Tích hợp kiến thức địa phương trong thực hành lịch sử

Một phần của tài liệu HÌNH THÀNH NĂNG lực dạy học TÍCH hợp CHO GIÁO VIÊN THPT (Trang 48)

Công tác thực hành trong dạy học lịch sử xuất phát từ nguyên lý giáo dục của Đảng: ''Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội'' (1)

Theo cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, thực hành lịch sử góp phần làm cho

''Giáo dục phổ thông gắn liền với lịch sử thiên nhiên, xã hội, con người địa phương, làm cho việc giảng dạy và học tập ở nhà trường thấm đậm hơn cuộc

đời thực. Học sinh ngay từ lúc còn đi học đã sống với thực tế xã hội xung quanh'' .

Như vậy, công tác thực hành lịch sử là biện pháp tốt nhất để học sinh biết tớch hợp kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu, tớch hợp những kiến thức tổng hợp với thực tiễn xã hội, biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

Nguyên lý Giáo dục của Đảng được thể chế hoá trong Luật Giáo dục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Quốc hội khoá IX thông qua ngày 2/ 12/ 1998: ''Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận

(1) (3) Luật Giáo dục. Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 1998, Tr 8- 9;19

Công tác thực hành lịch sử góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo ở trường phổ thông. Hoạt động dạy học trong trường phổ thông nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển thành những con người toàn diện, có trình độ kiến thức phổ thông cơ bản, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực hành động, đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp cách mạng đòi hỏi. Từ thực hành lịch sử địa phương, học sinh được bổ sung, hoàn thiện tri thức lịch sử dân tộc - một bộ phận tri thức phổ thông trước khi các em bước vào cuộc sống tự lập. Những nhận thức về tính quy luật trong sự phát triển của lịch sử, những bài học kinh nghiệm quý báu, việc vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích những vấn đề thực tiễn đang đặt ra .v.v. đều được hình thành từ công tác thực hành bộ môn, trong đó có thực hành lịch sử địa phương ở trường học. Từ hoạt động thực hành lịch sử địa phương, học sinh có những nhận thức sâu sắc về nơi mình sinh ra, lớn lên, ý thức rõ trách nhiệm của mình đối với miền quê giàu truyền thống lịch sử, văn hoá.

- Công tác thực hành lịch sử địa phương có ý nghĩa giáo dưỡng sâu sắc đối với việc học tập lịch sử của học sinh trong trường phổ thông. Thông qua hoạt động thực hành, học sinh biết cách vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và cũng chính từ hoạt động thực tiễn, những tri thức lịch sử được củng cố khắc sâu. Không chỉ vậy, hoạt động thực hành lịch sử địa phương được coi là một trong những nguồn nhận thức tri thức lịch sử. Từ thực tiễn sinh động, đa dạng của hoạt động thực hành, học sinh có thể tự khám phá, lĩnh hội thêm những kiến thức mới, bổ sung, hoàn thiện, củng cố những kiến thức cơ bản được học trong nhà trường.

Hoạt động thực hành lịch sử địa phương luôn hấp dẫn đối với học sinh phổ thông. Đây là hoạt động học tập, nghiên cứu ngoài nhà trường, nếu được

Theo lý luận dạy học hiện đại, trong thời đại bùng nổ thông tin, học sinh có thể tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu khác nhau; vì vậy, giáo viên cần chú trọng thực hành, hướng dẫn học sinh tiếp cận, tìm hiểu tài liệu, tiếp nhận tri thức. Thực hành giúp học sinh nắm vững sự kiện, hiện tượng lịch sử, bồi dưỡng hứng thú, say mê trong hoạt động nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, chủ động vận dụng những kiến thức đã học vào lý giải những vấn đề của thực tiễn.

Từ công tác thực hành, học sinh càng nhận thức rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, thấy được sự phát triển của lịch sử địa phương có những đặc điểm mang tính đặc thù, song luôn luôn tuân thủ theo sự phát triển chung của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.

Công tác thực hành lịch sử địa phương rèn luyện cho học sinh những kỹ năng sưu tầm, nghiên cứu tư liệu lịch sử. Đặc biệt, từ việc sưu tầm, xử lý tư liệu, học sinh được rèn luyện các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, cũng như những phán đoán, giả thuyết nêu ra và hướng giải quyết trong nghiên cứu. Đó chính là cơ sở để rèn luyện khả năng phát triển năng lực tư duy, độc lập, sáng tạo, bồi dưỡng niềm say mê, hướng thú đối với hoạt động học tập nghiên cứu lịch sử địa phương cho học sinh trong trường phổ thông.

