Bệnh hô hấp mãn tính (CRD)

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh tích đại thể trên đường hô hấp và tiết niệu sinh dụ ở đàn gà tại quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 25)

Nguyên nhân

Bệnh hô hấp mãn tính là bệnh truyền nhiễm mãn tính của nhiều loại gia cầm, đặc trưng bởi triệu chứng viêm thanh dịch có fibrin trên các cơ quan đường hô hấp, giảm sản lượng trứng.

Bệnh do tổng hợp nhiều nguyên nhân gây ra. Căn bệnh chủ yếu là

Mycoplasma gallisepticum và chủng thứ yếu là Mycoplasma gallinarum.

Loài mắc bệnh

Đây là bệnh truyền nhiễm của nhiều loài gia cầm như gà, gà tây, gà gô, chim cúc, chim đa đa, gà sao, ngỗng, ngan, vịt ít cảm thụ. Gà từ 2-4 tháng tuổi mắc bệnh nhiều nhất, gà nuôi theo hình thức công nghiệp dễ mắc bệnh hơn gà nuôi theo hộ gia đình.

Đƣờng lây lan

Bệnh lây lan trực tiếp qua trứng, giao phối. Lây gián tiếp thông qua đường hô hấp, tiêu hoá.

Triệu chứng

Thời kỳ nung bệnh trong điều kiện thực nghiệm từ 4-21 ngày, trong tự nhiên có thể lên đến 30 ngày. Niêm mạc mắt đỏ, sung huyết, chảy nước mắt, nước mắt đặc dần, đóng dầy khóe mắt, fibrin tích tụ ngày càng nhiều tạo thành những khối to bằng hạt đậu nỗi lên giữa tròng mắt, con vật bị mù. Viêm mũi, chảy nước mũi, lúc đầu loãng sau đặc dần có màu trắng sữa bám đầy khóe mũi làm gà khó thở, viêm lan từ mũi ra các xoang xung quanh. Vách các xoang, đặc biệt là xoang dưới mắt sưng, mắt gà sưng, biến dạng. Niêm mạc hầu, họng và các túi khí cũng bị viêm làm cho con vật càng thở khó, mào và yếm tím bầm gà kiệt sức dần rồi chết.

Bệnh tích

Thành các xoang dưới mắt phù, chứa nhiều dịch nhớt màu vàng xám. Viêm cata niêm mạc đường hô hấp, xoang mũi, khí quản tích đầy chất nhầy như keo dính chặt vào niêm mạc. Phổi phù thủng, bề mặt phủ fibrin, có những

vùng viêm hoại tử (trong tường hợp này người ta phân lập được Escherichia

coli). Các túi khí dầy, đục, bên trong có chứa dịch màu sữa, nếu bệnh kéo dài,

các chất này sẽ khô lại và có màu vàng, bỡ. Bệnh tích này thường xảy ra ở túi khí vùng ngực và vùng bụng. Viêm ngoại tâm mạc, viêm quanh gan, viêm phúc mạc, lách có thể hơi sưng.

Chẩn đoán

Thể cấp tính, chết nhiều ở gà con. Thể mãn tính xuất hiện ở gà lớn. Chẩn đoán lâm sàng: cần phân biệt với các bệnh đường hô hấp (viêm phế quản, viêm thanh khí quản, nấm phổi, thiếu vitamin A). Thở khó, xảy ra ở gà con 2-3 tuần tuổi. Nuôi cấy và phân lập kiểm tra dưới kính hiển vi. Nuôi cấy,

phân lập Mycoplasma qua phôi gà.

Chẩn đoán huyết thanh học (phản ứng ngưng kết với máu trên phiến kính, phản ứng ngưng kết hồng cầu, phản ứng ELISA).

Điều trị

Loại thải những gà mắc bệnh. Tìm hiểu những nguyên nhân làm bệnh kế phát. Nếu nguyên nhân là virus phải tiêm phòng bằng vaccine đặc hiệu, nếu nguyên nhân do kỹ thuật chăm sóc cần phải cải tiến. Kháng sinh điều trị (spiramycine, tylosin, tiamulin, enrofloxacine). Trường hợp có tạp nhiễm với

Escherichia coli cần sử dụng thêm streptomycine và tetracycline. Nên điều trị

dự phòng trước những lúc sức đề kháng của gia cầm có nguy cơ giảm sút. Không điều trị trên đàn gà giống.

