Moldova có cơ sở KH&CN khá phát triển, được thể hiện bởi các cơ cấu dưới đây: • 67 tổ chức R&D (42 phòng nghiên cứu và 12 phòng thiết kế nằm trong các tổ
chức, 9 trường đại học tiến hành R&D, 4 phòng KH&CN ở các doanh nghiệp). • 6 khu kinh tế tự do, công viên công nghệ;
• Viện hàn lâm khoa học (ASM), một số trung tâm thông tin ngành và liên ngành. Để tương tác với các tổ chức khoa học và các nhà khoa học, phát triển các đề xuất để định ra những hướng ưu tiên phát triển khoa học, hoạt động đổi mới và chính sách công nghệ của Moldova, ASM đã thành lập Hội đồng phát triển KH&CN tối cao. • Cục chuyển giao công nghệ và đổi mới (AITT) của ASM đã được thành lập để
hỗ trợ công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế dựa trên các công nghệ mới và để hình thành các cơ chế tổ chức - kinh tế của chuyển giao và thương mại hóa công nghệ. Cục này thực thi việc chuyển giao các công nghệ của các viện nghiên cứu sang khu vực công nghiệp.
Hiện tại, AITT là một trong những phần tử then chốt trong kết cấu hạ tầng đổi mới của Moldova. Nhiệm vụ chính của Cục là trở thành khâu liên kết giữa khoa học và kinh doanh.
Mục đích của Cục là hỗ trợ việc áp dụng các dự án đổi mới hứa hẹn nhất, đã được phát triển ở Moldova, thương mại hóa R&D. AITT đăng ký tất cả các dự án về đổi mới và chuyển giao công nghệ.
Theo Luật về các công viên KH&CN và các khu ươm tạo đổi mới, AITT tổ chức các hoạt động của mình theo những hướng sau đây:
• Theo dõi và đánh giá hoạt động của các công viên KH&CN và các cơ sở ươm tạo đổi mới, thúc đẩy sự phát triển của các khu đó để làm phương tiện thực thi chính sách và chiến lược trong lĩnh vực đổi mới và chuyển giao công nghệ; • Tích tụ các dự án trong lĩnh vực đổi mới và chuyển giao công nghệ, đệ trình để
xin chuẩn y của Hội đồng tối cao, đưa các dự án đổi mới vào đăng ký Nhà nước và xuất bản thông tin về những dự án đó.
• Hợp tác với các cơ quan hành chính Trung ương và địa phương, các tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia độc lập và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực đổi mới trên quan điểm hỗ trợ hoạt động và phát triển các công viên KH&CN và khu ươm tạo. Để thúc đẩy các chính sách Nhà nước trong lĩnh vực đổi mới và chuyển giao công nghệ và tạo lập cơ sở pháp lý, AITT đã phát triển các dự luật về công viên KH&CN và khu ươm tạo, đã thay đổi và bổ sung một số điều khoản (Luật thuế và thuế quan).
Luật các công viên KH&CN và các cơ sở ươm tạo đã được Quốc hội thông qua tháng 6/2007. Văn kiện này phản ánh những ưu việt lớn cho hoạt động đổi mới và chuyển giao công nghệ.
AITT cũng tham gia vào phát triển những dự án: “Chiến lược phát triển công nghiệp của Moldova giai đoạn tới 2015”, “Chiến lược đánh giá các nguồn năng lượng tái tạo của Moldova đến năm 2010”, “Chiến lược phát triển vùng mở rộng của Moldova 2006-2009”.
Nhu cầu đối với hệ thống đổi mới hiện đại ở Moldova đòi hỏi trước hết phát triển và áp dụng các đạo luật:
• Luật về vốn mạo hiểm;
• Luật về các biện pháp cải thiện tình hình kinh tế - tài chính của các cơ quan khoa học trong ngành công nghiệp dựa vào nông nghiệp;
• Quyết định của Chính phủ về áp dụng các quy tắc hỗ trợ và tài trợ cho các cơ quan trong lĩnh vực đổi mới và chuyển giao công nghệ;
• Quyết định của Chính phủ về áp dụng các quy tắc tổ chức và thi hành chức năng của Quỹ Đổi mới và chuyển giao công nghệ;
• Quyết định của Chính phủ về dịch vụ kế toán sở hữu trí tuệ trong phạm vi doanh nghiệp;
Phân tích kết cấu hạ tầng đổi mới ở Moldova cho thấy rằng Moldova đang ở giai đoạn khởi đầu của quá trình tạo lập HTĐMQG. Những tổ chức tham gia mạnh mẽ vào hoạt động đổi mới gồm:
• AITT;
• Cục Sở hữu Trí tuệ;
• Cục Tiêu chuẩn và Đo lường.
Sự phân chia cơ cấu đã cho vẫn chưa cung cấp mức hiệu quả cần thiết, vì chúng không có những cấu phần quan trọng nhất của một HTĐMQG hiện đại.
Phân tích SWOT của HTĐMQG Moldova Các điểm mạnh:
• Tiềm năng nghiên cứu của khu vực công;
• Nền giáo dục đại học chất lượng tốt;
Các điểm yếu:
• Chi tiêu ngân sách cho KH&CN; • Chi tiêu của khu vực công nghiệp cho
KH&CN;
• Đăng ký bảo hộ sáng chế;
• Sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học do ngân sách vào các doanh nghiệp; • Tham gia ở mức độ thấp vào các chương trình nghiên cứu do EU tài trợ; • Tỷ lệ xuất khẩu công nghệ cao;
• Thiếu nguồn vốn mạo hiểm;
• Phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp.
Các cơ hội:
• Chính phủ hiểu sự cần thiết và hỗ trợ cho phát triển đổi mới;
• Gia tăng sự quan tâm tới tương tác mạng lưới, thúc đẩy quan hệ đối tác;
Các nguy cơ:
• Sự già đi của đội ngũ cán bộ và các nhà nghiên cứu;
• Hệ thống nghiên cứu khoa học không linh hoạt;
• Tiếp cận với Internet, sử dụng CNTT; • Tiềm năng gia tăng vai trò của các thị
trường tài chính;
• Liên kết về địa lý với các thị trường EU và các thị trường hàng hóa lớn;
• Sự có mặt của ngân hàng nước ngoài trong thị trường vốn nội địa;
• Các tổ chức quốc tế và các chủ tài trợ sẵn sàng giúp đỡ về kỹ thuật và tài chính để phát triển.
• Mất cân đối giữa các vùng, sự tập trung tiềm năng khoa học và thủ đô;
• Bất định về chính trị;
• Chảy máu chất xám, nghề nghiệp khoa học ít hấp dẫn;
• Quốc tế hóa ở mức thấp; • Tham nhũng.