Địa điểm Thời gian

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh tích đại thể trên đường hô hấp và tiết niệu sinh dụ ở đàn gà tại quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 30)

Nơi lấy mẫu: mẫu gà chết hoặc nghi bệnh thuộc giống gà tam hoàng và gà Bình Định qua ba nhóm tuổi (dưới 1 tháng tuổi, từ 1-2 tháng tuổi, trên 2 tháng tuổi) được thu thập tại trại gà tư nhân thuộc quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

Nơi kiểm tra mẫu: mẫu gà sau khi thu thập được vận chuyển về phòng thí nghiệm E202, Bộ môn Thú y, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ để tiến hành mổ khám kiểm tra.

Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 11 tháng 03 năm 2013 đến ngày 25 tháng 12 năm 2013.

3.1.3. Dụng cụ - Đối tƣợng

Dụng cụ:

Mâm mổ, tấm nilon để mổ khám và chụp hình. Dao mổ, lưỡi dao mổ, kẹp, đinh ghim.

Kéo cắt cơ và kéo cắt thịt. Túi nylon, găng tay, khẩu trang. Giỏ đựng gà, khăn sạch.

Máy chụp hình, nước để rữa mẫu và làm sạch.

Tập để ghi chép lý lịch, ngày mổ, triệu chứng và bệnh tích thu thập được trên các cơ quan trong lúc mổ khám.

Đối tượng nghiên cứu: Gà chết hoặc nghi bệnh ở các nhóm tuổi dưới 1 tháng tuổi, từ 1-2 tháng tuổi, trên 2 tháng tuổi.

Hình 8. Bộ dụng cụ mổ khám

Hình 9. Gà nghi bệnh chuẩn bị mổ khám biểu hiện triệu chứng ủ rũ, xù lông, xã cánh, mắt sưng

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.2.1. Phƣơng pháp mổ khám

Đối tượng được chọn để tiến hành mổ khám là gà chết hoặc có những dấu hiệu bất thường ở ba giai đoạn (dưới 1 tháng tuổi, từ 1-2 tháng tuổi và trên 2 tháng tuổi), có triệu chứng bệnh như ủ rủ, xù lông, khò khè, phù đầu, chết,... Được thu thập từ trại và vận chuyển về phòng thí nghiệm để tiến hành mổ khám kiểm tra bệnh tích ở hệ hô hấp và tiết niệu sinh dục.

Mẫu gà được vận chuyển về phòng thí nghiệm E202, được tiến hành mổ khám ngay, không để quá lâu tránh ảnh hưởng đến kết quả mổ khám. Phương pháp giết mổ được tiến hành theo từng bước như sau:

Lấy hết tiết.

Sử dụng cồn hoặc nước làm ướt lông.

khí quản, kiểm tra niêm mạc khí quản. Tách lớp da và cơ ra để kiểm tra các phần cơ và da (cơ ngực, cơ đùi). Dùng kéo cắt cơ và kéo cắt thịt cắt phần cơ và phần thịt ở vùng bụng để lộ các cơ quan bên trong. Kiểm tra các bộ phận của đường hô hấp và tiết niệu sinh dục như: phổi, thận, cơ quan sinh dục (buồng trứng, tinh hoàn). Ghi nhận bệnh tích trên từng cơ quan.

Xác định trạng thái túi khí (trong, đục, có fibrin,…).

Xác định bệnh tích xuất hiện trên khí quản (dịch nhày, tụ huyết, xuất huyết, ký sinh trùng,…), thực quản (sung huyết, xuất huyết, viêm, giun sán ký sinh,…)

Xác định bệnh tích xuất hiện ở phổi: đánh giá trạng thái cứng hay mềm, tụ huyết, sung huyết, xuất huyết, viêm,… bằng cách quan sát bề mặt, sờ nắn trạng thái và mổ khám bên trong phổi.

Xác định bệnh tích ở tim: quan sát, sờ nắn và mổ khám bên trong để kiểm tra các dạng bệnh tích xuất hiện ở tim như: tích nước xoang bao tim, xuất huyết mô vành tim, fibrin,….