Phòng bệnh

Phòng bệnh bằng vaccine. Kết hợp với công tác vệ sinh phòng bệnh (Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012).

2.3.7. Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis avium) Nguyên nhân

Bệnh tụ huyết trúng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm do vi

khuẩn Pasteurella aviseptica gây ra. Bệnh xảy ra trên nhiều loại gia cầm kể cả

chim hoang. Bệnh thường ở thể nhiễm trùng huyết, tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết cao đặc trưng bởi hiện tượng viêm xuất huyết ở tổ chức liên kết dưới da và niêm mạc.

Loài vật cảm nhiễm

Tất cả các loài gia cầm đều cảm thụ, gà vịt bệnh nặng nhất và hay xảy ra những vụ dịch lớn. Bệnh từ gia cầm có thể lây sang các loài gia súc khác.

Đƣờng lây lan

Niêm mạc đường hô hấp (phần trên), niêm mạc đường tiêu hóa, vết thương ngoài da.

Triệu chứng

Thời gian nung bệnh từ 1-9 ngày, trung bình là 2-3 ngày. Thể quá cấp diễn biến nhanh, con vật ủ rủ cao độ 1-2 giờ rồi chết. Thể cấp tính phổ biến,

con gà sốt cao 42-430C, ủ rủ, bỏ ăn, xù lông, đi chậm chạp, từ mũi miệng chảy

ra chất nước nhớt, có bọt lẫn máu. Tiêu chảy phân có màu sô-cô-la. Thở khó, mào và yếm tím bầm. Con vật chết do ngạt thở. Thể mãn tính con vật gầy còm, mào và yếm sưng, thủy thủng, hoại tử. Viêm khớp mãn tính (đầu gối, cổ, chân, đùi). Viêm kết mạc mắt và các mô kế cận. Một số con có triệu chứng thần kinh do viêm màng não mãn tính.

Bệnh tích

Thể cấp tính bệnh tích không điển hình, chỉ thấy tụ huyết và xuất huyết ở các xoang và phủ tạng. Thể cấp tính tụ huyết và xuất huyết ở tổ chức liên kết dưới da, xoang và các cơ quan phủ tạng (thường thấy ở vịt và ngỗng). Tim sưng xuất huyết, viêm ngoại tâm mạc, bao tim chứa dịch thẫm xuất vàng. Phổi tụ máu, viêm có màu nâu thẩm, chứa dịch viêm đỏ nhạt. Gan sưng có những nốt hoại tử hình đinh ghim trên bề mặt gan. Lách tụ máu hơi sưng. Niêm mạc ruột tụ máu, xuất huyết, viêm. Thể mãn tính viêm hoại tử mãn tính đường hô hấp và gan. Viêm phúc mạc mãn tính. Ống dẫn trứng sưng, màu vàng nhạt, chứa dịch xuất có fibrin. Viêm khớp, khớp sưng to chứa nhiều dịch máu xám đục.

Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng dựa vào đặc điểm dịch tễ, triệu chứng và bệnh tích. Chẩn đoán vi trùng kiểm tra dưới kính hiển vi, nuôi cấy, tiêm truyền.

Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt với bệnh cúm gia cầm và bệnh Newcastle.

Phòng bệnh

Tiêm phòng bằng vaccine. Cách ly gia cầm mới mua về theo dõi ít nhất 30 ngày. Tăng cường vệ sinh chuồng trại, nuôi dưỡng chăm sóc để nâng cao sức đề kháng của gia cầm. Khi có bệnh xảy ra nên loại bỏ toàn bộ gà bệnh. Cách ly triệt để khu vực còn an toàn. Dùng kháng sinh hạn chế tác hại của bệnh (terramycine, chloramphenicol, streptomycine, colistine,...).

Điều trị

Cần điều trị sớm khi bệnh mới phát. Dùng kháng sinh hoặc sulfamid. Bổ sung các vitamin để tăng cường sức đề kháng của gia cầm (Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012).

