3.2.2.1. Sự cần thiết của tổ chức xếp hạng tín nhiệm
Ngày nay, hầu hết TTCK trên thế giới đều tồn tại ít nhất một tổ chức định mức tín nhiệm, một phần là do xu thế của thời đại, nhưng phần lớn là do vai trò quan trọng của tổ chức định mức tín nhiệm trên thị trường tài chính. Hiện nay Việt Nam đã có TTCK, song hoạt động của các tổ chức định mức tín nhiệm vẫn còn rất hạn chế và chưa chuyên nghiệp. Với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa tài chính thì việc khuyến khích phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp tại Việt Nam hiện nay là vấn đề hết sức cấp thiết. Do ý nghĩa quan trọng của tổ chức định mức tín nhiệm đối với sự phát triển của TTCK nói chung và thị trường TPDN nói riêng, để khuyến khích phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Ngoài việc tạo hành lang pháp lý, các điều kiện khác cũng có vai trò quyết định đối với sự ra đời của tổ chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp như quy mô thị trường phải đạt kích cỡ đủ lớn với sự đa dạng các hàng hóa trên thị trường, phải có một số lượng NĐT nhất định để tạo ra nhu cầu định mức tín nhiệm… Tổ chức định mức tín nhiệm muốn được các chủ thể tham gia thị trường thừa nhận và tồn tại thì bản thân nó phải là một tổ chức hoạt động độc lập, không thiên vị, có năng lực về kỹ thuật và có khả năng tiếp cận được với những thông tin đáng tin cậy của tổ chức được định mức. Trong thời gian đầu có thể nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức định mức tín nhiệm là công ty cổ phần. Để thực sự phát huy tính độc lập của tổ chức định mức tín nhiệm được tổ chức theo mô hình cổ phần, cơ cấu sở hữu của tổ chức này phải do nhiều chủ thể nắm giữ. Tuy nhiên, Việt Nam nên thực hiện cơ cấu nắm giữ cổ phần theo hướng không một chủ thể nào nắm giữ đa số và không một chủ thể nào nắm quyền chi phối đối với việc hình thành và hoạt động của tổ chức định mức tín
nhiệm. Tổ chức định mức tín nhiệm theo mô hình công ty cổ phần hoàn toàn không giới hạn số lượng cổ đông, cổ đông có thể vừa là pháp nhân vừa là thể nhân. Tuy nhiên, cần thu hút sự tham gia của những cổ đông có uy tín trên thị trường tài chính trong và ngoài nước.
- Hợp tác quốc tế trọng việc thành lập tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển ngành định mức tín nhiệm trong nước. Việc hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tài chính, đào tạo sẽ hình thành nên những đảm bảo uy tín đối với NĐT. Trong thời gian đầu, do quy mô nhỏ nên khó có thể liên kết với những công ty lớn, vì vậy Việt Nam cũng nên tính đến khả năng có thể liên kết với các tổ chức định mức tín nhiệm khu vực Đông Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Việc hình thành tổ chức định mức tín nhiệm dưới hình thức liên doanh sẽ tạo thuận lợi trong việc mở rộng quy mô hoạt động dưới mọi loại hình dịch vụ, đảm bảo chất lượng xếp hạng tín nhiệm trong thị trường nội địa, từng bước thâm nhập vào thị trường quốc tế, đảm bảo bảo hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng dần uy tín của tổ chức định mức tín nhiệm Việt Nam.
3.2.2.2. Phát triển hệ thống Ngân hàng trong vai trò hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Giữa thị trường TPDN và sự phát triển của hệ thống Ngân hàng tồn tại mối quan hệ phức tạp. Với thực tế Việt Nam, mối quan hệ này mang tính tác động một chiều từ phía NHTM nhiều hơn. Do mối cạnh tranh tiềm ẩn, sự phát triển của hệ thống Ngân hàng có thể có một phần tác động khống chế thị trường TPDN, tuy nhiên, khi thị trường TPDN phát triển hơn, tác động một chiều sẽ giảm và khuynh hướng cạnh tranh tăng dần. Mà khi có sự cạnh tranh giữa hai thị trường này sẽ buộc các thị trường phải phát huy hết tiềm năng của mình, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Do đó, chúng ta cần xem xét phân tích mối quan hệ này để có những quyết sách phù hợp.
Theo xu hướng của các doanh nghiệp khi lựa chọn nguồn vốn, trong điều kiện bình thường, các công ty lớn và có uy tín thường lựa chọn phát hành trái phiếu trong khi các công ty nhỏ, ít danh tiếng trên thị trường thường có xu hướng lựa chọn vốn vay ngân hàng. Do đó trong dài hạn, thị trường Việt Nam nên định hướng hệ thống Ngân hàng thiên về tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời phát triển thị trường TPDN với sự tham gia tích cực và năng động hơn của các định chế tài chính phi Ngân hàng. Hiện nay, một số Ngân hàng và các tổ chức tài chính đang định hướng phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng, sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán cũng thu hút nhiều
định chế tài chính khác đặc biệt là các NHTM vào xu hướng này. Mô hình Ngân hàng đa năng này đã rất thành công và tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường TPDN ở các nước có thị trường tài chính phát triển ở mức cao. Do đó khi thị trường tài chính Việt Nam phát triển đến một mức độ nào đó có thể xem xét đến giải pháp trên.
KẾT LUẬN
Thị trường trường TPDN là một bộ phận quan trọng và không thể tách rời của thị trường tài chính. Nó thể hiện vai trò của mình là một kênh huy động vốn hữu hiệu, giảm bớt gánh nặng cho những kênh huy động vốn còn lại trên thị trường tài chính. Tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển của các DN, góp phần phát triển kinh tế. Vì vậy việc phát triển thị trường TPDN ở Việt Nam là một vấn đề bức thiết của nền kinh tế, cung như nhu cầu vốn đầu tư phát triển của các DN, nhất là trong giai đoạn cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong điều kiện của Việt Nam, những điều kiện cần thiết, những yếu tố cơ sở cho sự phát triển thị trưởng TPDN còn thiếu và yếu, đòi hỏi sự tham gia tích cực của nhiều thành phần bao gồm cả chính phủ, các DN, các NĐT và những chủ thể liên quan cùng đóng góp và xây dựng thị trường. Trong đó, vai trò của chính phủ là hết sức quan trọng. Trong giai đoạn đầu phát triển thị trường TPDN, chính phủ vừa là cơ quan tạo lập những cơ sở nền tảng cho sự phát triển của thị trường, vừa khuyến khích sự tham gia của các chủ thể liên quan.Với thực tế nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước cần phải cân nhắc thật kỹ càng, giải quyết các vấn đề một cách thấu đáo thì mới có thể giúp thị trường TPDN phát triển đúng tầm của mình.
Với đề tài “ Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam và giải
pháp phát triển”, một lĩnh vực phức tạp đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu rộng,
mặc dù đã cố hết sức nhưng với trình độ hạn chế và kinh nghiệm còn ít, nội dung đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của cô. Em xin chân thành cảm ơn!