Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện theo giới tính

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh tích đại thể trên đường hô hấp và tiết niệu sinh dụ ở đàn gà tại quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 37)

Bảng 3. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện theo giới tính của gà

Ở Bảng 3, qua các số liệu cho chúng ta thấy được tỷ lệ nhiễm bệnh qua các giai đoạn ở con trống cao hơn ở con mái. Ở gà trống là 38,64%, ở gà mái là 31,82%. Gà dưới 1 tháng tuổi ở con trống là 29,41%, ở con mái là 17,65%, gà từ 1-2 tháng tuổi ở con trống là 40%, ở con mái là 40%, gà trên 2 tháng tuổi ở con trống là 41,94%, ở con mái là 29,03%. Từ kết quả trên cho thấy tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên các cơ quan có sự ảnh hưởng của giới tính.

4.2.3. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện theo trang thái sống/chết ở gà Bảng 4. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện theo trạng thái sống/chết ở gà

Bảng 4 cho chúng ta thấy tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở gà chết cao hơn so với gà sống (gà sống chiếm tỷ lệ 28,41%, gà chết chiếm tỷ lệ 37,5%). Đối với gà sống dưới 1 tháng tuổi chiếm tỷ lệ là 11,76%, gà chết là 29,41%. Gà sống trên 2 tháng tuổi là 19,35%, gà chết trên 2 tháng tuổi là 48,39%. Có thể là do khi gà chết các bệnh tích trở nên nặng hơn và một số bệnh tích lúc sống không biểu hiện nhưng lúc chết lại xuất hiện. Ngoài ra, các bệnh tích xuất hiện ở gà chết cao hơn là do gà chết quá lâu, trong quá trình vận chuyển từ trại về đến phòng thí nghiệm và nhiệt độ môi trường tác động.

Lứa (tháng tuổi) Giới tính Trống Mái Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) <1 5 29,41 3 17,65 1-2 16 40 16 40 >2 13 41,94 9 29,03 Tổng 34 38,64 28 31,82 Lứa (tháng tuổi)

Bệnh tích xuất hiện ở gà sống Bệnh tích xuất hiện ở gà chết Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) <1 2 11,76 5 29,41 1-2 17 42,5 13 32,5 >2 6 19,35 15 48,39 Tổng 25 28,41 33 37,5

Một số trường hợp gà trên 1 tháng tuổi bệnh trầm trọng trong thời gian dài, đặc biệt là những trường hợp gà nhiễm ký sinh trùng, ấu trùng hoặc noãn nang di hành và gây bệnh ở nhiều cơ quan trong cơ thể bệnh tích thể hiện cũng khá rõ và cao hơn so với gà chết. Ngoài ra, gà trên 1 tháng tuổi thường mắc bệnh mãn tính, lâu ngày thì các bệnh tích ngày càng trở nên trầm trọng và nhiều hơn so với gà nhỏ hơn 1 tháng tuổi. Qua kết quả mổ khảo sát trên cho thấy bệnh tích trên các cơ quan có một số trường hợp ảnh hưởng vào tỷ lệ chết/sống, có những trường hợp không phụ thuộc vào tỷ lệ sống chết.

4.2.4. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở hệ hô hấp 4.2.4.1. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở khí quản 4.2.4.1. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở khí quản

Bảng 5. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở khí quản

Chú thích:

 SL: số lượng (con)

 TL: tỷ lệ (%)

Qua Bảng 5 cho chúng ta thấy được bệnh tích chủ yếu xuất hiện trên khí quản ở gà cả 3 nhóm tuổi là xuất huyết với tỷ lệ rất cao (hơn 50%). Các bệnh tích khác như sung huyết, viêm chiếm tỷ lệ rất thấp (2,5%). Sau khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể nhất là khi vào hệ hô hấp (mũi, họng), mầm bệnh sẽ sinh sản tại chỗ rồi lan dần đến niêm mạc thanh khí quản, mầm bệnh làm tổn thương niêm mạc gây xuất huyết. Sau đó mầm bệnh mới vào máu đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể và gây bệnh (Hồ Thị Việt Thu, 2012).

Lứa (tháng tuổi)

Bệnh tích

Xuất huyết Sung huyết Viêm

SL TL SL TL SL TL

< 1 6 35,29 - - - -

1-2 21 52,5 1 2,5 1 2,5

4.2.4.2. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở phổi Bảng 6. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở phổi Bảng 6. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở phổi

Lứa (tháng tuổi)

Bệnh tích

Xuất huyết Sung huyết Tụ máu Nhạt màu Viêm Bọt khí Hoại tử Bệnh tích khác SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL < 1 - - - - 1 5,88 1 5,88 - - - - 1-2 4 10 - - 4 10 11 27,5 2 5 - - 3 7,5 - - > 2 8 25,81 3 9,68 1 3,23 7 22,58 1 3,23 1 3,23 3 9,68 1 3,22 Chú thích:  SL: số lượng (con)  TL: tỷ lệ (%)

Trong quá trình mổ khảo sát bệnh tích trên đường hô hấp và tiết niệu và sinh dục ở gà qua 3 giai đoạn chúng tôi thấy bệnh tích xuất hiện rất đa dạng. Tuy nhiên, bệnh tích xuất hiện chủ yếu nhất là ở phổi. Điều này phù hợp với nhận định của Đỗ Trung Giã (2011) và những nghiên cứu gần đây của Hồ Thị Việt Thu (2012), phổi là bộ phận chủ yếu của bộ máy hô hấp có chức năng trao đổi khí với môi trường bên ngoài. Phổi cung cấp oxy cho hầu hết các tế

bào, đồng thời thải CO2 ra môi trường. Ngoài ra phổi còn nhiều chức năng

khác như: chuyển hóa, lọc, đông máu,…. Do đó, khi mầm bệnh xâm nhập vào phổi, mầm bệnh tác động trực tiếp đến các chức năng của phổi làm phổi bị rối loạn các chức năng và gây ra những tổn thương.

