6. Bố cục của đề tài
3.3.3. Các chính sách hỗ trợ từ các dự án phát triển
Dự án tăng cƣờng năng lực kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông do tổ chức IFAD tài trợ (Dự án 3 EM) sẽ đƣợc triển khai thực hiện trong vòng 5 năm (2011-2016) tại 23 xã của 5 huyện gồm: Krông Nô, Đắk R’lấp, Tuy Đức, Đắk Glong và Đắk Song với mục đích là góp phần cải thiện sinh kế cho đồng bào DTTS và có sự mở rộng cho các đối tƣợng là ngƣời nghèo, cận nghèo khác trên địa bàn tỉnh. Dự án với 3 hợp phần:
1) Hợp phần Phát triển sinh kế cho đồng bào Dân tộc Thiểu số với các tiểu hợp phần: Dịch vụ khuyến nông bền vững; Phát triển chuỗi giá trị và lập kế hoạch và cơ sở hạ tầng cộng đồng có sự tham gia.
2) Dịch vụ Tài chính Nông thôn với các tiểu hợp phần: Cho vay vốn đối với Nông nghiệp phát triển Chuỗi giá trị; Nhóm Phụ nữ tiết kiệm và Tín dụng; 3) Hợp phần quản lý dự án.. Qua thực tế, tất cả các nhóm đối tƣợng đƣợc ƣu tiên của dự án đều đang gặp khó khăn trong vấn đề sinh hoạt và sản xuất. Đặc biệt là trình độ thâm canh, chất lƣợng nông sản, mức độ tham gia thị trƣờng… Dự án 3 EM có ý nghĩa rất lớn trong việc thay đổi nhận thức về phát triển kinh tế cho đồng bào [6].
Dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên tỉnh Đắk Nông do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ (Dự án FLITCH) với 4 hợp phần gồm: Phát triển và quản lý tài nguyên rừng bền vững; Xây dựng năng lực thông qua các lớp đào tạo; Quản lý dự án; Cải thiện sinh kế, với tổng kinh phí 170.000 triệu đồng đƣợc triển khai từ năm 2009 [18].
Chính sách hỗ trợ từ các chƣơng trình, dự án đã đem lại kết quả đáng khích lệ trong việc xóa đói giàm nghèo ở huyện Krông Nô. Tuy nhiên, trong đó có dự án chƣa mang lại hiệu quả mong muốn nhƣ nguồn quỹ CDF (quỹ phát triển xã) trong dự án FLITCH.