động dựa trên tri thức và đảm bảo chuyển giao công nghệ vào các sản phẩm và dịch vụ đổi mới. Các trung tâm chuyển giao công nghệ và các vườn ươm công nghệ cao sẽ thúc đẩy quá trình chuyển giao tri thức và phát triển của các kỹ năng của doanh nghiệp.
Quá trình đổi mới cũng sẽ được đẩy mạnh với sự kết hợp của chuyển giao kết quả nghiên cứu, chẳng hạn như khai thác các pa-tăng hoặc bí quyết sản xuất trong các dự án để biến chúng thành hàng hoá và dịch vụ. Với mục tiêu đó, việc thiết lập và phát triển các trung tâm chuyển giao công nghệ sẽ được hỗ trợ, nhất là trong khu vực viện nghiên cứu công và các trường đại học. Với sự phối hợp chặt chẽ như vậy, các trung tâm này là yếu tố then chốt thúc đẩy sự hình thành các cụm khoa học và đổi mới.
Mặc dù thực tế trên thế giới cho thấy những trung tâm này không thể trở thành khu vực có nguồn thu chính, vẫn có các dịch vụ tạo điều kiện cho các nhà khoa học di chuyển trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, các công ty sử dụng các thiết bị thử nghiệm của trường đại học và các tổ chức R&D nhằm mục đích tăng cường đổi mới và tạo ra các đơn vị phái sinh (spin-off) trong các tổ chức này. Thành công của các trung tâm chuyển giao công nghệ phụ thuộc vào chất lượng nguồn lực đã được chuyên môn hoá. Để hỗ trợ công tác đào tạo nguồn lực của các trung tâm này, cần khuyến khích thiết lập một hệ thống về trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu mang tầm quốc tế .
Đổi mới dựa vào doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng cần được đẩy mạnh trong giai đoạn 2007-2013 và được hỗ trợ bởi việc thành lập quỹ vốn mạo hiểm, phát triển dịch vụ ươm tạo đổi mới và giảm các hàng rào cản trở việc thành lập các đơn vị spin-off. Việc hình thành quỹ vốn mạo hiểm phải dựa trên những nguyên tắc rõ ràng và quản lý rủi ro một cách hợp lý, khu vực tư nhân tham gia hợp tác tài chính trung và dài hạn.
Công tác hỗ trợ các hoạt động ươm tạo phải đa dạng hoá các dịch vụ hỗ trợ và các trung tâm chuyển giao công nghệ cần phải chia sẻ kinh nghiệm cho nhau. Để tạo ra dược các công ty spin-off, mục tiêu là phải chuẩn bị một khung pháp lý phù hợp nhằm duy trì được số lượng các nhà nghiên cứu và đối tượng học giả thực hiện các dự án, qua đó giảm được rủi ro trong các dự án này.
Một yếu tố quan trọng trong quá trình đổi mới là sự hợp tác giữa các công ty với nhau và giữa các công ty với các tổ chức R&D. Do đó, mạng lưới đổi mới, sự tham gia vào nền tảng công nghệ của châu Âu và sự phát triển của nền tảng công nghệ quốc gia ở các lĩnh vực phát triển chiến lược cần được đẩy mạnh. Đầu tư đổi mới cơ sở hạ tầng phải tập trung vào việc xây dựng các khu công viên KH&CN, đặc biệt là những khu được hưởng sự hỗ trợ từ các trường đại học và các công ty lớn.