Hoạt động thực hành lịch sử địa phương còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Được trực tiếp tham gia hoạt động sưu tầm, nghiên cứu lịch sử địa phương, học sinh có những nhận thức đúng đắn về giá trị lịch sử văn hoá của địa phương mình. Càng tự hào về truyền thống của quê hương các em càng có

Công tác thực hành lịch sử địa phương giúp các em học sinh biết gắn kết quả sưu tầm nghiên cứu vơí những mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương. Nguồn tài liệu phong phú trên các lĩnh vực kinh tế, lịch sử, văn hoá .v.v. là những cứ liệu quan trọng giúp cho các cấp chính quyền địa phương có những đề án quy hoạch mang tính chiến lược để khai thác hiệu quả, sử dụng hợp lý tiềm năng kinh tế xã hội ở các địa phương. Điều đó còn góp phần bồi dưỡng niềm tự hào chân chính cho nhân dân địa phương về những giá trị truyền thống văn hoá của quê hương mình.

Như vậy, hoạt động thực hành là nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác nghiên cứu, dạy học lịch sử địa phương. Việc tổ chức, triển khai hiệu quả hoạt động thực hành là trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu và dạy học lịch sử địa phương trong trường phổ thông hiện nay. Để làm tốt công tác thực hành lịch sử địa phương, chúng ta cần nắm vững nội dung, hình thức tiến hành, phương pháp thực hiện trên tất cả các công việc chủ yếu của hoạt động nghiên cứu lịch sử địa phương.

Ví d: Thc hành tìm hiu Địa danh lch s

Nghiên cứu lịch sử địa phương ta bắt gặp nhiều tên gọi xóm làng, núi, sông, đồng, ruộng, biển, hồ .v.v. Những cái tên đó đều có nguồn gốc của nó. Tìm hiểu địa danh giúp ta hiểu được nguồn gốc của xóm làng, đặc điểm nghề nghiệp truyền thống, điều kiện tự nhiên, xã hội liên quan đến địa phương. Hướng dẫn tìm hiểu về địa danh luôn tạo ra sự hấp dẫn, hứng thú đối với học sinh trong nhà trường. Ta có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu địa danh gần gũi nhất là tên làng, tên phố.

- Tên làng gắn với đặc điểm địa lý tự nhiên.

Làng, xóm, Bản, Mường, buôn, sóc ... của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều gắn với một vùng đất nhất định (vị trí không gian). Ở những nơi đó có những điều kiện tự nhiên chi phối trực tiếp cuộc sống của cộng đồng các dân tộc. Chính vì vậy nhiều địa danh, tên làng trong quá trình hình thành gắn liền với điều kiện tự nhiên nơi đó.

Làng Trung Sơn, Lam Sơn, Bắc Sơn ... gắn liền với vùng núi; Thanh Châu, Hà Châu gắn liền với vùng đất phù sa bồi đắp ven sông; Nà Hang, Nà Sản, Nà Ngần gắn liền với vùng ruộng bậc thang ven rừng của đồng bào Tày- Thái; Khuổi Nậm, Khuổi Kịch là làng bản gắn liền với suối của đồng bào Tày - Nùng.

- Tên làng, phố gắn liền với nghề truyền thống.

Các tên phố cổ ở Hà Nội như Hàng Thiếc, Hàng Đồng, Hàng Bạc, Hàng Mã, Hàng Đào .v.v. đều gắn với nghề thủ công truyền thống của cư dân Thăng Long ngàn năm văn hiến. Ở nhiều nơi, các tên Làng Chài, Làng Đúc, Làng Bông .v.v. đều gắn với nghề nghiệp của phần lớn cư dân nơi đó.

- Tên làng gắn với những biến động xã hội.

Việc tách dân, di cư tự nhiên hoặc do những biến động xã hội, nhất là chiến tranh, loạn lạc, nhiều bộ phận cư dân phải bỏ quê tìm nơi ở mới. Họ lập xóm, dựng làng lấy tên làng cũ đặt cho tên làng mới để nhắc nhở cháu con nhớ tới quê hương, gốc rễ cội nguồn. Chính vì thế một số địa phương có những tên làng trùng nhau (Bắc Ninh có tới 9 làng mang tên Chờ).

