Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu sản xuất sản phẩm cá ngừ (thunnus tonggol) ngâm ớt (Trang 32)

Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hƣởng của thời gian ngâm rƣợu cá tra đến chất lƣợng cảm quan sản phẩm

Mục đích: Nhằm khử mùi cá tra để khi phối trộn với cá ngừ không còn mùi tanh của cá tra trong sản phẩm.

Chuẩn bị mẫu: Sau khi fillet xong tiến hành ngâm cá tra trong rƣợu theo bố trí thí nghiệm 1.

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 1 nhân tố và 3 lần lặp lại với việc ngâm khử mùi cá tra ở các mức thời gian 10 phút, 15 phút và 20 phút. Rƣợu sử dụng là rƣợu Ethanol, có độ cồn là 29,5%, sản xuất 20/11/2013, tỉ lệ pha dung dịch là 50% rƣợu 50% nƣớc, tỉ lệ cá và dung dịch là 1 : 3.

Khối lƣợng mẫu cần dùng là 120g. Tổng số nghiệm thức: 3 * 1 = 3. Tổng số mẫu thí nghiệm : 3 * 3 = 9

Chỉ tiêu đánh giá: Đánh giá cảm quan (màu, mùi, vị, cấu trúc) mùi ở mẫu cuối cùng của sản phẩm.

23 Cá Tra Cá Ngừ Fillet – Rửa 2 Xử lý sơ bộ - Rửa 1 Xử lý sơ bộ - Rửa 1 Fillet – Rửa 2 Thời gian Ngâm rƣợu Hấp ( 100oC, 4 phút ) Làm tơi Tỉ lệ cá ngừ : cá tra (70:30) Làm tơi Hấp (100o C, 4 phút ) Nhiệt độ 118oC Thời gian (45 phút) Đƣờng 6,3% Muối 1,5% Bột ngọt 1% Bột bắp 0,5% Giấm 3% Ớt 3% Cà chua 15% Cà chua 7,3% Dầu 2,8% Sơ đồ bố trí thí nghiệm Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 10 phút 15 phút 20 phút Cân (100g) Xếp hộp (140g/hộp ) Phối trộn gia vị Đánh giá cảm quan ( Cấu trúc, mùi, vị, màu sắc) Thanh trùng – Làm nguội

Chọn mẫu tối ƣu Bài khí – Ghép mí

24

Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của tỉ lệ cá ngừ : cá tra đến chất lƣợng cảm quan sản phẩm.

Mục đích: Nhằm tìm ra tỉ lệ cá ngừ và cá tra thích hợp để phối trộn lại với nhau.

Chuẩn bị mẫu: Sau khi xử lý cá ngừ và cá tra xong ta tiến hành cho cá ngừ và cá tra phối trộn lại với nhau theo tỉ lệ đã đƣợc xác định ở sơ đồ thí nghiệm Hình 3.2.

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 1 nhân tố và 3 lần lặp lại. Tỉ lệ % cá ngừ : cá tra thay đổi lần lƣợt là 50 : 50, 60 : 40, 70 : 30. Tỉ lệ trên đƣợc tính theo phần trăm khối lƣợng nguyên liệu đã phối trộn (100g/hộp).

Tổng số nghiệm thức là: 3 * 1 = 3 Tổng số mẫu thí nghiệm là: 3 * 3 = 9.

Chỉ tiêu đánh giá: đánh giá cảm quan (màu, mùi, vị, cấu trúc) cấu trúc ở mẫu cuối cùng của sản phẩm khi phối trộn cá ngừ và cá tra.

25 Cá Tra Fillet – Rửa 2 Xử lý sơ bộ - Rửa 1 Làm tơi Hấp (100oC, 4 phút) Cân (100g) Nhiệt độ 118oC Thời gian (45 phút) Đƣờng 6,3% Muối 1,5% Bột ngọt 1% Bột bắp 0,5% Giấm 3% Ớt 3% Cà chua 15% Cà chua 7,3% Dầu 2,8% Sơ đồ bố trí thí ngiệm Hình 3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 Tỉ lệ cá ngừ : cá tra Cá Ngừ Xử lý sơ bộ - Rửa 1 Fillet – Rửa 2 Hấp (100o C , 4 phút) Làm tơi Ghép mí Xếp hộp (140g/hộp) Phối trộn gia vị Đánh giá cảm quan (Cấu trúc, mùi, vị, màu sắc)

Thanh trùng – Làm nguội

Chọn mẫu tối ƣu

50 : 50 60 : 40 70 : 30

Bài khí Ngâm rƣợu (15 phút)

26

Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hƣởng của phƣơng pháp phối trộn gia vị đến chất lƣợng cảm quan sản phẩm.

