6. Bố cục của đề tài
2.3.1. Phân tích định tính và thống kê mô tả
Theo các công trình nghiên cứu trƣớc đây nhƣ: Van de Walle, D. và Dileni, G.(2001), Minot, N. (2004), WB (2007), Đinh Phi Hổ và Nguyễn Trọng Hoài (2007)[8], tác giả tiến hành nghiên cứu và phân tích các yếu tố sau:
-Nghề nghiệp, tình trạng việc làm: Ngƣời nghèo thƣờng không có việc làm, đi làm thuê hoặc làm công việc trong nông nghiệp; trong khi đó ngƣời có thu nhập trung bình hoặc cao (không nghèo) thƣờng có việc làm trong những lĩnh vực có thu nhập cao và tƣơng đối ổn định nhƣ buôn bán, dịch vụ hay công chức.
-Trình độ học vấn: Vì không có đủ tiền để trang trải cho chi phí học tập nên con cái hộ nghèo thƣờng bỏ học rất sớm hay thậm chí không đi học. Hơn nữa, ngƣời nghèo không những thiếu hiểu biết mà còn thiếu khả năng tiếp thu
Sơ đồ 2.1: Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự giảm nghèo
Nhận dạng các nhân tốảnh hƣởng đến sự giảm nghèo Phân tích định tính và thống kê mô tả Phân tích định lƣợng xây dựng ( mô hình) Đối chiếu Gợi ý các giải pháp giảm nghèo
kiến thức chuyên môn cần thiết trong hoạt động kinh tế. Hệ quả là ngƣời nghèo thƣờng rơi vào vòng luẩn quẩn (bẫy nghèo đói):“ít học – nghèo” và không thể thoát ra đƣợc.
-Giới tính của chủ hộ: Ở vùng nông thôn, những hộ gia đình có chủ hộ là nữ có nhiều khả năng nghèo hơn những họ có chủ là nam. Điều đó do nữ thƣờng có ít cơ hội làm việc với thu nhập cao, mà thƣờng làm việc nhà và sống dựa vào nguồn thu từ ngƣời nam trong gia đình.
-Dân tộc: Dân tộc thiểu số thƣờng có trình độ học vấn thấp, kinh nghiệm sản xuất kém, ít biết tiếp cận thông tin về giá cả, về ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp, thƣờng sống ở vùng sâu, vùng xa, vì thế dễ rơi vào tình trạng nghèo hơn so với dân tộc kinh.
-Quy mô hộ: Quy mô một hộ gia đình càng lớn thì hộ có chi tiêu cao hơn. Do đó có nhiều khả năng nghèo hơn hộ ít ngƣời.
-Số ngƣời sống phụ thuộc: Tỷ lệ ngƣời ăn theo càng cao, họ phải gánh chịu nhiều chi phí hơn cho học hành, khám chữa bệnh. Do đó có nhiều nghèo hơn hộ có ít ngƣời phụ thuộc.
-Quy mô diện tích đất của hộ gia đình: Ở nông thôn, đất là tƣ liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, nguồn tạo ra thu nhập cho hộ. Hộ không có đất hoặc quy mô đất ít thƣờng đi đôi với nghèo.
-Quy mô vốn vay từ định chế chính thức: Thiếu vốn đầu tƣ dẫn đến năng suất thấp, kéo theo thu nhập hô gia đình thấp. Do đó, vay vốn từ định chế chính thức là công cụ quan trọng giúp hộ nông thôn thoát nghèo.
-Khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm đƣờng giao thông, điện, chợ, nƣớc sạch, hệ thống thông tin liên lạc. Cơ sở hạ
tầng nông thôn phát triển, nhất là thông qua thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm cho ngƣời nghèo ở vùng nông thôn.
-Phƣơng tiện sản xuất: Hộ đƣợc trang bị phƣơng tiện sản xuất đầy đủ có khả năng có thu nhập cao hơn, giảm đƣợc chi phí sản xuất, thu nhập tăng thêm từ việc cho thuê máy móc.