Xác định bệnh tích ở gan (sung huyết - xuất huyết, hoại tử điểm, fibrin,…), lách (sưng, hoại tử, xuất huyết,… ), thận (sưng, tụ máu,…), buồng trứng (trứng non méo mó, xanh đen, hoại tử, ống dẫn trứng biến dạng), thực quản bằng cách quan sát, sờ nắn và mổ khám.

Xác định bệnh tích xuất hiện ở dạ dày, ruột, hậu môn và túi fabricius (sung huyết – xuất huyết, giun sán ký sinh, loét, hoại tử,…) bằng cách quan sát trạng thái, sờ nắn và mổ khám.

3.2.2. Phƣơng pháp khảo sát bệnh tích của gà

Có thể làm sạch mẫu bệnh tích bằng cách thấm máu hay dịch tiết bằng giấy thấm để quan sát được dễ dàng.

Khí quản: quan sát bên ngoài, dùng kéo cắt khí quản theo chiều dọc, quan sát kỹ bề mặt khí quản.

Phổi: quan sát tổng thể phổi về hình dạng, kích thước, màu sắc, sờ nắn xem phổi cứng hay mềm có đàn hồi tốt hay không so với trạng thái sinh lý bình thường. Sử dụng dao cắt phổi ra làm đôi kiểm tra mặt cắt.

Thận: đầu tiên quan sát tổng thể đánh giá sơ bộ về màu sắc, trạng thái, hình dạng, ghi nhận những tổn thương xuất hiện trên bề mặt thận. Sau đó kiểm tra tính chất thận bằng cách ấn tay vào thận để xem mức độ đàn hồi, mềm – nhũng, xơ cứng, khối u.

Buồng trứng: quan sát đánh giá tổng quát những bất thường xuất hiện trên buồng trứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tổng quan về địa điểm điều tra 4.1.1. Tình hình chuồng trại

Chuồng nuôi là kiểu chuồng nền, diện tích 8m x 12m. Xung quanh được bao bằng lưới chì. Chuồng, máng ăn, máng uống, được sát trùng cẩn thận trước khi đưa gà vào thí nghiệm.

Hình 10. Mô hình chuồng trại

Hình 11. Máng ăn, máng uống

4.1.2. Chăm sóc nuôi dƣỡng

 Kỹ thuật úm gà con

Vệ sinh và sát trùng chuồng úm, máng ăn, máng uống 5-7 ngày trước khi nuôi.

Lót sàn bằng giấy báo suốt 3 ngày đầu, và thay giấy mỗi ngày một lần.

Sưởi ấm: dùng một bóng đèn 75W cho 1m2 chuồng úm, trong suốt tuần

Điều chỉnh nhiệt sưởi ấm: khi quá mức nóng (thấy gà con tản ra xa đèn sưởi và thở mạnh), thì nâng cao hoặc bỏ bớt đèn sưởi. Nếu quá lạnh (gà con tụ lại thành đống dưới đèn sưởi), thì hạ thấp đèn. Khi nhiệt độ sưởi vừa đủ, gà con tản đều. Sau 2 tuần, chỉ cần đèn chiếu sáng (để gà ăn ban đêm).

Cung cấp nước uống ngay từ ngày đầu.

Từ tuần thứ 4 gà không còn nuôi úm, cho ăn uống bình thường, vệ sinh tốt chuồng trại.

Gà được cho ăn uống tự do, sử dụng thức ăn của công ty De Heus, bổ sung thêm vitamin C.

 Thức ăn

Thức ăn được sử dụng khi nuôi gà là thức ăn hỗn hợp của công ty thức ăn De Heus gồm 2 loại:

6630 dùng cho gà từ 1 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi và 6840 dùng cho gà từ 29 ngày tuổi đến xuất thịt.

 Nước uống

4.1.3. Công tác thú y

Bảng 1: Qui trình tiêm phòng Ngày

tuổi Phòng bệnh Thuốc/ vaccine

Liều lƣợng cách dùng

8 Phòng bệnh Gumboro (lần 1) Vaccin Gumboro Nhỏ mắt.

10-11 Phòng bệnh cầu trùng (lần 1) Toltrazuril 4ml/lít nước, cho uống.