Mục đích: Tìm ra phƣơng pháp thích hợp để sản phẩm đạt chất lƣợng. Chuẩn bị mẫu: Sau khi chọn tỉ lệ 50% cá ngừ và 50% cá tra, tiến hành thí nghiệm 3 với hai phƣơng pháp phối trộn nhƣ sau:

- Phối trộn trực tiếp: lần lƣợt cho tất cả gia vị và dịch cà chua chuẩn bị sẵn ƣớp trực tiếp vào hỗn hợp thịt cá đã có ở thí nghiệm 2, rồi xếp hộp.

- Rót sốt: cho tất cả gia vị và cà chua trộn vào nhau để tạo thành hỗn hợp dung dịch sốt, rồi đem đi cô đặc, sau đó tiến hành rót sốt vào hộp đã xếp cá sẵn trƣớc đó.

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 1 nhân tố và 3 lần lặp lại.

Tổng nghiệm thức là: 2 * 1 = 2 Tổng số mẫu thí nghiệm: 2 * 3 = 6 Khối lƣợng mẫu: 140g.

Chỉ tiêu đánh giá: đánh giá cảm quan (màu, mùi, vị, cấu trúc) vị ở mẫu cuối cùng của sản phẩm.

27 Đánh giá cảm quan

(Cấu trúc, mùi, vị, màu sắc) Thanh trùng – Làm nguội

Chọn mẫu tối ƣu

Cá Tra Cá Ngừ Fillet – Rửa 2 Xử lý sơ bộ - Rửa 1 Làm tơi Hấp (100o C , 4 phút) Ngâm rƣợu (15 phút) Cân Phối trộn trực tiếp Xếp hộp (140g/hộp) Bài khí – Ghép mí Xếp hộp (140g/hộp) Bài khí – Ghép mí Thành phần gia vị Cô đặc (45 giây) Nƣớc sốt Rót sốt Đƣờng 6,3% Muối 1,5% Bột ngọt 1% Bột bắp 0,5% Giấm 3% Ớt 3% Cà chua 15% Cà chua 7,3% Dầu 2,8% 40g Nhiệt độ 118oC Thời gian (45 phút) Sơ đồ bố trí thí nghiệm Hình 3.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3 Xử lý sơ bộ - Rửa 1 Fillet – Rửa 2 Hấp (100o C, 4 phút) Làm tơi 50% cá ngừ : 50% cá tra

28

Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hƣởng của thời gian thanh trùng đến chất lƣợng sản phẩm.

Mục đích: Tìm ra thời gian thanh trùng thích hợp nhất để sản phẩm đạt chất lƣợng tốt nhất.

Chuẩn bị mẫu: Sản phẩm sau khi ghép mí ta tiến hành đem đi thanh trùng ở nhiệt độ 118oC và thời gian theo bố trí thí nghiệm 4.

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với nhân tố thời gian và 3 lần lặp lại.

Tổng số nghiệm thức: 3 * 1 = 3 Tổng số mẫu thí nghiệm : 3 * 3 = 9

Chỉ tiêu đánh giá: đánh giá cảm quan (màu, mùi, vị, cấu trúc) cấu trúc, phân tích thành phần dinh dƣỡng và vi sinh ở mẫu cuối cùng của sản phẩm.

29 Cá Tra Fillet – Rửa 2 Xử lý sơ bộ - Rửa 1 Làm tơi Hấp ( 100o C, 4 phút ) Thời gian (phút) 30 Ghép mí Ngâm rƣợu (15 phút) Sơ đồ bố trí thí nghiệm Hình 3.5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 4 Cá Ngừ Xử lý sơ bộ - Rửa 1 Fillet – Rửa 2 Hấp ( 100o C , 4 phút ) Làm tơi Cân (100g) 50% cá ngừ : 50% cá tra Bài khí Xếp hộp (140g/hộp) Phối trộn trực tiếp Đánh giá cảm quan

(Cấu trúc, mùi, vị, màu sắc và phân tích vi sinh) Thanh trùng (118oC)

Chọn mẫu tối ƣu

(Phân tích thành phần hóa học)

30

3.3 Các phƣơng pháp phân tích, đánh giá

Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu dinh dƣỡng

Xác định hàm lƣợng Protein tổng số bằng phƣơng pháp kjeldalh. Theo TCVN 3705 – 90.

