Moldova, dựa trên cơ sở kinh nghiệm của các nước phát triển và các nước khác trên thế giới, đang thực hiện những bước đi ban đầu trong công cuộc phát triển đổi mới. Bởi vậy, căn cứ vào kinh nghiệm quá tốt trong lĩnh vực chính sách đổi mới và khởi động với tốc độ cao, Moldova dự kiến trong vòng 4 năm sẽ tạo ra những đột phá lớn trong lĩnh vực đổi mới và tạo dựng HTĐMQG hiện đại.
Công cuộc này đòi hỏi trước hết phải xây dựng và thi hành các đạo luật nhằm thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, ví dụ:
• Luật về quỹ mạo hiểm;
• Luật về các biện pháp cải thiện tình hình kinh tế - tài chính của các tổ chức khoa học;
• Các quy tắc hỗ trợ và tài trợ cho các cơ quan trong lĩnh vực đổi mới và chuyển giao công nghệ;
• Tổ chức và đưa vào hoạt động Quỹ Đổi mới và chuyển giao công nghệ; v.v... Đối với kết cấu hạ tầng đổi mới, Moldova dự kiến tới năm 2011 sẽ thành lập: • 6 công viên KH&CN và 2 cơ sở ươm tạo, với sự hỗ trợ một phần từ ngân sách
Nhà nước;
• Các tổ chức tư nhân hữu quan (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) trong lĩnh vực đổi mới, bao gồm các cơ quan thông tin và tư vấn, các trung tâm kỹ thuật, chuyển giao công nghệ v.v..
• Các cơ cấu kích thích và tài trợ cho hoạt động đổi mới: các quỹ mạo hiểm, các tín dụng ngân hàng có lãi suất thấp v.v..
• Củng cố cơ quan AITT của ASM và thành lập các tổ chức chi nhánh ở các vùng. Về mặt thể chế, Nhà nước sẽ hỗ trợ để thành lập kết cấu hạ tầng đổi mới với những cấu phần cơ bản như sau:
• Các conxoocxiom KH&CN và các sàn công nghệ; • Các công viên KH&CN;
• Các khu ươm tạo đổi mới;
• Các trung tâm chuyển giao công nghệ;
• Các trung tâm tri thức để làm trung gian khu vực nghiên cứu và kinh doanh; • Các công ty đổi mới, bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các bộ phận
• Các quỹ hỗn hợp (với sự tham gia của ngành công nghiệp, ngân hàng tài chính, vốn bảo hiểm v.v...) để kích thích các doanh nghiệp đổi mới;
• Các tổ chức mạo hiểm - để đầu tư vào các ý tưởng mạo hiểm, nhưng có cơ hội đem lại lợi nhuận cao;
• Các tổ chức kỹ thuật nhằm thu thập các kết quả nghiên cứu, thực nghiệm và thiết kế, áp dụng chúng vào sản xuất và để tổ chức tiếp thị quy mô lớn;
• Các tổ chức cho thuê thiết bị quy trình tiên tiến;
Việc thực hiện chức năng có hiệu quả của kết cấu hạ tầng đổi mới sẽ được thúc đẩy nhờ sự phát triển và khuyến khích quạ hệ hợp tác với các mạng lưới đổi mới quốc gia và sự tham gia vào các các mạng quốc tế.