12 Phòng bệnh đậu gà Vaccin Đậu gà Chủng qua da cánh.

15 Phòng bệnh cúm gà Vaccin cúm gia cầm (H5N1)

Tiêm dưới da cổ.

18

Phòng bệnh Gumboro (lần 2) Vaccin Gumboro Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Liều 1ml/con.

21 Phòng bệnh Newcastle (lần 2) Vaccin Lasota Nhỏ vào mắt, mũi. Liều 0,2ml/con. 23-26 Phòng bệnh hô hấp mãn tính (CRD) Tilmo-Vime 250 hoặc Tylosin 1000 0,3ml/lít nước 0,5g/lít nước Pha trong nước cho uống. Phòng bệnh cầu trùng (lần 2) Toltrazuril 4ml/lít nước pha (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vào nước cho uống.

30 Phòng bệnh cúm gà Vaccin cúm gia cầm (H5N1)

0,5ml/con.

35

Phòng bệnh Gumboro (lần 3) Vaccin Gumboro Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Liều 1ml/con. 40 Phòng bệnh tụ huyết trùng Vaccin tụ huyết trùng

gia cầm

Tiêm dưới da cổ. Liều 2ml/con. 60 Phòng bệnh Newcastle (lần 3) Vaccin Newcastle

(chủng M)

Tiêm bắp. Liều 1ml/con.

4.2. Kết quả khảo sát bệnh tích trên các cơ quan

4.2.1. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên hệ hô hấp và tiết niệu sinh dục

Bảng 2. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên hệ hô hấp và tiết niệu sinh dục của gà

Chú thích:  SL: số lượng (con)

 TL: tỷ lệ (%)

Qua Bảng 2 cho thấy bệnh tích của gà sau mổ khám chủ yếu xuất hiện ở hệ hô hấp với tỷ lệ bệnh tích ở phổi là 57,95% và tỷ lệ bệnh tích ở khí quản là 53,41%.

Tỷ lệ bệnh tích ở hệ tiết niệu và sinh dục chiếm tỷ lệ thấp với 6,82% bệnh tích ở thận. Hầu hết tỷ lệ bệnh tích ở các cơ quan khi tiến hành mổ khám tăng theo lứa tuổi. Bệnh tích ở phổi đối với gà dưới 1 tháng tuổi chiếm tỷ lệ 11,76%, gà trên 2 tháng tuổi bệnh tích xuất hiện ở phổi tăng lên đến 80,65%. Ở khí quản gà dưới 1 tháng tuổi là 35,29%, đối với gà trên 2 tháng tuổi là 58,06%. Ở thận suốt trong quá trình tiến hành mổ khám thì gà dưới 1 tháng tuổi không có bệnh tích, chỉ có gà từ 1-2 tháng tuổi và gà trên 2 tháng tuổi có bệnh tích xuất hiện nhưng tỷ lệ thấp. Từ kết quả trên ta thấy phù hợp với những nghiên cứu của Hồ Thị Việt Thu (2012), trong các bệnh truyền nhiễm ở gia cầm bệnh tích chủ yếu xuất hiện ở hệ hô hấp và tiêu hóa, còn các hệ khác thì chiếm tỷ lệ rất thấp. Khi virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gia cầm theo đường hô hấp do hít thở không khí có mầm bệnh hoặc qua đường tiêu hóa do ăn phải thức ăn có mầm bệnh, mầm bệnh sẽ tác động trực tiếp đến các cơ quan có thể ở dạng mãn tính hay cấp tính. Ở gà dưới 1 tháng tuổi có khi bệnh tích chỉ nhẹ chưa rõ cũng làm chết gà, do sức đề kháng của gà còn yếu. Khi gà trên

Lứa (tháng tuổi)