Xác định hàm lƣợng ẩm bằng phƣơng pháp sấy. Theo TCVN 3700 – 90. Xác định hàm lƣợng lipid bằng phƣơng pháp sấy khô. Theo TCVN 3703 – 90.

Xác định hàm lƣợng tro bằng phƣơng pháp nung. Theo TCVN 5105 – 90.

Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu cảm quan

Đánh giá kiểm tra các chỉ tiêu cảm qua bằng phƣơng pháp cho điểm. Theo TCVN 3215 – 79.

Phƣơng pháp phân tích vi sinh vật tổng số

Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí bằng phƣơng pháp đếm số khuẩn lạc.

3.4 Phƣơng pháp xử lí số liệu

Số liệu đƣợc xử lý trên phần mềm Microsoft Excel để tìm các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. Xử lý thống kê bằng Anova bằng phần mềm SPSS 16.0.

31

CHƢƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Ảnh hƣởng của thời gian ngâm rƣợu khử mùi tanh cá tra đến chất lƣợng cảm quan sản phẩm.

Công đoạn ngâm rƣợu nhằm mục đích loại bỏ mùi tanh của cá tra khi kết hợp cùng cá ngừ để tạo ra sản phẩm cá ngừ đóng hộp. Kết quả đánh giá cảm quan đƣợc thể hiện ở hình sau:

Hình 4.1 Đồ thị biểu diễn thời gian ngâm rƣợu khử mùi cá tra

Từ Hình 4.1 cho thấy mẫu M2 (15 phút) có điểm trung bình có trọng lƣợng cao nhất (17,53±1,99a điểm) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với những mẫu còn lại (độ tin cậy là 95%) và mẫu có điểm trung bình có trọng lƣợng thấp nhất là M1 (10 phút) (15,81±1,73b điểm).

Nhƣ vậy, kết quả cho thấy khi tăng thời gian ngâm rƣợu từ 10 đến 20 phút thì điểm trung bình có trọng lƣợng có xu hƣớng tăng rồi giảm. Nguyên nhân là ở thời gian ngâm 10 phút do thời gian ngấm của rƣợu chƣa đủ để khử hết mùi tanh của cá tra, nên mùi tanh của cá tra vẫn còn trong sản phẩm. Còn ở thời gian 15 phút hầu nhƣ không còn xuất hiện mùi tanh của cá tra và khi kết hợp vào sản phẩm thì vẫn giữ đƣợc mùi thơm đặc trƣng của sản phẩm, do thời gian ngấm của rƣợu vừa đủ để khử hết mùi tanh của cá tra trong sản phẩm. Và khi tăng thời gian ngâm lên 20 phút mùi tanh của cá tra không còn nữa mà chỉ còn xuất hiện mùi thơm nồng của rƣợu trong sản phẩm, mất đi mùi đặc trƣng của sản phẩm. Do thời

32

gian ngâm quá dài nên lƣợng rƣợu ngấm vào trong cơ thịt cá tra nhiều nên khi kết hợp vào sản phẩm làm cho sản phẩm mất đi mùi vị đặc trƣng.

Cá có mùi tanh là do trong cá có chứa một số chất có gốc amin (NH) có mùi vị tanh điển hình là Trimelylamin (TMA) là chất có mùi tanh nổi trội nhất. Rƣợu là alcol thấp độ có khả năng hòa tan các hợp chất amin gây mùi tanh trong cá nhƣ TMA. Mặc khác rƣợu còn phản ứng với các acid tự do trong cá tạo thành những este có mùi thơm ngon

Từ kết quả thí nghiệm ta chọn đƣợc mẫu M2 (15 phút) là mẫu cho điểm cảm quan cao nhất. Vì ở thời gian ngâm 15 phút cho chất lƣợng sản phẩm tốt nhất. Do đó, chọn mẫu 15 phút để bố trí thí nghiệm tiếp theo.

4.2 Ảnh hƣởng của tỉ lệ phối trộn thịt cá ngừ và cá tra đến chất lƣợng cảm quan sản phẩm. quan sản phẩm.