- Tên làng gắn với những sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Làng Quan Triều (Thái Nguyên), quê hương của Dương Tự Minh - thủ lĩnh Phủ Phú Lương. Ông là người có công lớn trong việc giành lại một vùng đất đai rộng lớn từ tay giặc Tống, giữ vững vùng biên ải phía Bắc, được nhà Lý phong sắc ''Uy viễn Đôn Tĩnh Cao Sơn Quảng đô chí thần''. Từ khi ông

Tương tự như vậy, làng Dương Xá gắn liền với quê hương Dương Đình Nghệ, Lưu Xá gắn liền với quê hương Lưu Khánh Đàm lưu gia thời Lý, làng A Sào (Thái Bình) trước có tên là A Cảo (tiếng Việt cổ Cảo là gạo) gắn với việc dựng kho gạo lớn của nhà Trần trước kia. Tân Trào (Tuyên Quang) tên gọi cũ là Kim Long. Từ thắng lợi của cuộc khởi nghĩa từng phần sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9. 3. 1945), Kim Long giành được chính quyền về tay nhân dân và trở thành ''thủ đô'' của khu giải phóng Việt Bắc (ra đời 6. 1945). Tại đây phong trào Việt Minh phát triển rất mạnh, làng Kim Long được đổi tên thành Tân Trào - nơi có phong trào cách mạng mới (phong trào Việt Minh).

- Tên làng gắn với những truyền thuyết lịch sử.

Ở nhiều địa phương, tên làng, tên đất, tên đèo, tên núi, tên sông gắn liền với những truyền thuyết lịch sử: Đèo Mã Phục gắn với truyền thuyết ngựa đá biết bay của Nùng Trí Cao; Giang Tiên (Thái Nguyên) trước có tên là Giang Ma, mảnh đất dân gian lưu truyền là ''vùng đất nghịch'' bởi yêu ma thường xuyên quấy phá. Nhân dân nơi đây lập đền Trình cầu sự che chở của Đức mẹ và thánh Đuổm Dương Tự Minh, nên mảnh đất được yên bình, dòng sông Cầu trong xanh chảy qua đây trở thành nơi tắm mát, vui đùa của các nàng tiên nữ. Vì vậy Giang Ma đổi thàng Giang Tiên.

Nhiều địa danh ở Cao Bằng gắn liền với truyền thuyết Báo Luông, Sao Cải (hay gọi là Pú Luông). Truyền thuyết kể rằng, từ xa xưa trời mới sinh ra hai người khổng lồ ở Cao Bằng là Báo Luông (anh to) và Sao Cải (chị lớn). Họ lấy nhau và sinh được 100 người con. Họ sống lang thang săn bắt, hái lượm sau đó biết trồng trọt, chăn nuôi. Nơi gia đình Báo Luông giã gạo trong hộc đá nay là xóm Dộc Xăm (cối giã - theo tiếng Tày của đồng bào địa phương). Nơi họ nấu cơm nay có tên là Nà Mò (ruộng nồi) thuộc xã Nam

Tuấn - Hoà An - Cao Bằng. Cha con Báo Luông bắt voi rừng về thuần dưỡng, nay là Khe Giáp dạng (Khe voi) thuộc xã Hồng Việt. Nơi bắt nhốt trâu nay gọi là Lũng Vài (Lũng trâu) ở Hồng Việt. Nơi chăn gà, vịt nay gọi là Rằng Cáy (núi ổ gà), Lậu Pất (chuồng vịt) thuộc xã Bế Triều .v.v.

- Địa danh gắn với tên các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá.

Ở các thành phố, thị xã các tên phố, phường, đường, quận, thường mang tên những nhân vật lịch sử, các danh nhân văn hoá, anh hùng dân tộc .v.v. ở một số nơi, nhiều tên làng xã cũng đặt tên của các chiến sĩ cách mạng tiêu biểu của địa phương. Chẳng hạn, xã Nam Tuấn (Hoà An- Cao Bằng), xã Phi Hải, Hồng Định, Hồng Đại, Chí Thảo .v.v. (Quảng Hoà - Cao Bằng) đều là tên thật hoặc bí danh của các chiến sĩ cách mạng ở địa phương mình. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thân thế, sự nghiệp các nhân vật lịch sử, các danh nhân văn hoá cũng chính là biện pháp nghiên cứu lịch sử phù hợp, hấp dẫn

4.3. Tích hợp các tài liệu lịch sử địa phương, tài văn học, tài liệu địa lí trong hoạt động ngoại khóa lịch sử.

Cùng với việc tiến hành bài học nội khóa, hoạt động ngọai khóa góp phần thực hiện những mục tiêu giáo dục bộ môn, nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác ngoại khóa lịch sử góp phần bồi dưỡng, làm phong phú, sâu sắc toàn diện tri thức lịch sử mà học sinh thu nhận trên lớp. Các hoạt động ngoại khóa đã gắn việc học tập lịch sử của học sinh với đời sống, tạo cho các em ý thức, trách nhiệm phục vụ xã hội, ngoài ra hoạt động ngoại khóa sẽ phát huy năng lực nhận thức độc lập khả năng linh hoạt chủ động của học sinh.