Để đảm bảo sự phù hợp giữa chính sách đổi mới của Moldova với chính sách tương ứng của các nước EU, cần phải phát triển các chương trình cơ bản vì hành động trong lĩnh vực đổi mới mang tính ngắn hạn (3 năm), nhằm vào các mục tiêu sau đây:
• Tạo lập và thúc đẩy các cơ chế hiệu quả để thu hút các công nghệ cao;
• Tối ưu hóa lĩnh vực khoa học và đổi mới bằng cách tạo dựng các cụm, các sàn khoa học, và thu hút tiềm năng trí tuệ và thực tiễn kỹ thuật vào việc giải quyết các vấn đề tương ứng của nền kinh tế quốc dân và nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh vừa và nhỏ;
• Cải thiện các năng lực vật chất - kỹ thuật của các cơ quan khoa học;
• Cải thiện hệ thống nghiên cứu khoa học quốc gia bằng cách kích thích sự tham gia của các tổ chức đó vào lĩnh vực khoa học và đổi mới và vào hoạt động nghiên cứu của các chương trình lớn của châu Âu và quốc tế (Chương trình khung 7, EUREKA, COST, GEANT, CRDF, STCU);
• Thúc đẩy khoa học và đổi mới bằng cách tạo lập các công viên KH&CN và các khu ươm tạo đổi mới, tăng cường ứng dụng các kết quả nghiên cứu ở trong nước và quốc tế vào hoạt động kinh tế;
• Tổ chức một cách hiệu quả các trung tâm và phòng thí nghiệm khoa học; • Đưa các cơ sở ươm tạo đổi mới vào hệ thống thống kê quốc gia;
• Thúc đẩy sự tiếp cận với các nguồn lực tài chính có sẵn, đặc biệt là với việc sử dụng các công cụ tài chính khác, như các nhà đầu tư tư nhân, vi tín dụng v.v... • Ổn định và phát triển tiềm năng khoa học - đổi mới và nhân lực bằng cách tạo
ra các cơ chế kinh tế và pháp lý để tạo động lực cho các nhà nghiên cứu và tạo thuận lợi tiếp cận với kết cấu hạ tầng đổi mới;
• Tái thành lập hệ thống khoa học - đổi mới ở tất cả các lĩnh vực; thu hút đầu tư phát triển các trường đại học có hoạt động nghiên cứu thành công hơn ASM; • Tăng cường cự hợp tác của các trường đại học của Moldova với các doanh nghiệp; • Cải thiện công tác thống kê bằng cách gộp vào các tham số thực tế và cụ thể
của lĩnh vực kinh doanh;
• Tạo lập các nhà ươm tạo khu vực đối với các ý tưởng, với sự thu hút giới trẻ; • Tạo lập hệ thống thông tin thống nhất với các cơ sở dữ liệu về các dự án đổi mới,
• Phát triển hệ thống cấp vốn mạo hiểm. Tạo lập và đưa vào hoạt động các quỹ mạo hiểm cấp quốc gia và chi nhánh, với sự tham gia của Nhà nước, hoạt động theo các nguyên tắc tương tự như các quỹ của châu Âu.
Ở giai đoạn hiện nay, Moldova phải đặc biệt chú trọng vào các ngành khoa học phục vụ trực tiếp cho nền kinh tế truyền thống, bao gồm ngành trồng nho và sản xuất rượu vang, ngành chế biến thực phẩm để cung cấp cho người dân lượng thực phẩm cần thiết.
Chính sách đổi mới của Moldova ở các ngành kinh tế quốc dân chủ yếu và các ngành chế tạo phải định hướng vào việc cung cấp sự áp dụng tăng tốc vào ngành công nghiệp những thành tựu KH&CN nước ngoài ở cấp thế giới, phát huy hiệu quả của các tài nguyên thiên nhiên, kích hoạt hoạt động đổi mới trước hết ở các ngành chiến lược và cung cấp R&D.
Những hướng chính của hoạt động đổi mới của Moldova tới năm 2011 gồm:
• Khuyến khích những công ty hiện có sử dụng các đổi mới (nhấn mạnh cơ bản đến tính ổn định của môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi hơn cho việc phổ biến và áp dụng những đổi mới);
• Khuyến khích thành lập những doanh nghiệp đổi mới quy mô nhỏ; • Thu hút đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực công nghệ;
• Tăng cường văn hóa đổi mới. Tiếp tục và mở rộng hoạt động hỗ trợ dịch vụ Internet và tư vấn. Tổ chức dịch vụ tin học để hỗ trợ các đổi mới dịch vụ tài chính; tạo lập các mạng lưới mới để liên kết các trường đại học và việc nghiên cứu của Moldova và châu Âu nhằm thúc đẩy sự phổ biến tri thức và những thành tựu thực tiễn tốt nhất, thành lập catalo điện tử quốc gia của những hãng khởi sự công nghệ cao.
Vì chính sách đổi mới của Moldova là một trong những khía cạnh then chốt của quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường, nên những nghiên cứu tổng hợp ở lĩnh vực này cần được tiến hành về:
• Những vấn đề kinh tế vĩ mô trong lĩnh vực hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới;
• Những ưu tiên của chính sách KH&CN quốc gia; • Những vấn đề an ninh công nghệ quốc gia; • Tạo lập các HTĐMQG;
• Cơ cấu tổ chức của hoạt động nghiên cứu và đổi mới; • Các chương trình Nhà nước và trung tâm khoa học;
• Các cơ chế cấp tài trợ cho R&D. Các vấn đề khuyến khích R&D;
• Các mối liên quan lẫn nhau giữa khoa học hàn lâm và khu vực công nghiệp; • Hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực KH&CN;
• Các vấn đề quản lý đổi mới, quản lý dự án và tổ chức khoa học; • Các vấn đề khu vực của chính sách KH&CN quốc gia;
• Hợp tác KH&CN quốc tế;
• Cơ sở pháp lý của chính sách KH&CN.