Để tạo ra sản phẩm có cảm quan và chất lƣợng tốt nhất thì việc phối trộn thịt cá ngừ và cá tra là hết sức quan trọng, vì tỉ lệ thịt cá quyết định 1 phần lớn đến cảm quan và giá thành của sản phẩm. Kết quả đánh giá cảm quan nhƣ sau:

Hình 4.2 Đồ thị biểu diễn tỉ lệ phối trộn thịt cá ngừ và cá tra

Từ Hình 4.2 cho thấy mẫu M1 (50:50) cho điểm trung bình có trọng lƣợng cao nhất (17,39±2,02a điểm), khác biệt có ý nghĩa thống kê với 2 mẫu còn lại (độ tin cậy là 95%) và mẫu M3 (70:30) có điểm trung bình có trọng lƣợng thấp nhất (15,36±1,70b điểm).

33

Kết quả Hình 4.2 cho thấy điểm trung bình có trọng lƣợng giảm dần từ M1 đến M3. Mẫu 1 với tỉ lệ 50% cá ngừ và 50% cá tra cho sản phẩm có màu sắc cơ thịt cá sáng đẹp, cấu trúc cơ thit mềm, không khô cứng và tạo cấu trúc dẻo dai vừa ăn. Còn đối với mẫu 2 (60 : 40) và mẫu 3 (70 : 30) thì khi càng giảm tỉ lệ cá tra xuống thì sản phẩm càng mất màu trắng sáng của cơ thịt cá và xuất hiện màu sẫm tối, cấu trúc cơ thịt khô cứng khi nhai, nguyên nhân là do cơ thịt cá ngừ có màu sẫm hơn cá tra và săn chắc hơn cơ thịt cá tra. Màu sẫm của cá ngừ là do trong cơ thịt cá ngừ chủ yếu có sự hiện diện của một lƣợng tƣơng đối lớn chất myoglobin, một loại protein liên kết với ôxy tƣơng tự nhƣ hemoglobin. Trong sự hiện diện của ôxy, màu đỏ của ôxy-myoglobin chiếm ƣu thế nên thịt cá có màu đỏ, nhƣng điều này sẽ suy giảm trong quá trình bảo quản và cuối cùng là hình thành metmyoglobin nên thịt cá ngừ chuyển màu nâu sẫm.

Từ kết quả thí nghiệm ta chọn đƣợc mẫu 1 (50 : 50) là mẫu cho chất lƣợng tốt nhất. Do đó, chọn mẫu 1 để bố trí thí nghiệm tiếp theo.

4.3 Ảnh hƣởng của phƣơng pháp phối trộn gia vị đến chất lƣợng cảm quan sản phẩm. sản phẩm.

Đồ hộp cá ngừ ngâm ớt có vị đƣợc hình thành từ cách phối trộn gia vị, cá ngừ và cá tra chỉ đƣợc hấp sơ bộ rồi xếp hộp. Chính vì vậy mà công đoạn phối trộn gia vị đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành vị cho sản phẩm. Tiến hành phối trộn và đánh giá cảm quản đƣợc kết quả sau:

34

Kết quả Hình 4.3 cho thấy mẫu 1 (trực tiếp) cho điểm trung bình có trọng lƣợng cao nhất (17,85±1,82a

điểm) và khác biệt có ý nghĩa thống kê với mẫu 2. Và mẫu 2 (rót sốt) cho điểm cảm quan thấp nhất (15,57±1,41b

điểm).

Từ Hình 4.3 cho thấy điểm trung bình có trọng lƣợng giảm từ mẫu 1 đến mẫu 2. Mẫu 1 có điểm cảm quan cao hơn mẫu 2 là do nguyên liệu cá đƣợc phối trộn trực tiếp với gia vị nên gia vị sẽ thấm đều vào trong cơ thịt cá, khi cho ra sản phẩm có vị mặn, ngọt đậm đà và đặc trƣng. Đối với mẫu 2 là tạo sốt để rót nhƣng do là sản phẩm dạng sệt nên lƣợng sốt tạo ra không nhiều nên khi rót, lƣợng sốt không đủ để thấm đều toàn bộ cơ thịt cá trong hộp. Vì thế, khi cho ra sản phẩm có vị mặn, ngọt không đồng đều và màu sắc không đặc trƣng của sản phẩm, dẫn đến điểm cảm quan thấp.

Từ kết quả thí nghiệm ta chọn đƣợc mẫu 1 (phối trộn trực tiếp) là mẫu cho chất lƣợng sản phẩm tốt nhất. Vì mẫu 1 tạo cho sản phẩm có mùi vị mặn, ngọt đồng đều, đậm đà và đặc trƣng. Do đó, mẫu 1 đƣợc chọn để bố trí thí nghiệm tiếp theo.