2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Năm 2009, Hồ Thị Việt Thu và ctv đã mổ khám và phát hiện những bệnh tích điển hình khi gà bị bệnh Newcastle như: dạ dày tuyến xuất huyết, xuất huyết và loét niêm mạc ruột, hậu môn xuất huyết và hạch manh tràng sưng, xuất huyết; gà thể hiện những bệnh tích điễn hình của bệnh Gumboro như cơ đùi xuất huyết, xuất huyết ở giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ, túi Fabricius sưng phù nề và chuyển màu vàng; trường hợp gà bị bệnh Marek sẽ xuất hiện những khối u ở cơ, mặt cắt cơ màu trắng xám, dây thần kinh đùi sưng to.

Năm 2010, Nguyễn Hữu Hưng nghiên cứu ở bệnh đầu đen gà cho rằng gà bị bệnh manh tràng sưng to, vách manh tràng sưng có nhiều sợi xơ tróc ra và có các điểm hoại tử nằm rải rác. Gan sưng lớn, sơ hóa có nhiều điểm hoại tử chu vi màu vàng, vàng xanh.

Năm 2011, kết quả khảo sát của Hồ Thị Việt Thu và ctv về bệnh viêm phế quản truyền nhiễm là gà bệnh có bệnh tích niêm mạc mũi, khí quản sung huyết, phù và trên bề mặt phủ một lớp niêm dịch lẫn bọt, niêm mạc phế quản và lòng phế nang sung huyết, chứa dịch có fibrin, viêm phổi, các túi khí dày đục chứa chất bã đậu, thận sưng to và nhạt màu.

Năm 2012, Hồ Thị Việt Thu và ctv cho rằng gà bệnh cúm sẽ có những dấu hiệu đặc trưng như sau: đầu và mặt sưng chảy nước dãi lẫn máu, hậu môn xuất huyết.

2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc

Có rất nhiều nghiên cứu về triệu chứng, bệnh tích đại thể trên gà, đáng chú ý nhất là nghiên cứu về bệnh Newcastle của Callis và ctv (1982), gà bị bệnh thể hiện triệu chứng chảy nước mắt, hắt hơi, chảy nước mũi; trường Cornell (2007) đã xác định gà bệnh sẽ thể hiện những dấu hiệu sau: mí mắt gà sưng, khó thở, mào tích tím bầm, mí mắt phù, giác mạc mờ và hơi xanh, hai bên mặt của vùng đầu bị phù nhẹ.

Nghiên cứu gần đây nhất về bệnh cúm gia cầm có sự đóng góp đáng kể của trường Taxas A&M (2011) đã phát hiện gà bệnh có dấu hiệu mào, tích gà bị sưng phù, tím bầm, mí mắt đỏ, đầu và mắt sưng, xuất huyết ở da chân, xuất huyết cơ đùi, xuất huyết và mỡ ở tim, xuất huyết dạ dày tuyến; Callis và ctv (1982) phát hiện những bệnh tích như xuất huyết thành từng đám ở khí quản, xuất huyết mỡ vùng bụng, xuất huyết màng treo ruột non.

Sato và ctv (2000) cho rằng gà bệnh viêm phế quản truyền nhiễm thì trứng và ống dẫn trứng bị thoái hóa; trường hợp gà bị bệnh Marek sẽ rất dễ

phát hiện những khối u ở da (tập trung ở lỗ chân lông), thận sưng và có nhiều khối u; gà bệnh viêm thanh, khí quản truyền nhiễm sẽ biểu hiện triệu chứng khó thở, vươn cổ để thở, Shane (2005) đã bổ sung gà bệnh còn thể hiện những bệnh tích như thanh khí quản viêm xuất huyết phủ một lớp bã đậu, niêm mạc thanh khí quản viêm xuất huyết; đối với bệnh hô hấp mạn tính ở gia cầm gà có những bệnh tích túi khí viêm, dày và đục, viêm casein; Bệnh thương hàn sẽ xuất hiện bệnh tích lòng đỏ không tiêu, buồng trứng thoái hóa.

Gà bị bệnh tụ huyết trùng thể hiện những bệnh tích đặc thù sau: tích gà bị sưng (Shane, 2005), chảy nhiều nước nhớt ở miệng, hoại tử hình đinh ghim trên bề mặt gan, viêm và xuất huyết ở phổi (Barnes và ctv, 2003).

