Tình hình thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm của hộ

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát nghèo và tái nghèo của các hộ dân tại huyện krông nô tỉnh đăk nông (Trang 87 - 90)

6. Bố cục của đề tài

3.5.4. Tình hình thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm của hộ

Thông thƣờng thu nhập thấp thì chi tiêu ít, ngƣời nghèo có thu nhập rất thấp vì thế họ phải chi tiêu ít hay nói cách khác là “thắt lƣng buộc bụng”, điều đó ảnh hƣởng không nhỏ đến cuộc sống, sức khỏe cũng nhƣ đến việc học tập

của con cái. Các khoản chi tiêu thƣờng xuyên cho lƣơng thực, thực phẩm, quần áo, sách vở, xăng dầu… Những hộ tự túc đƣợc lƣơng thực, thực phẩm thì chi tiêu sẽ ít hơn. Tình hình thu nhập, chi tiêu của hộ đƣợc phản ánh qua bảng 3.15.

Bảng 3.15: Tình hình thu nhập, chi tiêu của hộ

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Nghèo Không nghèo Chênh lệch

Thu nhâp BQ/hộ 1.161.618 6.770.563 5.608.945 Chi tiêu BQ/hộ 1.097.712 4.016.119 2.918.406 Tiết kiệm BQ/hộ 63.905 2.754.444 2.690.539

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Nhìn chung, mức thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm bình quân/hộ/tháng có sự chênh lệch giữa hộ nghèo và hộ không nghèo khá cao. Những hộ nghèo có thu nhập bình quân khoảng 1.161.618 đồng, hộ không nghèo có mức thu nhập bình quân khoảng 6.770.563 đồng. Tƣơng ứng với mức thu nhập, chi tiêu bình quân/hộ/tháng của hộ nghèo khoảng 1.097.712 đồng, còn hộ không nghèo là 4.016.119 đồng. Vì vậy tiết kiệm bình quân của hộ nghèo rất thấp mỗi tháng chỉ tiết kiệm 63.905 đồng trong khi đó hộ không nghèo tiết kiệm đƣợc 2.754.444 đồng (bảng 3.15).

Thu nhập của hộ nghèo chủ yếu từ lúa, ngô, sắn và đi làm thuê. Những loại cây trồng nông nghiệp này cho giá trị kinh tế thấp nhƣ: Thu nhập từ trồng lúa sau khi trừ đi những chi phí trong quá trình canh tác còn lại khoảng 1,5 triệu đến 2 triệu đồng/sào, thu nhập từ trồng ngô sau khi trừ đi chi phí còn lại khoảng 2 triệu đến 3 triệu đồng/sào… vì vậy đối với những hộ có diện tích đất canh tác ít sẽ càng gặp khó khăn. Trong khi đó, đối với những hộ khá, họ có nhiều đất để canh tác, có vốn đầu tƣ nên thu nhập của họ cao hơn. Ngoài ra, đa số những

hộ không nghèo họ còn đa dạng hóa nguồn thu nhập bằng cách chăn nuôi nhƣ bò, lợn, dê, nuôi cá nƣớc ngọt và tham gia buôn bán khi đến mùa thu hoạch, vì thế thu nhập của gia đình càng cao hơn.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát nghèo và tái nghèo của các hộ dân tại huyện krông nô tỉnh đăk nông (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)