4.4 Ảnh hƣởng của thời gian thanh trùng đến chất lƣợng sản phẩm.

Thanh trùng có ý nghĩa rất quan trọng quá trình sản xuất đồ hộp. Trƣớc tiên thanh trùng là để làm chín hoàn toàn thực phẩm bên trong hộp, tiêu diệt vi sinh vật tới mức an toàn cho ngƣời tiêu dùng, tăng hƣơng vị đồ hộp và nâng cao giá trị thực phẩm. Kết quả đánh giá cảm quan nhƣ sau:

35

Qua Hình 4.4 cho thấy mẫu 2 (45 phút) có điểm trung bình có trọng lƣợng cao nhất (17,60±1,31a

điểm). Mẫu 3 có điểm trung bình có trọng lƣợng thấp nhất (13,74±1,04b điểm).

Ở cùng nhiệt độ thanh trùng là 118oC khi tăng thời gian thanh trùng từ 30 phút, 45 phút đến 60 phút thì điểm trung bình có trọng lƣợng tăng rồi lại giảm. Nguyên nhân là do nhiệt độ thanh trùng 118oC là nhiệt độ thanh trùng khá cao nên khi tăng nhiệt độ thanh trùng từ 30 phút đến 45 phút thì cho cấu trúc cơ thịt và màu sắc sản phẩm tốt dần, nhƣng ở thời gian 45 phút thì cho cấu trúc mềm khi nhai và chất lƣợng sản phẩm là tốt nhất. Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng thời gian thanh trùng lên 60 phút thì sản phẩm cho cấu trúc khô cứng và màu sắc sản phẩm sẫm lại dẫn đến chất lƣợng cảm quan sản phẩm giảm xuống.

Qua kết quả thí nghiệm chọn đƣợc mẫu 2 (45 phút) là mẫu cho chất lƣợng sản phẩm tốt nhất. Tuy nhiên, mẫu 1 (30 phút) cũng có điểm trung bình có trọng lƣợng tƣơng đối cao, nhƣng do màu sắc và cấu trúc không tốt hơn mẫu 2 (45 phút) nên không đƣợc chọn. Mẫu 2 (45 phút) cho sản phẩm có cấu trúc dẻo dai và màu sắc sáng đẹp. Do đó mẫu 2 đƣợc chọn để bố trí thí nghiệm tiếp theo.

4.5 Thành phần hóa học của nguyên liệu và sản phẩm

Kết quả phân tích các chỉ tiêu dinh dƣỡng tại phòng thí nghiệm đã xác định đƣợc thành phần dinh dƣỡng của nguyên liệu cá ngừ, cá tra và sản phẩm nhƣ sau

4.5.1 Thành phần hóa học của nguyên liệu và sản phẩm

Bảng 4.5.1 Thành phần hóa học của nguyên liệu cá ngừ, cá tra và sản phẩm Chỉ tiêu Ẩm độ (%) Protein (%) Lipid (%) Tro (%) Vi sinh (cfu/g) pH Cá ngừ 76,42±0,14 21,87±0,22 0,1±0,06 1,45±0,12 Cá tra 70,02±2,05 16,79±1,38 5,98±0,58 1,00±0,08 Sản phẩm 68,43±0,77 16,12±0,47 4,17±0,18 2,46±0,79 2,1x102 6,3 Qua kết quả phân tích ở Bảng 4.5.1 cho thấy thịt cá ngừ có hàm lƣợng ẩm (76,42%) cao hơn kết quả phân tích của Ngô Thị Thu Phấn – 2010 (61,2%) và protein (21,87%) cao hơn (21,3%), còn hàm lƣợng lipid (0,1%) thì thấp hơn (1,76%) và hàm lƣợng tro (1,45%) cao hơn (0,92%). Nguyên nhân khác nhau giữa thành phần hóa học là do dựa vào đặc điểm sinh sống, giới tính và mùa vụ

36

đánh bắt cá ngừ bò. Do là nguồn nguyên liệu có thành phần dinh dƣỡng cao, nên thích hợp để chế biến các sản phẩm đồ hộp. Cũng ở Bảng 4.5.1 cho thấy thành phần hóa học của nguyên liệu cá tra có hàm lƣợng ẩm (70,02%) thấp hơn kết quả

Một phần của tài liệu nghiên cứu sản xuất sản phẩm cá ngừ (thunnus tonggol) ngâm ớt (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)