5.3. Nguyên tắc tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học lịch sử học lịch sử
- Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng môn học, không biến bài học môn Lịch sử thành bài học giáo dục môi trường.
- Khai thác nội dung giáo dục bảo vệ môi trường có chọn lọc, đảm bảo cho HS vừa nắm vững kiến thức bộ môn, vừa có được những kiến thức, kĩ năng về giáo dục BVMT (Cả môi trường tự nhiên và xã hội).
- Việc tích hợp GDBVMT trong dạy học lịch sử không giới hạn trong bài nội khoá mà cần phải tiến hành các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt là các bài về lịch sử địa phương, dạng bài thực địa...
-Việc lồng ghép giáo dục BVMT vào trong bài học lịch sử phải hết sức nhẹ nhàng, tự nhiên, tránh gượng ép, sống sượng, khiên cưỡng áp đặt.
5.4. Hình thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học lịch sử lịch sử
Trên cơ sở phương pháp dạy học bộ môn (Thông tin, tái hiện kiến thức lịch sử; phân tích, so sánh tìm hiểu bản chất sự kiện và tìm tòi, nghiên cứu) GV khéo léo kết hợp việc giáo dục lịch sử với GD môi trường. Chẳng hạn, khi dạy về “Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965-1973)” (lịch sử 12), GV đưa ra một số bức ảnh về sự phá hoại của đế quốc Mĩ bằng rải bom B52, rải chất độc hoá học (chất diệt lá) xuống các cánh rừng Việt Nam, qua đó HS thấy rõ tội ác của đế quốc Mĩ trong việc huỷ diệt sự sống và môi trường và tác hại của nó kéo dài hàng chục năm sau cuộc chiến:
+ Miêu tả, tường thuật, kể chuyện, giải thích, nêu đặc điểm, sử dụng đồ dùng trực quan để tái hiện hình ảnh lịch sử.
+ Trao đổi, thảo luận, vấn đáp, đàm thoại, phân tích, so sánh …để nhận thức bản chất sự kiện, hiện tượng.
+ Nêu vấn đề, đưa ra các tình huống, các bài tập, tổ chức việc tự học cho HS để các em tự tìm tòi, nghiên cứu, nâng cao nhận thức và vốn hiểu biết lịch sử.