Hô hấp Tiết niệu

sinh dục Phổi Khí quản Thận SL TL SL TL SL TL <1 2 11,76 6 35,29 - - 1-2 24 60 23 57,5 3 7,5 >2 25 80,65 18 58,06 3 9,68 Tổng 51 57,95 47 53,41 6 6,82

1 tháng tuổi thì mầm bệnh phát triển càng nhiều làm cho các cơ quan có bệnh tích rõ hơn, chính xác hơn so với gà dưới 1 tháng tuổi. Đôi khi gà dưới 1 tháng tuổi và gà trên 1 tháng tuổi cùng mắc chung một bệnh nhưng gà dưới 1 tháng tuổi chưa kịp xuất hiện bệnh tích đó thì gà đã chết.

4.2.2. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện theo giới tính

Bảng 3. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện theo giới tính của gà

Ở Bảng 3, qua các số liệu cho chúng ta thấy được tỷ lệ nhiễm bệnh qua các giai đoạn ở con trống cao hơn ở con mái. Ở gà trống là 38,64%, ở gà mái là 31,82%. Gà dưới 1 tháng tuổi ở con trống là 29,41%, ở con mái là 17,65%, gà từ 1-2 tháng tuổi ở con trống là 40%, ở con mái là 40%, gà trên 2 tháng tuổi ở con trống là 41,94%, ở con mái là 29,03%. Từ kết quả trên cho thấy tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên các cơ quan có sự ảnh hưởng của giới tính.

4.2.3. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện theo trang thái sống/chết ở gà Bảng 4. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện theo trạng thái sống/chết ở gà

Bảng 4 cho chúng ta thấy tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở gà chết cao hơn so với gà sống (gà sống chiếm tỷ lệ 28,41%, gà chết chiếm tỷ lệ 37,5%). Đối với gà sống dưới 1 tháng tuổi chiếm tỷ lệ là 11,76%, gà chết là 29,41%. Gà sống trên 2 tháng tuổi là 19,35%, gà chết trên 2 tháng tuổi là 48,39%. Có thể là do khi gà chết các bệnh tích trở nên nặng hơn và một số bệnh tích lúc sống không biểu hiện nhưng lúc chết lại xuất hiện. Ngoài ra, các bệnh tích xuất hiện ở gà chết cao hơn là do gà chết quá lâu, trong quá trình vận chuyển từ trại về đến phòng thí nghiệm và nhiệt độ môi trường tác động.

Lứa (tháng tuổi) Giới tính Trống Mái Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) <1 5 29,41 3 17,65 1-2 16 40 16 40 >2 13 41,94 9 29,03 Tổng 34 38,64 28 31,82 Lứa (tháng tuổi)

Bệnh tích xuất hiện ở gà sống Bệnh tích xuất hiện ở gà chết Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) <1 2 11,76 5 29,41 1-2 17 42,5 13 32,5 >2 6 19,35 15 48,39 Tổng 25 28,41 33 37,5

Một số trường hợp gà trên 1 tháng tuổi bệnh trầm trọng trong thời gian dài, đặc biệt là những trường hợp gà nhiễm ký sinh trùng, ấu trùng hoặc noãn nang di hành và gây bệnh ở nhiều cơ quan trong cơ thể bệnh tích thể hiện cũng khá rõ và cao hơn so với gà chết. Ngoài ra, gà trên 1 tháng tuổi thường mắc bệnh mãn tính, lâu ngày thì các bệnh tích ngày càng trở nên trầm trọng và nhiều hơn so với gà nhỏ hơn 1 tháng tuổi. Qua kết quả mổ khảo sát trên cho thấy bệnh tích trên các cơ quan có một số trường hợp ảnh hưởng vào tỷ lệ chết/sống, có những trường hợp không phụ thuộc vào tỷ lệ sống chết.

