Phân xưởng cơ điện

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất cồn 96 độ từ sắn lát khô năng suất 145 tấn nguyên liệungày (Trang 108)

Phân xưởng này là nơi đặt các thiết bị sửa chữa cơ khí, điện.

Phân xưởng là nhà một tầng kích thước 18 × 9 × 6 (m). Diện tích: 162m2

7.2.3. Kho nguyên liệu

Đây là nơi dự trữ nguyên liệu sắn lát khô để cung cấp cho phân xưởng nấu. Lượng nguyên liệu trong kho đủ sản xuất trong 20 ngày. Nguyên liệu được cho vào bao 50 kg, kích thước bao: chiều dài bao 0,8 (m), đường kính bao 0,5 (m).

Trong kho các nguyên liệu xếp chồng nhau tạo thành khối.

Theo bảng 4.4: Lượng sắn cần sản xuất trong một ngày: 145000(kg) Lượng sắn dùng trong 20 ngày là: 145000× 20= 2900000 (kg)

Thể tích một bao nguyên liệu chiếm chỗ:

157 , 0 25 , 0 14 , 3 8 , 0 2 2 = × × = × × =h R V π (m3)

Thể tích nguyên liệu chiếm chỗ: V1= 0,157 9106 50

2900000× = (m3)

Chọn hệ số chứa đầy của kho là 0,8 thể tích thực nguyên liệu chiếm chổ VTT= 11382,5

8 , 0

9106= (m3)

Kích thước kho: 50 × 24 × 7,2 (m), diện tích của kho: 1200 (m2).

7.2.4. Kho thành phẩm

Thành phẩm là cồn 960 là một chất dễ cháy, do đó kho thành phẩm được xây dựng cách nhà sản xuất chính một khoảng thích hợp và phải nằm cuối hướng gió để đề phòng hoả hoạn xảy ra, những ảnh hưởng của phân xưởng sản xuất chính đến chất lượng sản phẩm và nếu có hỏa hoạn xảy ra sẽ giảm thiểu được sự ảnh hưởng

đến phân xưởng sản xuất chính.

Thùng chứa cồn trong kho có dạng hình trụ, được chế tạo bằng thép.

Lượng cồn sản xuất trong một ngày là 52780 (lít) = 52,780 (m3). Kho thành phẩm xây dựng có kích thước chứa lượng thành phẩm sản xuất trong 10 ngày: 527,8m3.

Chọn thùng thân hình trụ có đường kính là 2,8 (m), chiều cao thùng 4,6 (m). Thể tích của mỗi thùng là V = π×Rh=3,14 × 1,42 × 4,6 = 29,5 (m3) Số thùng cần dùng là: 17,892 5 , 29 8 , 527 = . Chọn 18 thùng.

Chọn ba dãy thùng chứa song song nhau, mỗi dãy thùng cách nhau 1 (m), trong cùng dãy thùng sắp xếp các thùng gần nhau.

Kích thước của kho thành phẩm: 24 × 12 × 6 (m), diện tích kho: 288(m2)

7.2.5. Phân xưởng lò hơi

Phân xưởng lò hơi do có đặc điểm dễ cháy nổ nên đặt ở cuối hướng gió. Phân xưởng này chứa các thiết bị lò hơi, các bộ phận của hệ thống tạo hơi đốt cho nhà máy và cung cấp hơi cho phân xưởng sản xuất chính.

Xây dựng phân xưởng kích thước: 12 × 6 × 6 (m), diện tích: 72(m2)

7.2.6. Nhà hành chính

Bao gồm các phòng sau :

- Phòng giám đốc: 6×4=24 (m2) - Phòng phó giám đốc: 2×( 6×4)=48(m2) - Phòng tài vụ: 6×4 =24 (m2) - Phòng tổ chức hành chính: 6×4 =24 (m2) - Phòng kỹ thuật: 6×4= 24 (m2) - Phòng kế hoạch kinh doanh: 6×4=24(m2) - Hội trường: 18 × 6 = 108 (m2) - Phòng y tế: 4 × 4 = 16 (m2)

Xây dựng phân xưởng có kích thước: 24× 6×6 (m), diện tích: 288 (m2)

7.2.7. Trạm xử lí nước

Dùng để xử lí nước dùng cung cấp cho lò hơi, nấu, lên men, chưng cất, sinh hoạt, vệ sinh thiết bị. Kích thước: 6 × 6 × 6 (m), diện tích của trạm nước: 36 (m2)

7.2.8. Nhà vệ sinh, nhà tắm

Tính cho 60 % của ca đông nhất: 0,6 × 68 = 40,8≈ 41(người).

