Hệ thống pháp luật và khung pháp lý chưa được hoàn chỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam và những giải pháp phát triển pot (Trang 26 - 27)

Hoạt động của thị trường TPDN nói riêng và TTCK nói chung cần phải diễn ra trong một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh, được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo sự công bằng cho tất cả các đối tượng tham gia, ngăn chặn những hành vi gian lận, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư. Thực tế hiện nay, hoạt động phát hành trái phiếu của mỗi nhóm DN được dựa trên cơ sở pháp lý khác nhau và chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý khác nhau như Bộ tài chính (đối với các DNNN), Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố (đối với các DN phát hành theo quy định của Luật DN), NHNN (đối với các tổ chức tín dụng) và Uỷ ban chứng khoán (đối với việc phát hành trái phiếu ra công chúng).

Mặt khác, Luật pháp ở Việt Nam về chứng khoán và TTCK vẫn chưa có sự thống nhất và đầy đủ. Tình trạng phổ biến không chỉ tồn tại trong lĩnh vực chứng khoán mà trong cả nhiều lĩnh vực khác là các văn bản pháp quy còn chồng chéo, thậm chí là có những điểm mâu thuẫn. Ngoài ra, các đợt phát hành trái phiếu hiện nay được phê duyệt căn cứ theo năng lực của tổ chức phát

hành nhưng lại không có quy định rõ ràng về tiêu chí để xác định năng lực trong các văn bản pháp luật, dẫn đến các tổ chức phát hành và các cơ quan phê duyệt tốn rất nhiều thời gian trong việc đàm phán và vì thế đã không khuyến khích được các DN tiềm năng tham gia.

Có thể khẳng định hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường TPDN vẫn chưa được hoàn chỉnh. Vì lẽ đó thị trường sơ cấp kém phát triển dẫn đến thiếu hàng hóa cho thị trường thứ cấp. Đặc biệt nguồn cung trái phiếu bị hạn chế bởi đại đa số các DN Việt Nam là các DN vừa và nhỏ, ít có danh tiếng nên phương thức huy động vốn chủ yếu là vay vốn tín dụng Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam và những giải pháp phát triển pot (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w