4.2.4. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở hệ hô hấp 4.2.4.1. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở khí quản 4.2.4.1. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở khí quản

Bảng 5. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở khí quản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chú thích:

 SL: số lượng (con)

 TL: tỷ lệ (%)

Qua Bảng 5 cho chúng ta thấy được bệnh tích chủ yếu xuất hiện trên khí quản ở gà cả 3 nhóm tuổi là xuất huyết với tỷ lệ rất cao (hơn 50%). Các bệnh tích khác như sung huyết, viêm chiếm tỷ lệ rất thấp (2,5%). Sau khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể nhất là khi vào hệ hô hấp (mũi, họng), mầm bệnh sẽ sinh sản tại chỗ rồi lan dần đến niêm mạc thanh khí quản, mầm bệnh làm tổn thương niêm mạc gây xuất huyết. Sau đó mầm bệnh mới vào máu đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể và gây bệnh (Hồ Thị Việt Thu, 2012).

Lứa (tháng tuổi)

Bệnh tích

Xuất huyết Sung huyết Viêm

SL TL SL TL SL TL

< 1 6 35,29 - - - -

1-2 21 52,5 1 2,5 1 2,5

4.2.4.2. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở phổi Bảng 6. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở phổi Bảng 6. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở phổi

Lứa (tháng tuổi)

Bệnh tích

Xuất huyết Sung huyết Tụ máu Nhạt màu Viêm Bọt khí Hoại tử Bệnh tích khác SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL < 1 - - - - 1 5,88 1 5,88 - - - - 1-2 4 10 - - 4 10 11 27,5 2 5 - - 3 7,5 - - > 2 8 25,81 3 9,68 1 3,23 7 22,58 1 3,23 1 3,23 3 9,68 1 3,22 Chú thích:  SL: số lượng (con)  TL: tỷ lệ (%)

Trong quá trình mổ khảo sát bệnh tích trên đường hô hấp và tiết niệu và sinh dục ở gà qua 3 giai đoạn chúng tôi thấy bệnh tích xuất hiện rất đa dạng. Tuy nhiên, bệnh tích xuất hiện chủ yếu nhất là ở phổi. Điều này phù hợp với nhận định của Đỗ Trung Giã (2011) và những nghiên cứu gần đây của Hồ Thị Việt Thu (2012), phổi là bộ phận chủ yếu của bộ máy hô hấp có chức năng trao đổi khí với môi trường bên ngoài. Phổi cung cấp oxy cho hầu hết các tế

bào, đồng thời thải CO2 ra môi trường. Ngoài ra phổi còn nhiều chức năng

khác như: chuyển hóa, lọc, đông máu,…. Do đó, khi mầm bệnh xâm nhập vào phổi, mầm bệnh tác động trực tiếp đến các chức năng của phổi làm phổi bị rối loạn các chức năng và gây ra những tổn thương.

Qua kết quả khảo sát thì bệnh tích xuất hiện trên phổi chủ yếu tập trung ở gà trên 1 tháng tuổi. Với các bệnh tích như xuất huyết, sung huyết, tụ máu, nhạt màu, viêm, có bọt khí, hoại tử và bệnh tích khác. Nhưng bệnh tích xuất hiện nhiều nhất là phổi nhạt màu và xuất huyết. Bệnh tích phổi nhạt màu ở gà trên 1 tháng tuổi là từ 20-30%. Bệnh tích xuất huyết ở gà trên 1 tháng tuổi là từ 10-25,81%. Những bệnh tích này có thể do thức ăn, nước uống, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, hay môi trường. Do gà trên 1 tháng tuổi tiếp xúc với mầm bệnh và nhiễm bệnh trong thời gian dài nên bệnh tích càng ngày càng trầm trong.

Ở gà dưới 1 tháng tuổi thì qua khảo sát bệnh tích xuất hiện ở phổi là tụ máu và phổi nhạt màu, các bệnh tích khác thì không có. Do gà dưới 1 tháng tuổi sức đề kháng còn yếu, khi mầm bệnh từ môi trường, thức ăn, nước uống như virus, vi khuẩn, nấm mốc,… mà gà hít vào hay ăn phải, mầm bệnh sẽ vào phổi và các cơ quan như ruột, thận, tim, gan,… làm cho các cơ quan bị tổn

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh tích đại thể trên đường hô hấp và tiết niệu sinh dụ ở đàn gà tại quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 30)