b. Lợi nhuận còn lại (RI)
1.4.3. Hệ thống kế toán chi phí:
Đối với những nhà quản trị thì việc quản lý chi phí sao cho có hiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu đƣợc nhiều hay ít chịu ảnh hƣởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Do đó, vấn đề đƣợc đặt ra là làm sao để kiểm soát đƣợc các khoản chi phí. Nhận diện, phân tích các hoạt động làm phát sinh ra chi phí là điểm mấu chốt để có thể quản lý chi phí, từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Để quản lý và kiểm soát tốt đƣợc các khoản chi phí, các nhà quản trị thƣờng
phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau, phù hợp với từng mục đích sử dụng. Vậy vì, có nhiều cách phân loại, tác giả chỉ trình bày một trong số các cách mà gắn với đề tài đang nghiên cứu là phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí.
Theo cách phân loại này chỉ ra chi phí gắn liền với mức độ hoạt động số sản phẩm sản xuất ra, số km đi đƣợc, số giờ máy sử dụng,...) nhƣ thế nào. Việc xem xét chi phí sẽ thay đổi nhƣ thế nào, khi mức độ hoạt động thay đổi gọi là sự ứng xử của chi phí. Sự hiểu biết về cách ứng xử của chi phí là chìa khóa để ra quyết định, nếu nắm đƣợc những biến đổi của chi phí thì ngƣời quản lý có khả RI = Lợi nhuận hoạt động – Tài sản đƣợc đầu tƣ x ) Tỷ lệ hoàn vốn
năng tốt hơn trong việc dự đoán chi phí cho các trƣờng hợp thực hiện khác nhau. Kinh nghiệm đã cho thấy rằng, việc ra quyết định khi chƣa hiểu thấu về chi phí và chƣa nắm đƣợc các chi phí này sẽ thay đổi nhƣ thế nào đối với các mức độ hoạt động khác nhau, có thể sẽ dẫn đến thất bại.
Dựa trên cách ứng xử của chi phí đối với sự thay đổi của mức độ hoạt động, ngƣời ta chia toàn bộ chi phí thành ba loại : chi phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp.
Chi phí khả biến
Chi phí khả biến là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm theo sự tăng giảm về mức độ hoạt động. Tổng số của chi phí khả biến sẽ tăng khi mức độ hoạt động tăng và ngƣợc lại. Tuy nhiên, nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì chi phí khả biến lại không đổi trong phạm vi phù hợp.
Chi phí khả biến chỉ phát sinh khi có hoạt động. Chi phí bất biến
Chi phí bất biến là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi.
Vì tổng số không thay đổi nên khi mức độ hoạt động tăng thì phần chi phí bất biến tính trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm đi và ngƣợc lại. Thông thƣờng, trên các báo cáo, chi phí bất biến thƣờng đƣợc thể hiện dƣới dạng tổng số. Trong điều kiện k thuật sản xuất ngày càng phát triển, tự động hóa càng cao, chi phí bất biến sẽ ngày càng gia tăng tỷ trọng trong tổng chi phí. Sự thay đổi này rất có ý nghĩa đối với các nhà quản trị của các đơn vị, ở phƣơng diện là nếu trong quá trình lập kế hoạch có nhiều phƣơng án đƣợc đề ra thì phƣơng án căn bản nhất sẽ là sử dụng nhiều lƣợng chi phí bất biến, bởi vì nhƣ vậy các nhà quản trị sẽ ít phải lựa chọn cho các quyết định hàng ngày.
Chi phí hỗn hợp
Ngoài khái niệm về chi phí khả biến và chi phí bất biến đã nghiên cứu ở trên, còn có một khái niệm quan trọng nữa là chi phí hỗn hợp. Loại chi phí này cũng chiếm một tỷ lệ cao khi hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.
Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thƣờng thể hiện các đặc điểm của chi phí bất biến, ở mức độ hoạt động vƣợt quá mức căn bản nó
thể hiện đặc điểm của chi phí khả biến. Sự pha trộn giữa phần bất biến và khả biến có thể theo những tỷ lệ nhất định.
Một khi chi phí sản xuất kinh doanh đƣợc chia thành yếu tố khả biến và bất biến, các nhà quản trị sẽ vận dụng cách phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí để lập ra một báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và chính dạng báo cáo này sẽ đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ một công cụ phục vụ cho quá trình phân tích để ra quyết định. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đƣợc lập theo mục đích nhƣ trên đƣợc gọi là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lập theo phƣơng pháp trực tiếp.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lập theo phƣơng pháp trực tiếp sẽ cung cấp thông tin về chi phí khả biến gắn liền với việc kiểm soát chi phí thông qua hệ thống chi phí định mức hay dự toán linh hoạt.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lập theo phƣơng pháp trực tiếp chính là nguồn dữ liệu phục vụ cho việc phân tích mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - lợi nhuận CVP) theo dạng số dƣ đảm phí. Trong khi đó, dữ liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lập theo phƣơng pháp toàn bộ không cung cấp thông tin phục vụ cho phân tích mối quan hệ CVP.
Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - lợi nhuận là nghiên cứu sự tác động qua lại giữa các nhân tố sản lƣợng, giá bán, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu hàng bán, đồng thời nghiên cứu ảnh hƣởng của sự tác động qua lại đó đến lợi nhuận. Để thực hiện mục đích trên cần phải tách chi phí của đơn vị thành chi phí khả biến và chi phí bất biến, phải nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích, nhƣ số dƣ đảm phí, tỷ lệ số dƣ đảm phí, kết cấu chi phí, đòn bẩy hoạt động. Trên cơ sở những khái niệm đó, tiến hành phân tích điểm hòa vốn và lợi nhuận, tìm ra công thức xác định sản lƣợng tiêu thụ và doanh thu hòa vốn, công thức xác định sản lƣợng tiêu thụ và doanh thu tại mức lợi nhuận mong muốn.
Vận dụng mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - lợi nhuận sẽ giúp nhà quản trị đƣa ra những quyết định nhằm tăng khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ để tận dụng năng lực của máy móc thiết bị, tăng lợi nhuận của đơn vị. Đồng thời, nó cũng giúp nhà quản trị đƣa ra những quyết định kinh doanh. Chính vì vậy, phân tích mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - lợi nhuận là nội dung quan trọng của kế toán quản trị .