Xây dựng nhà tắm và vệ sinh riêng cho khu nam và nữ, nhà máy có tỉ lệ nam khoảng 65%, tỉ lệ nữ khoảng 35%. Số phòng tắm tính trung bình: 7 (người/phòng).

Vậy cần xây dựng 6 phòng, trong đó có 4 phòng nam và 2 phòng nữ. Số nam là 0,65×41= 27 người; số nữ là 0,35×41= 15 người

Số phòng tắm tính trung bình: 7 (người/phòng).

Vậy cần xây dựng 6 phòng, trong đó có 4 phòng nam và 2 phòng nữ. Kích thước mỗi phòng: 2 × 1,5 × 3 (m).

Phòng vệ sinh tính bằng

4 1

nhà tắm. Nên số phòng của nam: 3×

4 1 = 1 phòng; số phòng nữ là: 2 × 4 1 = 1 phòng. Kích thước mỗi phòng là 2×1,5×3 (m).

Vậy kích thước nhà vệ sinh và nhà tắm là 6 × 4 ×3 (m). Diện tích: 24 (m2).

7.2.9. Nhà ăn, căn tin

Tính cho

3 2

số lượng công nhân của ca đông nhất: 68 46 3

2

=

× người

Diện tích cho mỗi người là 2,25 (m2), diện tích nhà ăn cho 46 người: 46 × 2,25 = 103,5 (m2).

Kích thước nhà ăn: 12 × 9 × 4 (m), diện tích của nhà ăn, căn tin: 108 (m2)

7.2.10. Nhà chứa máy phát điện dự phòng

Để đảm bảo cho nhà máy sản xuất liên tục khi điện mất đột ngột, nhà máy có trang bị máy phát điện dự phòng. Kích thước: 6 × 6 × 4 (m). Diện tích: 36 (m2)

7.2.11. Trạm biến áp

Trạm biến áp để hạ thế đường cao áp xuống lưới điện nhà máy sử dụng. Trạm nằm ở góc nhà máy nơi ít người qua lại. Kích thước trạm: 4×4×6(m), diện tích: 16(m2)

7.2.12. Gara ôtô

Đây là nơi để xe của nhà máy và cũng là trạm bảo quản và sửa chữa xe. Số xe của nhà máy bao gồm: 1 xe lãnh đạo nhà máy, 3 xe đưa đón công nhân, 6

xe chở hàng. Kích thước gara: ( 24 × 6 × 6) m, diện tích Gara ôtô: 144 (m2)

7.2.13. Nhà để xe

Tính 80 % công nhân ở ca đông nhất: 0,8×68 = 55 (người). 1,5 m2 cho 1 xe máy nên diện tích là: 1,5×55= 82,5 (m2)

Kích thước là: 12 × 7 × 3 (m), diện tích của nhà để xe : 84 (m2)

7.2.14. Phòng thường trực và bảo vệ

Phòng xây dựng gần cổng ra vào nhà máy. Gồm 2 phòng, 1 phòng ở cổng trước và 1 phòng ở cổng sau. Kích thước mỗi phòng: 4 × 4 × 4 (m), diện tích 1 phòng: 16 (m2), diện tích 2 phòng: 32 (m2)

7.2.15. Khu xử lý bã và nước thải

Kích thước khu xử lý bã và nước thải: 15 × 6 × 6 (m), diện tích: 90 (m2)

7.2.16. Kho nhiên liệu

Dùng để chứa dầu đốt cho lò hơi, xăng xe và máy phát dự phòng. Kích thước: 12 × 6 × 5 (m), diện tích kho nhiên liệu: 72 (m2)

7.2.17. Trạm bơm

Kích thước của trạm bơm: 6 × 6 × 6 (m), diện tích trạm bơm: 36 (m2)

7.2.18. Trạm máy nén và thu hồi CO2

Kích thước: 12 × 6 × 6 (m), diện tích trạm máy nén và thu hồi CO2: 72 (m2).

