Yêu cầu về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu HÌNH THÀNH NĂNG lực dạy học TÍCH hợp CHO GIÁO VIÊN THPT (Trang 73 - 76)

BVMT cho HS.

Mặt khác, môn Lịch sử giúp cho HS hiểu được sự tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người (đặc biệt là thời kì nguyên thuỷ và thời cổ đại); sự tác động của con người vào môi trường tự nhiên, cũng như những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đối với môi trường tự nhiên, qua đó góp phần dự báo những con đường tác động tiếp theo của con người đối với thế giới tự nhiên và những hướng thay đổi tích cực đối với MT.

Bên cạnh đó, việc GDBVMT trong môn Lịch sử giúp cho HS hiểu rõ hơn, sâu hơn quá trình phát triển của xã hội loài người. ( Điều kiện tự nhiên đã tác động tới đặc điểm văn hoá, văn minh nhân loại ở thời cổ đại như thế nào;Trình độ văn minh của con người qua các thời kì lịch sử được đánh dấu ở những sự kiện nào trong quan hệ đối với tự nhiên...) Với một ý nghĩa như vậy, môn Lch s có kh năng góp phn thc hin giáo dc bo v môi trường cho hc sinh.

5.2. Yêu cầu về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua trong dạy học Lịch sử Lịch sử

Việc GDBVMT qua môn Lịch sử ở trường phổ thông nói chung, trường THPT nói riêng phải thông qua nội dung môn học. Trên cơ sở tìm hiểu nội dung CT-SGK Lịch sử lớp 10, 11, 12, chúng tôi xác định những yêu cầu về nội dung cần GD cho HS là:

- Cung cấp cho HS những kiến thức về không gian nơi xảy ra sự kiện lịch sử. Điều này hết sức quan trọng, vì mọi sự kiện, quá trình, nhân vật lịch sử đều xảy ra trong những điều kiện tự nhiên, xã hội nhất định.

- Sự tác động của môi trường đối với sự hình thành con người, xã hội loài người; sự hình thành và đặc điểm văn hoá, văn minh nhân loại (môi trường tự nhiên khác nhau đã góp phần tạo ra sự khác nhau giữa các nền văn minh cổ đại về thời gian ra đời và kết thúc, về đặc điểm và thành tựu...)

- Con người thích nghi với tự nhiên, khai thác, chinh phục thế giới như thế nào?. Việc khai thác chinh phục thế giới tự nhiên, phục vụ đời sống và sự phát triển của xã hội ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường sống.

- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên, các nguồn năng lượng sạch ( năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thực vật.) .

- Gìn giữ, bảo vệ các di tích lịch sử, các di sản văn hoá.

ây là một nôi dung đặc biệt quan trong cần chú ý khai thác khi dạy học lịch sử . Những vấn đề này có thể sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới.

Ví dụ, dạy phần kiến thức văn hóa cổ đại phương Đông cho học sinh lớp 10, giáo viên có thể khai thác những tư liệu lịch sử sau đây để giáo dục bảo vệ môi trường văn hóa lịch sử

+ Áctêmít

Khi Hy Lạp xâm lược phương Đông, chúng xây dựng ở Tiểu á Tây Bộ nhiều thành phố nổi tiếng : Alêcxariđri, Halicacnat, Êpheolơ,.v..v... Êphedơ là thành phố nổi tiếng về sự giàu có, nhà vua đức độ, quần thần tài hoa, đội ngũ thủ công lành nghề, các kiến trúc sư tài giỏi

Êphêdơ thờ thần Áctêmít một trong mười hai vị thần nổi tiếng của Hy Lạp. Áctêmít là núi thần biểu trưng cho sự thanh tao, trong trắng, hết lòng che chở cho muông thú, cỏ cây, giữu gìn sự bình yên cho muôn loài. Vì vậy người Êphơdơ muốn xây dựng đền thờ áctêmít nguy nga tráng lệ để thể hiện lòng tôn kính của mình. Công việc đã được giao cho kiến trúc sư Khecxifhrôn- người am tường nhiều lĩnh vực: Địa Lý, Lịch Sử, Triết học, Thiên văn ....