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP - PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU

3.1. Phƣơng tiện nghiên cứu 3.1.1. Nội dung nghiên cứu

Xác định những triệu chứng bệnh tích thường gặp trên đàn gà qua các giai đoạn phát triển.

Xác định tỷ lệ bệnh tích trên đường hô hấp, tiết niệu và sinh dục tại cơ sở chăn nuôi.

Chẩn đoán bệnh xảy ra ở trại dựa trên những triệu chứng, bệnh tích đã khảo sát.

3.1.2. Địa điểm - Thời gian

Nơi lấy mẫu: mẫu gà chết hoặc nghi bệnh thuộc giống gà tam hoàng và gà Bình Định qua ba nhóm tuổi (dưới 1 tháng tuổi, từ 1-2 tháng tuổi, trên 2 tháng tuổi) được thu thập tại trại gà tư nhân thuộc quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

Nơi kiểm tra mẫu: mẫu gà sau khi thu thập được vận chuyển về phòng thí nghiệm E202, Bộ môn Thú y, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ để tiến hành mổ khám kiểm tra.

Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 11 tháng 03 năm 2013 đến ngày 25 tháng 12 năm 2013.

3.1.3. Dụng cụ - Đối tƣợng

Dụng cụ:

Mâm mổ, tấm nilon để mổ khám và chụp hình. Dao mổ, lưỡi dao mổ, kẹp, đinh ghim.

Kéo cắt cơ và kéo cắt thịt. Túi nylon, găng tay, khẩu trang. Giỏ đựng gà, khăn sạch.

Máy chụp hình, nước để rữa mẫu và làm sạch.

Tập để ghi chép lý lịch, ngày mổ, triệu chứng và bệnh tích thu thập được trên các cơ quan trong lúc mổ khám.

Đối tượng nghiên cứu: Gà chết hoặc nghi bệnh ở các nhóm tuổi dưới 1 tháng tuổi, từ 1-2 tháng tuổi, trên 2 tháng tuổi.

Hình 8. Bộ dụng cụ mổ khám

Hình 9. Gà nghi bệnh chuẩn bị mổ khám biểu hiện triệu chứng ủ rũ, xù lông, xã cánh, mắt sưng

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.2.1. Phƣơng pháp mổ khám

Đối tượng được chọn để tiến hành mổ khám là gà chết hoặc có những dấu hiệu bất thường ở ba giai đoạn (dưới 1 tháng tuổi, từ 1-2 tháng tuổi và trên 2 tháng tuổi), có triệu chứng bệnh như ủ rủ, xù lông, khò khè, phù đầu, chết,... Được thu thập từ trại và vận chuyển về phòng thí nghiệm để tiến hành mổ khám kiểm tra bệnh tích ở hệ hô hấp và tiết niệu sinh dục.

Mẫu gà được vận chuyển về phòng thí nghiệm E202, được tiến hành mổ khám ngay, không để quá lâu tránh ảnh hưởng đến kết quả mổ khám. Phương pháp giết mổ được tiến hành theo từng bước như sau:

Lấy hết tiết.

Sử dụng cồn hoặc nước làm ướt lông.

khí quản, kiểm tra niêm mạc khí quản. Tách lớp da và cơ ra để kiểm tra các phần cơ và da (cơ ngực, cơ đùi). Dùng kéo cắt cơ và kéo cắt thịt cắt phần cơ và phần thịt ở vùng bụng để lộ các cơ quan bên trong. Kiểm tra các bộ phận của đường hô hấp và tiết niệu sinh dục như: phổi, thận, cơ quan sinh dục (buồng trứng, tinh hoàn). Ghi nhận bệnh tích trên từng cơ quan.

Xác định trạng thái túi khí (trong, đục, có fibrin,…).

Xác định bệnh tích xuất hiện trên khí quản (dịch nhày, tụ huyết, xuất huyết, ký sinh trùng,…), thực quản (sung huyết, xuất huyết, viêm, giun sán ký sinh,…)

Xác định bệnh tích xuất hiện ở phổi: đánh giá trạng thái cứng hay mềm, tụ huyết, sung huyết, xuất huyết, viêm,… bằng cách quan sát bề mặt, sờ nắn trạng thái và mổ khám bên trong phổi.