Qua kết quả khảo sát thì bệnh tích xuất hiện trên phổi chủ yếu tập trung ở gà trên 1 tháng tuổi. Với các bệnh tích như xuất huyết, sung huyết, tụ máu, nhạt màu, viêm, có bọt khí, hoại tử và bệnh tích khác. Nhưng bệnh tích xuất hiện nhiều nhất là phổi nhạt màu và xuất huyết. Bệnh tích phổi nhạt màu ở gà trên 1 tháng tuổi là từ 20-30%. Bệnh tích xuất huyết ở gà trên 1 tháng tuổi là từ 10-25,81%. Những bệnh tích này có thể do thức ăn, nước uống, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, hay môi trường. Do gà trên 1 tháng tuổi tiếp xúc với mầm bệnh và nhiễm bệnh trong thời gian dài nên bệnh tích càng ngày càng trầm trong.

Ở gà dưới 1 tháng tuổi thì qua khảo sát bệnh tích xuất hiện ở phổi là tụ máu và phổi nhạt màu, các bệnh tích khác thì không có. Do gà dưới 1 tháng tuổi sức đề kháng còn yếu, khi mầm bệnh từ môi trường, thức ăn, nước uống như virus, vi khuẩn, nấm mốc,… mà gà hít vào hay ăn phải, mầm bệnh sẽ vào phổi và các cơ quan như ruột, thận, tim, gan,… làm cho các cơ quan bị tổn thương, cơ thể mất máu như bệnh cầu trùng, hô hấp mãn tính, viêm phế quản truyền nhiễm,….

Hình 16. Phổi hoại tử Hình 17. Phổi tụ máu và hoại tử

Bảng 7. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở thận

Qua Bảng 7 cho thấy tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên thận rất thấp. Có 2 dạng bệnh tích chủ yếu là thận sưng và thận hoại tử. Chỉ xuất hiện ở gà trên 1 tháng tuổi, gà dưới 1 tháng tuổi là không có. Gà trên 2 tháng tuổi thì xuất hiện bệnh tích là thận sưng chiếm tỷ lệ 9,68%, gà từ 1-2 tháng tuổi bệnh tích thận sưng là 5%, thận hoại tử là 2,5%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hồ Thị Việt Thu (2012), chỉ trong trường hợp bệnh kéo dài, ngoài tác động đến đường hô hấp, mầm bệnh còn tác động đến các cơ quan khác như thận, gan, tim,… làm biến đổi tổ chức của cơ quan.

Hình 18. Thận sưng Hình 19. Thận sưng và hoại tử

Lứa (tháng tuổi) Bệnh tích Sƣng Hoại tử Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) < 1 - - - - 1-2 2 5 1 2,5 > 2 3 9,68 - -

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua quá trình mổ khảo sát bệnh tích ở 88 gà mọi lứa tuổi ở trại gà tư nhân thuộc quận Bình Thủy Thành Phố Cần Thơ; có thể kết luận rằng:

Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên hệ hô hấp rất cao (57,95% ở phổi và 53,41% ở khí quản). Trong khi đó, tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở hệ tiết niệu và sinh dục rất thấp (6,82% ở thận).

Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở gà trống cao hơn so với gà mái (38,64% trên gà trống và 31,82% trên gà mái).

Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện ở gà chết cao hơn so với gà sống (37,5% trên gà chết và 28,41% trên gà sống).

Gà ở trại khi mổ khám có rất nhiều bệnh tích trên các cơ quan như: phổi nhạt màu, khí quản sung huyết, xuất huyết, thận sưng, hoại tử, nhiễm rất nhiều bệnh kết hợp như: Newcastle, Gumboro, cầu trùng, tụ huyết trùng, cúm gia cầm.

Gà nhiễm bệnh có tỷ lệ tăng theo lứa tuổi và bệnh tích rất phức tạp ở hệ hô hấp.

5.2. Đề nghị

Trại chăn nuôi cần thực hiện tốt những biện pháp quản lý về vệ sinh chuồng trại để góp phần hạn chế được sự phát bệnh trong đàn gà.

Khử trùng và để chuồng trống trong một thời gian để mầm bệnh không còn tồn tại trong khu vực chuồng.

Hạn chế người ra vào trại, phải có người chăm sóc gà trên 1 tháng tuổi riêng gà dưới 1 tháng tuổi riêng, không để người qua lại các ô chuồng.

Tiếp tục tiến hành nhiều nghiên cứu sâu hơn về tình hình nhiễm các bệnh trên gà ở trại kết hợp với việc thử thuốc điều trị để tìm ra loại thuốc có hiệu quả nhất trong việc điều trị bệnh và có hiệu quả kinh tế nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh và Tô Thị Phấn, 2002. 109 Bệnh

gia cầm và cách phòng trị. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

2. Đỗ Trung Giã, 2011. Bài giảng Giải Phẫu Bệnh Lý.

3. Đỗ Trung Giã, 2011. Bài giảng Sinh Lý Bệnh.

4. Nguyễn Hữu Hưng, 2010. Giáo trình Bệnh ký sinh trùng gia súc gia

cầm.

5. Trịnh Quang Khuê và Nguyễn Văn Vinh, 2007. Nghề nuôi gia cầm.

6. Phạm Sĩ Lăng và Phan Địch Lân, 1989. Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm.

7. Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012. Giáo trình Bệnh truyền

nhiễm gia súc gia cầm. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh tích đại thể trên đường hô hấp và tiết niệu sinh dụ ở đàn gà tại quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)