Các phương pháp đường hóa

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất cồn 96 độ từ sắn lát khô năng suất 145 tấn nguyên liệungày (Trang 25 - 26)

Đường hóa dịch cháo sau nấu có thể tiến hành theo phương pháp liên tục, gián đoạn. [3, tr 112]

- Đường hóa gián đoạn: Tất cả quá trình đường hóa chỉ diễn ra trong một nồi duy nhất.

Ưu điểm: Thiết bị đơn giản dễ chế tạo, dễ thao tác, vận hành, sữa chữa, hoạt độ enzyme ít bị giảm do ít tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Nhược điểm: Không hạn chế được lão hóa tinh bột do enzyme cho vào khi dịch bột ở 700C. Năng lượng tốn nhiều do cánh khuấy bị cản trở lớn (dịch đặc, độ nhớt cao). Khó cơ giới hóa tự động hóa, năng suất thấp. Chất lượng dịch đường không ổn định, dễ bị nhiễm trùng hơn so với phương pháp liên tục.

- Đường hóa liên tục: Quá trình đường hóa được thực hiện trong các thiết bị khác nhau, dịch cháo và enzyme amylaza liên tục đi vào hệ thống, dịch đường liên tục đi sang bộ phận lên men.

Ưu điểm: Thời gian đường hóa ngắn, tăng công suất thiết bị. Dịch cháo ít bị lão hóa vì dịch cháo được làm nguội tức thời. Hoạt tính amylaza ít bị vô hoạt do thời gian tiếp xúc với nhiệt độ cao được rút ngắn. Dễ cơ khí và tự động hóa, cho phép tăng năng suất lao động. Năng lượng sử dụng giảm do thời gian đường hóa giảm. Tiết kiệm được diện tích nhà xưởng. Giảm được khả năng nhiễm trùng do

Thiết kế nhà máy sản suất cồn 960 từ sắn lát khô SVTH: Hoàng Thị Thùy với năng suất 145 tấn nguyên liệu / ngày Lớp: 12H2LT

zymaza

Đồ án tốt nghiệp -26- GVHD: KS. Bùi Viết Cường

dịch đường hóa đi trong hệ thống kín. Chất lượng dịch đường ổn định. Khi kết hợp việc làm nguội bằng chân không phương pháp này cho phép nấu cháo ở nồng độ loãng hơn do đó giảm được tổn thất đường khi nấu.

Nhược điểm:

Thiết bị phức tạp. Yêu cầu về điện, nước đầy đủ và ổn định. Yêu cầu cao về kỷ thuật vận hành thiết bị. Vệ sinh, sữa chữa cần có kế hoạch cụ thể.

Muốn đạt hiệu quả cao trong quá trình thủy phân tinh bột thì vấn đề quan trọng trước tiên là tác nhân đường hóa: [5, tr 62]

− Dùng axit HCl hoặc H2SO4: Phương pháp này ít dùng vì giá thành cao mà hiệu suất thu hồi thấp.

− Dùng amylaza của thóc mầm (malt đại mạch): Một số nước Châu Âu vẫn còn dùng phương pháp này.

− Dùng amylaza nhận được từ nuôi cấy vi sinh vật: Đây là phương pháp được hầu hết các nước sử dụng trong sản xuất cồn.

− Dùng amylaza thu được từ nấm mốc: Ở Việt Nam đa số các nhà máy cồn đều dùng phương pháp này, mấy năm gần đây có mua chế phẩm amylaza của hãng Nouvo Đan Mạch.

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất cồn 96 độ từ sắn lát khô năng suất 145 tấn nguyên liệungày (Trang 25 - 26)