Bảng 6. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở phổi
Lứa (tháng tuổi)
Bệnh tích
Xuất huyết Sung huyết Tụ máu Nhạt màu Viêm Bọt khí Hoại tử Bệnh tích khác SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL < 1 - - - - 1 5,88 1 5,88 - - - - 1-2 4 10 - - 4 10 11 27,5 2 5 - - 3 7,5 - - > 2 8 25,81 3 9,68 1 3,23 7 22,58 1 3,23 1 3,23 3 9,68 1 3,22 Chú thích: SL: số lượng (con) TL: tỷ lệ (%)
Trong quá trình mổ khảo sát bệnh tích trên đường hô hấp và tiết niệu và sinh dục ở gà qua 3 giai đoạn chúng tôi thấy bệnh tích xuất hiện rất đa dạng. Tuy nhiên, bệnh tích xuất hiện chủ yếu nhất là ở phổi. Điều này phù hợp với nhận định của Đỗ Trung Giã (2011) và những nghiên cứu gần đây của Hồ Thị Việt Thu (2012), phổi là bộ phận chủ yếu của bộ máy hô hấp có chức năng trao đổi khí với môi trường bên ngoài. Phổi cung cấp oxy cho hầu hết các tế
bào, đồng thời thải CO2 ra môi trường. Ngoài ra phổi còn nhiều chức năng
khác như: chuyển hóa, lọc, đông máu,…. Do đó, khi mầm bệnh xâm nhập vào phổi, mầm bệnh tác động trực tiếp đến các chức năng của phổi làm phổi bị rối loạn các chức năng và gây ra những tổn thương.
Qua kết quả khảo sát thì bệnh tích xuất hiện trên phổi chủ yếu tập trung ở gà trên 1 tháng tuổi. Với các bệnh tích như xuất huyết, sung huyết, tụ máu, nhạt màu, viêm, có bọt khí, hoại tử và bệnh tích khác. Nhưng bệnh tích xuất hiện nhiều nhất là phổi nhạt màu và xuất huyết. Bệnh tích phổi nhạt màu ở gà trên 1 tháng tuổi là từ 20-30%. Bệnh tích xuất huyết ở gà trên 1 tháng tuổi là từ 10-25,81%. Những bệnh tích này có thể do thức ăn, nước uống, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, hay môi trường. Do gà trên 1 tháng tuổi tiếp xúc với mầm bệnh và nhiễm bệnh trong thời gian dài nên bệnh tích càng ngày càng trầm trong.
Ở gà dưới 1 tháng tuổi thì qua khảo sát bệnh tích xuất hiện ở phổi là tụ máu và phổi nhạt màu, các bệnh tích khác thì không có. Do gà dưới 1 tháng tuổi sức đề kháng còn yếu, khi mầm bệnh từ môi trường, thức ăn, nước uống như virus, vi khuẩn, nấm mốc,… mà gà hít vào hay ăn phải, mầm bệnh sẽ vào phổi và các cơ quan như ruột, thận, tim, gan,… làm cho các cơ quan bị tổn thương, cơ thể mất máu như bệnh cầu trùng, hô hấp mãn tính, viêm phế quản truyền nhiễm,….
Hình 16. Phổi hoại tử Hình 17. Phổi tụ máu và hoại tử
Bảng 7. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở thận
Qua Bảng 7 cho thấy tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên thận rất thấp. Có 2 dạng bệnh tích chủ yếu là thận sưng và thận hoại tử. Chỉ xuất hiện ở gà trên 1 tháng tuổi, gà dưới 1 tháng tuổi là không có. Gà trên 2 tháng tuổi thì xuất hiện bệnh tích là thận sưng chiếm tỷ lệ 9,68%, gà từ 1-2 tháng tuổi bệnh tích thận sưng là 5%, thận hoại tử là 2,5%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hồ Thị Việt Thu (2012), chỉ trong trường hợp bệnh kéo dài, ngoài tác động đến đường hô hấp, mầm bệnh còn tác động đến các cơ quan khác như thận, gan, tim,… làm biến đổi tổ chức của cơ quan.
Hình 18. Thận sưng Hình 19. Thận sưng và hoại tử
Lứa (tháng tuổi) Bệnh tích Sƣng Hoại tử Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) < 1 - - - - 1-2 2 5 1 2,5 > 2 3 9,68 - -
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