Các sơ đồ phân dòng chính

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết Hệ thống phanh ô tô (Trang 34 - 35)

Dẫn động hệ thống phanh làm việc, với mục đích tăng độ tin cậy, cần phải có ít nhất là hai dòng dẫn động độc lập. Trong trờng hợp một dòng bị hỏng thì các dòng còn lại vẫn đợc ôtô máy kéo với một hiệu quả xác định nào đó. Hiện nay phổ biến nhất là các dẫn động hai dòng với sơ đồ phân dòng nh trên hình 1.40. Để phân chia các dòng có thể sử dụng bộ phận điều khiển kép, nh: van khí nén hai khoang, xi lanh chính kép hay bộ chia mà kết cấu của chúng sẽ đợc nghiên cứu ở các phần sau.

Mỗi sơ đồ đều có các u khuyết diểm riêng. Vì vậy, khi chọn sơ đồ phân dòng phải tính toán kỹ dựa vào ba yếu tố chính là:

- Mức độ giảm hiệu quả phanh khi một dòng bị hỏng - Mức độ bất đối xứng lực phanh cho phép

- Mức độ phức tạp của dẫn động

Thờng sử dụng nhất là sơ đồ phân dòng theo các cầu (H1.40a). Đây là sơ đồ đơn giản nhất nhng hiệu quả phanh sẽ giảm nhiều khi hỏng dòng phanh cầu trớc.

Khi dùng các sơ đồ b,c và d hiệu quả phanh giảm ít hơn.Hiệu quả phanh đảm bảo không thấp hơn 50% khi hỏng một dòng nào đó. Tuy vậy khi dùng sơ đồ b và d, lực phanh sẽ không đối xứng, làm giảm tính ổn định khi phanh nếu một trong hai dòng bị hỏng. Điều này cần phải tính đến khi thiết kế hệ thống lái (dùng cánh tay đòn âm).

Sơ đồ e là sơ đồ hoàn thiện nhất nhng cũng phức tạp nhất.

Để đảm bảo những yêu cầu chung đặt ra đối với hệ thống phanh, dẫn động phanh phải đảm bảo những yêu cầu cụ thể sau:

- Đảm bảo sự tỷ lệ giữa mô men phanh sinh ra với lực tác dụng lên bàn đạp và hành trình của nó;

- Thời gian chậm tác dụng khi phanh không đợc vợt quá 0,6 s, khi nhả phanh - không đợc lớn hơn 1,2 s;

- Phải có ít nhất hai dòng độc lập và khi một dòng hỏng, hiệu quả phanh phải còn tối thiểu là 50%;

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết Hệ thống phanh ô tô (Trang 34 - 35)