Xác định bệnh tích ở tim: quan sát, sờ nắn và mổ khám bên trong để kiểm tra các dạng bệnh tích xuất hiện ở tim như: tích nước xoang bao tim, xuất huyết mô vành tim, fibrin,….

Xác định bệnh tích ở gan (sung huyết - xuất huyết, hoại tử điểm, fibrin,…), lách (sưng, hoại tử, xuất huyết,… ), thận (sưng, tụ máu,…), buồng trứng (trứng non méo mó, xanh đen, hoại tử, ống dẫn trứng biến dạng), thực quản bằng cách quan sát, sờ nắn và mổ khám.

Xác định bệnh tích xuất hiện ở dạ dày, ruột, hậu môn và túi fabricius (sung huyết – xuất huyết, giun sán ký sinh, loét, hoại tử,…) bằng cách quan sát trạng thái, sờ nắn và mổ khám.

3.2.2. Phƣơng pháp khảo sát bệnh tích của gà

Có thể làm sạch mẫu bệnh tích bằng cách thấm máu hay dịch tiết bằng giấy thấm để quan sát được dễ dàng.

Khí quản: quan sát bên ngoài, dùng kéo cắt khí quản theo chiều dọc, quan sát kỹ bề mặt khí quản.

Phổi: quan sát tổng thể phổi về hình dạng, kích thước, màu sắc, sờ nắn xem phổi cứng hay mềm có đàn hồi tốt hay không so với trạng thái sinh lý bình thường. Sử dụng dao cắt phổi ra làm đôi kiểm tra mặt cắt.

Thận: đầu tiên quan sát tổng thể đánh giá sơ bộ về màu sắc, trạng thái, hình dạng, ghi nhận những tổn thương xuất hiện trên bề mặt thận. Sau đó kiểm tra tính chất thận bằng cách ấn tay vào thận để xem mức độ đàn hồi, mềm – nhũng, xơ cứng, khối u.

Buồng trứng: quan sát đánh giá tổng quát những bất thường xuất hiện trên buồng trứng.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tổng quan về địa điểm điều tra 4.1.1. Tình hình chuồng trại

Chuồng nuôi là kiểu chuồng nền, diện tích 8m x 12m. Xung quanh được bao bằng lưới chì. Chuồng, máng ăn, máng uống, được sát trùng cẩn thận trước khi đưa gà vào thí nghiệm.

Hình 10. Mô hình chuồng trại

Hình 11. Máng ăn, máng uống

4.1.2. Chăm sóc nuôi dƣỡng

 Kỹ thuật úm gà con

Vệ sinh và sát trùng chuồng úm, máng ăn, máng uống 5-7 ngày trước khi nuôi.

Lót sàn bằng giấy báo suốt 3 ngày đầu, và thay giấy mỗi ngày một lần.

Sưởi ấm: dùng một bóng đèn 75W cho 1m2 chuồng úm, trong suốt tuần

Điều chỉnh nhiệt sưởi ấm: khi quá mức nóng (thấy gà con tản ra xa đèn sưởi và thở mạnh), thì nâng cao hoặc bỏ bớt đèn sưởi. Nếu quá lạnh (gà con tụ lại thành đống dưới đèn sưởi), thì hạ thấp đèn. Khi nhiệt độ sưởi vừa đủ, gà con tản đều. Sau 2 tuần, chỉ cần đèn chiếu sáng (để gà ăn ban đêm).

Cung cấp nước uống ngay từ ngày đầu.

Từ tuần thứ 4 gà không còn nuôi úm, cho ăn uống bình thường, vệ sinh tốt chuồng trại.

Gà được cho ăn uống tự do, sử dụng thức ăn của công ty De Heus, bổ sung thêm vitamin C.

 Thức ăn

Thức ăn được sử dụng khi nuôi gà là thức ăn hỗn hợp của công ty thức ăn De Heus gồm 2 loại:

6630 dùng cho gà từ 1 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi và 6840 dùng cho gà từ

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh tích đại thể trên đường hô hấp và tiết niệu sinh dụ ở đàn gà tại quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)