Bảng 7.2. Bảng tổng kết các công trình

STT Tên công trình Kích thước (m) Diện tích (m2) 1 Khu nấu, đường hóa, nhân giống 24 × 12 × 14,4 432 2 Khu sản xuất ở ngoài trời 40 × 24 × 24 960

3 Phân xưởng cơ điện 9 × 18 × 6 162

4 Kho nguyên liệu 50 × 24 × 7,2 1200

5 Kho thành phẩm 24 × 12 × 6 288

6 Phân xưởng lò hơi 12 × 6 × 6 72

7 Kho vật tư 12 × 6 × 6 72

8 Nhà hành chính 24 × 6 × 6 288

9 Nhà xử lý nước 6 × 6 × 6 36

STT Tên công trình Kích thước (m) Diện tích (m2)

11 Nhà ăn – căn tin 12 × 9 × 4 108

12 Trạm biến áp 4 × 4 × 6 16

13 Trạm bơm 6 × 6 × 6 36

14 Nhà chứa máy phát điện dự phòng 6 × 6 × 4 36

15 Gara ôtô 24 × 6 × 6 144

16 Nhà để xe 12 × 7 × 3 84

17 Phòng thường trực bảo vệ 2 × (4 × 4 × 4) 32

18 Kho nhiên liệu 12 × 6 × 5 72

19 Bể xử lý bã và nước thải 15 × 6 × 6 90 20 Trạm máy nén và thu hồi CO2 12 × 6 × 6 72

21 Tổng cộng 4224

7.3. Tính tổng mặt bằng cần xây dựng nhà máy

7.3.1. Khu đất mở rộng

Trong thực tế do năng suất của nhà máy chưa phải là lớn nên việc quy hoạch từ ban đầu để có một khu đất mở rộng là hết sức cần thiết, thông thường khu đất dùng để dự trữ cho việc mở rộng nhà máy có thể chiếm từ a = 30-50% diện tích khu sản xuất chính, chọn a = 50%. Diện tích khu đất mở rộng: Fmr = 50% × 1392= 696 (m2).

Kích thước của khu đất là: 38 × 19 (m).

7.3.2. Diện tích khu đất xây dựng nhà máy

FKD = XD XD K F [6, tr 44] FKD: Diện tích khu đất.

FXD: Diện tích xây dựng công trình. FXD = 4224 (m2).

KXD: Hệ số xây dựng. Nhà máy thực phẩm KXD = 33÷50%. Chọn Kxd = 35%. FKD= 12068,571 35 , 0 4224= (m2). Diện tích khu đất: 130x98 (m) Suy ra FKD =12740 (m2)

7.3.3. Tính hệ số sử dụngKSD = KSD = KD SD F F [6, tr 44]

KSD: Hệ số sử dụng. Đánh giá chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tổng mặt bằng. FSD: Diện tích sử dụng khu đất, FSD = FCX + FGT + Fhè, rãnh + FXD.

Trong đó:

FCX: Diện tích trồng cây xanh: FCX = 0,1 × FKD = 1911 (m2). FGT: Diện tích giao thông: FGT = 0,15 × FKD = 1911 (m2). Fhè, rãnh: Diện tích hè rãnh: Fhè, rãnh = 0,05×FKD = 637 (m2). Fhành lang : Diện tích hành lang: Fhành lang = 0,05×FKD = 637 (m2).

Nên: FSD = 1911 + 1911 + 637+ 637+4224 = 9320 (m2). KSD= 0,717 11486 8241 = = KD SD F F . Vậy Kxd = 35%, KSD = 0,717 73 , 0 12740 9320 = = = KD SD SD F F K Vậy Kxd = 35%, KSD = 0,73

Chương 8

AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH NHÀ MÁY

8.1. An toàn lao động

An toàn lao động trong nhà máy đóng vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, sức khoẻ, tính mạng của công nhân cũng như tình trạng máy móc, thiết bị. Vì vậy cần phải được quan tâm đúng mức, phổ biến rộng rãi để công nhân hiểu được tầm quan trọng của nó. Nhà máy phải đề ra nội quy, biện pháp chặt chẽ để đề phòng tai nạn lao động, đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất.

