Trong thời gian tới, Nhà nước cần có những biện pháp quản lý việc thực
hiện Luật kiểm toán độc nhằm đảm bảo tạo cơ sở pháp lý bền vững cho sự
phát triển lĩnh vực kiểm toán. Đồng thời, cần quản lý chặt chẽ việc thành lập
và hoạt động của các Công ty kiểm toán độc lập nhằm đảm bảo chất lượng và
tính khách quan khi phát hành báo cáo kiểm toán.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính nên hoàn thiện hơn các chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam, tuy thời điểm này đã khá ổn định nhưng vẫn còn một số điều chưa
theo kịp các chuẩn mực kiểm toán thế giới. Điều chỉnh này sẽ nâng cao vị thế
ngành kiểm toán Việt Nam trong môi trường quốc tế và kèm theo đó là trình
độ KTV ngày càng chuyên nghiệp, có thể sánh ngang với các KTV cấp quốc
tế.
Mở rộng giao lưu quốc tế để các Công ty kiểm toán nói chung và kiểm
toán viên của Việt Nam nói riêng có nhiều cơ hội hợp tác và trao đổi kinh
nghiệm với các tập đoàn kiểm toán lớn của nước ngoài.
Mặt khác, Bộ Tài chính nên quy định trong phần gửi thư xác nhận cho phép KTV được gửi thư trực tiếp cho bên thứ ba mà không cần thông qua
Công ty khách hàng nhằm hạn chế rủi ro xảy ra thông đồng giữa bên thứ ba và
Công ty khách hàng. Đồng thời, Bộ Tài chính nên quy định cụ thể bên thứ ba
sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin được xác nhận và có mức xử phạt
cụ thể nếu đơn vị làm sai lệch thông tin mà hậu quả dẫn đến là KTV đưa ra ý kiến sai lệch.
Đối với hội ngành nghề kế toán, kiểm toán (VACPA) cần tích cực đổi
mới và thực hiện quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán theo nội dung của Bộ
Tài Chính chuyển giao. Đặc biệt, cần quan tâm quản lý đạo đức nghề nghiệp
của KTV thuờng xuyên đổi mới chương trình và cập nhật kiến thức, tăng cường kiểm soát chất lương dịch vụ. Đây là một trong những vai trò cần thiết