Hiện nay nguồn dược liệu tự nhiên đang được quan tâm như một phương pháp điều trị thay thế cho phương pháp hóa trị. Với sự tối ưu hơn hóa chất tổng hợp trong điều trị ung thư, nên tiềm năng của nguồn dược liệu tự nhiên hiện nay là rất lớn.
Xáo tam phân là nguồn dược liệu có nhiều tiềm năng trong điều trị ung thư thông qua những nghiên cứu đã có nhưng chưa nhiều về thành phần hóa học, về tính gây độc của cao chiết trên một số dòng ung thư và chưa được thực hiện nghiên cứu về hoạt tính kháng phân bào của cao chiết Xáo tam phân lên dòng tế bào ung thư MCF – 7.
Với những kết quả đã có và được biểu diễn trên các đồ thị, cho thấy rõ rằng cao chiết Methanol của Xáo tam phân có khả năng kéo dài thời gian tăng sinh của tế bào MCF – 7 (thời gian nhân đôi bình thường của MCF – 7 là 30,456 giờ nhanh hơn nhiều khi cho tế bào MCF – 7 tác dụng với nồng độ IC50 của cao chiết Methanol Xáo tam phân là 40,2 giờ). Thí nghiệm cũng thể hiện được tế bào không bị ức chế bởi dung môi DMSO mà chỉ bị ức chế bởi cao chiết Methanol Xáo tam phân.
Cao chiết Methanol của Xáo tam phân có tính đặc hiệu đối với dòng tế bào ung thư vú MCF – 7 khi kết quả thí nghiệm khảo sát nồng độ IC50 của cao chiết trên dòng tế bào đối chứng, trong thí nghiệm này tế bào đối chứng là dòng tế bào ADSC thì cao chiết không ảnh hưởng đến dòng tế bào ADSC. Bước đầu cho thấy cao chiết Methanol từ Xáo tam phân tác động hiệu quả lên tế bào ung thư vú hơn so với tế bào thường. Tuy nhiên, để có nhận định chính xác hơn nữa cần có những thử nghiệm trên nhiều dòng tế bào thường khác nhau.
Kết quả của các thí nghiệm là hợp lý so với trước đây đã có những nghiên cứu về cao chiết từ rễ Xáo tam phân (ở đề tài này thực hiện cao chiết từ thân Xáo tam phân) của Viện dược liệu, đánh giá rằng chúng có khả năng gây độc tính trên 5 dòng tế bào ung thư: ung thư gan (Hep-G2), ung thư đại tràng (HTC116), ung thư vú (MDA MB231), ung thư buồng trứng (OVCAR- 8), và ung thư tử cung (Hela).
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Từ những kết quả khảo sát, có thể kết luận chung như sau:
Cao chiết Methanol Xáo tam phân, có tác dụng kháng phân bào đối với dòng tế bào MCF – 7 với nồng độ IC50 = 23,96 µg/µl.
Cao chiết có tác dụng kháng phân bào đối với dòng tế bào MCF – 7, độc tính đối với dòng tế bào này là trung bình.
Cao chiết ít có ảnh hưởng đối với những dòng tế bào bình thường (trong thí nghiệm này là tế bào ADSC).
KIẾN NGHỊ
Qua những kết quả khảo sát, cho thấy rõ được tiềm năng của Xáo tam phân trong việc tìm nguồn dược liệu mới chữa bệnh ung thư. Cần có những nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học, cũng như những khả năng gây độc lên các dòng tế bào ung thư khác nhau (như ung thư gan, ung thư vú, ung thư phổi ,…), tác dụng trên tế bào như chu kỳ tế bào, chết theo chu trình (appotosis), biểu hiện gen,…. Ngoài ra, cũng đưa ra những biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn giống để việc nghiên cứu thuận lợi hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
[1] Phạm Huy Bách., Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Minh Khởi (2013), Phân lập và định lượng Ostruthin trong dược liệu xáo tam phân thu hái tại Việt Nam, Tạp chí Dược liệu, 18 (3), tr. 173-179.
[2] Nguyễn Mạnh Cường, Hồ Việt Đức, Nguyễn Văn Tài, Phạm Ngọc Khanh, Vũ Thị Hà, Trần Thu Hường, Nguyễn Duy Nhất (2013), Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học của cây xáo tam phân họ Rutaceae, Tạp chí Hóa học, 51 (3), tr. 292-296.
[3] Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. [4] Nguyễn Minh Khởi., Phạm Thị Nguyệt Hằng, Đỗ Thị Phương (2013), Nghiên cứu độc tính cấp, tác dụng bảo vệ gan và tác dụng gây độc tế bào ung thư của Xáo tam phân, Tạp chí Dược liệu, 18 (1), tr. 14-20.
[5] Phan Kim Ngọc, Phạm Văn Phúc (2006), Công nghệ Sinh học Người và
Động vật, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[6] Lê Quý Ngưu, Trần Như Đức (1995), Thuốc trị bệnh từ cây cỏ hoang dại, NXB Thuận Hóa, Huế.
TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI
[7] Dahab, R.A., Afifi, F. (2007), Antiproliferative activity of selected medical plants of Jordan against a breast adenocarcinoma cell line (MCF-7), Scientia Pharmaceutica, 75, pp. 121- 136.
[8] George, H.F (1999), Theory and problem biology, Mc Graw Hill, USA. [9] Kubista, E. (2001), Breast cancer: figures and facts, Wien Med Wochenschr, 151 (21-23), pp. 548-51.
[10] Mabberley, D.J. (1998), Australian Ciatreae with notes on other Aureantioideae (Rutaceae). Telopea, Australia.
[11] Margaret, A.S., Ian Freshney, R., Mary, G.F. (1992), Culture of human cervical epithelial cells, Deparrtment of Pathology, University of Cambridge, UK.
[12] Masters, J.R.W., Palsson, B. (1998), Human cell culture, Kluwer Academic Publishers, USA.
[13] Masters, J.R.W. (2000), Animal Cell Culture: A Practical Approach, Oxford University Press, USA.
[14] Simon, P.L. (2003), Cancer cell culture Methods and Protocols, Human Press.
[15] American Cancer Society (2013), Breast Cancer Facts and Figures 2011 – 2012, American Cancer Society, USA.
[16] American Cancer Society (2013), If You Have Breast Cancer, American Cancer Society, USA.
[17] Van Tang Nguyen, Quan Van Vuong, Mecheal. C. Bowyer, Ian A.Van Altena, Christopher J. Scarlett (2015), Phytochemicals and antioxidant capacity of Xao tam phan (Paramignya trimera) root as affected by various solvents and extraction methods, Industrial Crop sand Products, 67, 192-200.