8.1.1. Những nuyên nhân gây ra tai nạn

- Tổ chức lao động và sự liên hệ giữa các bộ phận không chặt chẽ,

- Các phương tiện và dụng cụ bảo hộ lao động còn thiếu hoặc không đảm bảo an toàn,

- Các thiết bị, máy móc được trang bị không tốt hoặc chưa hợp lý,

- Thiếu hoặc không có hoặc hỏng hoặc không đảm bảo an toàn các bộ phận rào, che chắn, bảo hiểm,

- Điều kiện làm việc không được cải thiện, vị trí làm việc không hợp lý, thiếu những điều kiện ổn định trong quá trình làm việc,

- Ý thức chấp hành luật lao động của công nhân chưa cao,

- Vận hành máy móc, thiết bị không đúng theo quy trình kỹ thuật, - Trình độ công nhân còn yếu.

8.1.2. Những biện pháp hạn chế tai nạn lao động

- Tại các bộ phận phải có biển báo an toàn và quy trình sử dụng từng thiết bị, - Bố trí, lắp đặt các thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất,

- Điều kiện làm việc trong nhà máy sản xuất cồn là sản xuất liên tục, thiết bị máy móc lớn, bố trí phức tạp, vì thế phải trang bị rào, che chắn, các bộ phận bảo hiểm hợp lý. Cần quan tâm hơn những vùng nguy hiểm. Thường xuyên theo dõi thay thế những bộ phận này theo quy định sử dụng,

− Công tác tổ chức quản lý của nhà máy: Có nội qui, qui chế làm việc cụ thể cho từng bộ phận, phân xưởng sản xuất. Máy móc thiết bị phải có bản hướng dẫn

vận hành và sử dụng cụ thể. Phải bố trí công việc cho người lao động một cách hợp lý phù hợp với trình độ kỹ thuật, điều kiện sức khoẻ của từng người,

− Công nhân và nhân viên phải thường xuyên học tập và thực hành công tác phòng chống cháy nổ. Mỗi năm nhà máy tổ chức thi nâng bậc để công nhân cán bộ kỹ thuật trong nhà máy nắm vững và nâng cao trình độ,

- Các đường ống hơi nhiệt phải có lớp bảo ôn, áp kế.

- Kho xăng dầu phải đặt xa nguồn nhiệt, phải có các bình CO2 chống cháy, không được hút thuốc,

- Người công nhân vận hành phải thực hiện đúng chức năng của mình, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu máy móc hư hỏng do quy trình vận hành của mình,

- Kỷ luật của nhà máy phải nghiêm để xử lí các trường hợp vi phạm.

8.1.3. Những yêu cầu cụ thể về an toàn lao động

8.1.3.1. Chiếu sáng và đảm bảo ánh sáng khi làm việc

Phải đảm bảo độ sáng tối thiểu trong nhà sản xuất. Các phòng, phân xưởng sản xuất phải có đủ ánh sáng và thích hợp với từng công việc. Ban ngày cần tận dụng ánh sáng tự nhiên, ban đêm sử dụng ánh sáng nhân tạo phải đảm bảo đủ ánh sáng.

8.1.3.2. Thông gió

Tận dụng tối đa sự lưu thông không khí trong nhà máy, bằng cách xây dựng các cửa sổ, cửa trời trên mái. Bảo đảm sự chênh lệch nhiệt độ trong phân xưởng và môi trường không quá 3÷50C. Tại các bộ phận sinh nhiệt như: Nấu sơ bộ, nấu chín, làm nguội, có bố trí quạt gió để tăng cường sự phân tán nhiệt. Tạo điều kiện thoải mái cho công nhân làm việc.

8.1.3.3. An toàn về điện

Hệ thống điều khiển phải được tập trung vào bảng điện, có hệ thống chuông điện báo và đèn màu báo động. Các đường dây dẫn điện được cách điện an toàn và bố trí dọc tường hay đi ngầm dưới mặt đất. Các thiết bị điện phải được che chắn bảo hiểm. Phải có phương tiện bảo vệ cá nhân và biện pháp cấp cứu người bị nạn. Phòng chống sự phát sinh tĩnh điện trong vận hành. Phải có rơ le để đề phòng khi quá tải.

8.1.3.4. An toàn sử dụng thiết bị

- Thiết bị, máy móc phải sử dụng đúng chức năng đúng công suất.