Hướng vào những mục tiêu trên, TLVH để dạy học lịch sử dân tộc giai đoạn 1930-1945 có thể phục vụ cho một số loại hình ngoại khóa sau:

Việc sưu tầm tài liệu được tiến hành theo sự hướng dẫn của giáo viên. Do nguồn TLVH vô cùng phong phú, giáo viên viên chỉ nên hướng dẫn học sinh sưu tầm những tài liệu phục vụ thiết thực cho việc nắm vững kiến thức cơ bản thuộc chương trình môn học theo các chủ đề:

- Hồi kí cách mạng

- Thơ văn tố cáo tội ác của thực dân Pháp – phát xít Nhật - Thơ văn cách mạng thời kì 1930-1931

- Thơ ca tuyên truyền của Mặt trận Việt Minh - Thơ ca ca ngợi Đảng v.v…

Trong khi sưu tầm chú ý những tác phẩm thơ văn của Hồ Chí Minh. Thơ của Hồ Chí Minh có ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục sâu sắc. Là một chiến sĩ cách mạng lỗi lạc, Người sử dụng tài liệu lịch sử, TLVH để tuyên truyền, giác ngộ cách mạng rất tài tình, do vậy, nguồn tài liệu văn thơ của Người rất phong phú, theo sát lịch sử dân tộc và có sức thuyết phục mạnh mẽ. Người đã viết nhiều bài trên báo “Việt Nam độc lập” để vận động mọi tầng lớp, giai câp, lứa tuổi, thành phần…tham gia Mặt trận Việt Minh, nhiều bài viết kêu gọi, cổ vũ nhân dân đấu tranh giành độc lập.

Những tư liệu sưu tầm được có thể sử dụng để bổ sung kiến thức trong bài nội khóa, chuẩn bị bài tập, chuẩn bị thảo luận…Qua công tác sưu tầm tài liệu, học sinh sẽ được rèn luyện về khả năng tổng hợp kiến thức, bồi dưỡng niềm say mê đối với hoạt động sưu tầm, nghiên cứu. Giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh sưu tầm các TLVH về các sự kiện lịch sử ở địa phương, trong đó chú ý đến nguồn TLVH dân gian, qua đó các em nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc, bồi dưỡng niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước và ý thức, trách nhiệm của người công dân trong tương lai.

Hồi kí cách mạng là loại TLVH có tính chân thực lịch sử nhất thiết về người thật, việc thật trong quá khứ. Khi đọc hồi kí cách mạng, chúng ta có được những hiểu biết khá đầy đủ và chính xác về phong trào cách mạng trước đây, về điều kiện sống và làm việc của các chiến sĩ cách mạng, những thủ đoạn đàn áp, khủng bố của bọn thống trị. Hồi kí cách mạng có thể nói là một nguồn sử liệu đáng tin cậy, có giá trị, phản ánh quá trình đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng ta lãnh đạo.

Việc đọc hồi kí cách mạng giúp các em hiểu cặn kẽ hơn, cụ thể hơn những sự kiện lịch sử chủ yếu trong chặng đường đấu tranh cách mạng. Ví dụ đọc tác phẩm “Những chặng đường lịch sử” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, “Chặng đường nóng bỏng” của Hoàng Quốc Việt…học sinh hiểu sâu sắc một thời kì đấu tranh cách mạng gian khổ dưới sự lãnh đạo của Đảng để đưa cách mạng đi đến thắng lợi.

Mặt khác, những hình ảnh cụ thể và sinh động của người chiến sĩ cách mạng trong hồi kí có sức hấp dẫn mãnh liệt và có tác dụng giáo dục rất lớn.

Một phần của tài liệu HÌNH THÀNH NĂNG lực dạy học TÍCH hợp CHO GIÁO VIÊN THPT (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)