Công trình đồ sộ, thi công phức tạp, tốn kém, nhiều khi thiếu tiền của dân chúng hoài nghi, phiến ông hoàn toàn tuyệt vọng và muốn tìm đến cái chết. Sau đó nghị lực phi thường khiến ông trụ vững vượt qua và lại tiếp tục công việc của mình. Ông đã cống hiến cả đời mình cho công trình Đại Đế, tới khi nhắm mắt xuôi tay công việc vẫn còn ngổn ngang. Con trai ông là MêTaghen đã tiếp tục công việc cha mình và hoàn thành cơ bản công trình có một không hai đó. Từ khởi công đến hoàn thành 120 năm.

Một kẻ vô lại của thành phố Êphêdơ là Êrôxtrát đã muốn mình nổi danh về thành tích bất hảo. Y đã đốt cháy ngôi đền áctêmít, niềm tự hào không chỉ của người Êphêdơ mà còn là của nhân loại bởi nó là một kỳ quan của thế giới cổ đại.

Hành động điên khùng đó, khiến cho người dân Êphêdơ đau buồn và căm phẫn. Nhà vua Êphêdơ đã căm tức tới mức cấm người dân không được nhắc tới tên của kẻ vô lại này không được nhắc đến vụ cháy khủng khiếp đó, coi hắn không phải là của con người mà là một loại động vật không có tên trên trái đất.

Căm phẫn tên vô lại, dân Êphêdơ đã quyết tâm quyên góp, tiền của, xây dựng lại đền. Vị hoàng đế Alêcxăngđrơ trên đường chinh phục ấn Độ đã ghi ghé lại Êphêdơ rất đỗi khâm phục người dân vùng này, ông đã cho tiền động viên vì vậy, ngôi đền này một lần nữa được mọc lên đồ sộ hơn tráng kệ hơn. Rồi một ngày kia Êphêdơ bị xâm lược kẻ xâm lược rất đỗi khâm phục tài năng của người dân Êphêdơ, và vẻ đẹp lộng lẫy uy nghi của đền áctênít tái hoàn. Chẳng hiểu từ đâu, người ta đồn rằng trong đền có vàng, thế là cả đám quân xâm lược xông vào phá phách đào bới. Và lần này đền Áctêmít vĩnh viễn ra đi.

+ Thư viện ở Alếchxăngđrơ ở Ai Cập, nơi lưu giữ lượng sách khổng

lồ được xây khoảng thế kỷ II trước CN. Thư viện sớm nhất thế giới. Đây là nơi lưu giữ hầu hết các công trình nghiên cứu, các tác phẩm văn học nghệ

thuật của Hy Lạp cổ đại. Số sách ở đây lên tới 700 000 cuốn. Biết bao nhà khoa học nổi tiếng đã từng làm việc ở đây Ơcơlít, Acsimet. Alếchxăngđrơ, con vị vua Ptôlêmê rất có ý thức bảo vệ những di sản văn hoá nhân loại. Ông cho người đi khắp nơi mua tất cả các tác phẩm viết bằng tiếng Hy Lạp .

Năm 48 – 47 trước CN quân xâm lược La Mã do Xêda cầm đầu đã tiến công Alếchxăngđrơ, một số lượng lớn sách bị đột cháy, một số khác bị thu làm chiến lợi phẩm đưa về La Mã bị lật thuyền.

Thế kỷ IV cuộc chiến tranh tôn giáo ( thiên chúa và các tôn giáo khác) ở đây một lần nữa tàn phá thư viện.

Tệ hại hơn năm 641 quân Arập đánh Alếchxăngđrơ đã lấy toàn bộ sách thư viện để đun nước tắm. Sách trở thành củi đốt trong 6 tháng. Sau thư viện bị hoàn toàn tiêu huỷ lịch sử mãi nguyền rủa đám quân xâm lược vô văn hóa đó.

Một phần của tài liệu HÌNH THÀNH NĂNG lực dạy học TÍCH hợp CHO GIÁO VIÊN THPT (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)