- Mỗi loại thiết bị phải có hồ sơ rõ ràng, sau mỗi ca làm việc phải có sự bàn giao máy móc, nêu rõ tình trạng để ca sau xử lí.

- Thường xuyên theo dõi chế độ làm việc của máy móc, có chế độ vệ sinh, sát trùng, cho dầu vào dầu mỡ thiết bị.

8.1.3.5. Phòng chống cháy nổ

Đối với nhà máy rượu việc phòng chống chảy nổ là rất quan trọng do các nguyên nhân như sản phẩm nhà máy là cồn rất dễ cháy nổ, chập mạch điện, nhiên liệu dễ bắt lửa, các thiết bị đóng cặn, bị ăn mòn lâu ngày bị nổ, các phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình sản xuất.

Để hạn chế cháy nổ cần có biện pháp sau:

- Không hút thuốc tại kho nhiên liệu, xăng dầu, gara ôtô, - Bố trí sản xuất có khoảng cách thích hợp để tránh lây lan,

- Các bộ phận gây cháy nổ như: Kho chứa thành phẩm, lò hơi phải được đặt cuối hướng gió. Những thiết bị dùng điện phải có vỏ an toàn.

- Có bể chứa nước chữa cháy, thiết bị chữa cháy phải được trang bị đầy đủ.

8.1.3.6. An toàn về hoá chất

Các hoá chất phải đặt đúng quy định. Khi sử dụng phải tuân theo quy định đề ra tránh gây độc hại, ăn mòn và hư hỏng thiết bị.

8.1.3.7. Chống sét

Để đảm bảo an toàn cho các công trình nhà máy, phải có cột thu lôi cho các công trình ở vị trí cao.

8.1.3.8. Giao thông trong nhà máy

Nhà máy cần thiết kế các lối đi lại có chiều rộng hợp lý, các cầu thang rộng và chịu lực, dễ dàng đi lại. Ngoài ra bố trí các cửa ra vào hợp lý để khi có sự cố dễ dàng thoát hiểm.

8.2. Vệ sinh nhà máy

cồn. Nếu tiêu chuẩn vệ sinh trong nhà máy không đảm bảo sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.

8.2.1. Vệ sinh cá nhân của công nhân

Công nhân phải mặc áo quần sạch sẽ, đội mũ, đeo khẩu trang, đi ủng và mang găng tay và phải có bịt tai. Không được ăn uống trong khu sản xuất. Thực hiện tốt chế độ khám sức khoẻ định kì cho công nhân.

8.2.2. Vệ sinh máy móc thiết bị

Máy móc, thiết bị phải được vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt các thùng lên men phải được vệ sinh, sát trùng kỹ để chuẩn bị lên men lượng dịch tiếp theo, nhằm hạn chế tối đa sự nhiễm tạp khuẩn làm giảm hiệu suất lên men.

8.2.3. Vệ sinh xí nghiệp

Trong phân xưởng sản xuất, sau mỗi ca cần phải vệ sinh khu làm việc.

8.2.4. Xử lí phế liệu trong quá trình sản xuất

Phế liệu trong quá trình sản xuất như bã hèm là phế liệu dễ gây nhiễm bẩn. Sau mỗi mẻ sản xuất cần chứa đúng quy định và xử lí để sản xuất phân bón vi sinh.

8.2.5. Xử lí nước thải

Nước thải chứa nhiều tạp chất hữu cơ nên vi sinh vật dễ phát triển gây ô nhiễm môi trường sống của con người. Vì vậy vấn đề xử lí nước thải rất quan trọng đối với nhà máy. Nhà máy sử dụng phương pháp sinh học để xử lí nước thải.

Nguyên tắc làm việc hệ thống như sau: Nước thải chảy xuống bể lắng và đi ra ngoài. Do sự tiếp xúc của nước thải và vi sinh vật trên bề mặt vật liệu xốp nên quá trình xử lý được tiến hành khá nhanh. Vật liệu xốp ở đây có thể là gốm, sứ, đá dăm với độ xốp cao. Ưu điểm của bể lắng sinh học là quá trình làm sạch nhanh, liên tục thiết bị đơn giản, dễ làm, rẻ tiền và dễ ứng dụng.

8.2.6. Xử lí nước dùng cho sản xuất

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất cồn 96 độ từ sắn lát khô năng suất 145 tấn nguyên liệungày (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w