Các hình thức bảo đảm tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam – chi nhánh nhà bè – phòng giao dịch chợ lớn (Trang 27 - 28)

L ỜI MỞ ĐẦU

1.2.8.2. Các hình thức bảo đảm tín dụng

- Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp

Là việc bên vay vốn thế chấp tài sản của mình cho bên cho vay để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay:

• Thế chấp bất động sản

• Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất. - Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố

Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Tài sản cầm cố có thể bao gồm các loại tài sản sau đây: • Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, hàng hóa… • Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ…

• Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu…

- Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay

Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản vay của Ngân hàng. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng dùng tài sản sẽ hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với ngân hàng.

17

Bảo lãnh là bên thứ ba cam kết với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay thế cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.

1.2.9. Rủi ro của tín dụng ngân hàng 1.2.9.1. Khái niệm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam – chi nhánh nhà bè – phòng giao dịch chợ lớn (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)