Giải pháp hoàn thiện việc môi trƣờng kiểm soát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu chi ngân sách huyện Long Thành (Trang 74 - 79)

III. HOẠT ĐỘNG IỂM SOÁT

48 Xây dựng quy chế giám sát hoạt động của KSNB

3.3.1 Giải pháp hoàn thiện việc môi trƣờng kiểm soát

Môi trường kiểm soát là yếu tố cấu thành và quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ, hoàn thiện môi trường kiểm soát nhằm giúp cho nhà quản trị nhận thức được đầy đủ vai trò của HTKSNB trong quản lý. Việc hoàn thiện tập trung vào những nội dung cơ bản sau:

Cần nâng cao nhận thức hơn nữa về kiểm soát nội bộ của lãnh đạo các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện, trong đó cần đi sâu vào việc đánh giá, quản trị rủi ro trong môi trường hành chính công theo xu hướng phát triển chung của xã hội,

trong bối cảnh và xu thế đất nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với các nền kinh tế trên thế giới thì các hoạt động quản trị hành chính công cũng nên có sự thay đổi và vận dụng theo các chuẩn mực chung trên thế giới.

Việc thay đổi này cần bắt đầu từ thay đổi thói quen, tư duy và tác phong tồn tại cố hữu của cán bộ công chức nhà nước, tránh xử lý vụ việc thường dựa trên các quy định của pháp luật, kinh nghiệm cá nhân để hành xử hơn là một cái nhìn tổng quát và có hệ thống về công tác kiểm soát, thiếu một kỹ năng phân tích từ mục tiêu, rủi ro đến các hoạt động kiểm soát sẽ dẫn đến tổn hao nguồn lực vào những thủ tục kiểm soát không cần thiết trong khi lại bỏ sót những rủi ro quan trọng.

Huyện cần ban hành quy định rõ ràng cơ chế giám sát thường xuyên, liên tục và quy trách nhiệm liên quan đối với việc thực hiện những quy định này; Nâng cao công tác quản trị điều hành của nhà nước để phù hợp với yêu cầu quản trị theo cơ chế và xu thế hội nhập, hạn chế dần tiến tới xóa bỏ tình trạng chủ quan, duy ý chí, quan liêu.

Một trong những nhân tố rất quan trọng trong quản lý, điều hành ngân sách đúng pháp luật và có hiệu quả là nhân tố con người hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân sách. Tài chính ngân sách là vấn đề phức tạp, hơn nữa quy định về quản lý, điều hành ngân sách luôn thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu đổi mới, do vậy phải chú trọng trong công tác tuyển dụng cán bộ, chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực này.

Trong thời gian tới công tác đào tạo nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ công chức và đẩy mạnh chống tham nhũng là một trong những biện pháp cần thiết và hỗ trợ tích cực trong việc đảm bảo hiệu quả quản lý ngân sách huyện. Tham nhũng có quan hệ đồng biến với độc quyền và tùy tiện, nghịch biến với sự minh bạch và tính trách nhiệm. Từ đó, để đẩy lùi tình trạng tham nhũng cần phải giảm bớt độc quyền, giảm bớt tùy tiện trong hoạt động quản lý ngân sách. Cần phải tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm, cả trách nhiệm giải trình và trách nhiệm hậu quả.

Cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong quá trình triển khai thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật phòng chống tham nhũng để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách.

Trước thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách, việc chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng bộ máy cán bộ quản lý tài chính ngân sách là trách nhiệm của Đảng bộ và chính quyền các cấp, các ngành. Cụ thể phải thực hiện những nội dung:

Thứ nhất, Đảng bộ và chính quyền huyện phải có kế hoạch tăng cường đào tạo, giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công chức nói chung và cán bộ quản lý ngân sách nói riêng qua các lớp cử đi học lý luận chính trị trung, cao cấp, quản lý nhà nước, thạc sĩ, tiến sĩ, bồi dưỡng nghiệp vụ…

Thứ hai, thường xuyên nâng cao phẩm chất cho cán bộ quản lý ngân sách trên địa bàn huyện nhằm củng cố quan điểm lập trường, ý thức giai cấp để đội ngũ tránh được tiêu cực hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần làm lành mạnh hoá lĩnh vực tài chính trên địa bàn.

Thứ ba, cải tiến lề lối làm việc, nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ ở Phòng Tài chính - Kế hoạch. Huyện cần ban hành những quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tài chính. Đồng thời có chính sách đãi ngộ, quan tâm tới cán bộ quản lý tài chính - ngân sách.

Thứ tư, xây dựng chiến lược quy hoạch cán bộ quản lý ngân sách bằng cách đào tạo và đào tạo lại gắn với tiêu chuẩn hóa từng chức danh và yêu cầu công tác. Bên cạnh đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn phải chú ý đào tạo kiến thức về quản lý nhà nước, về kinh tế thị trường, ngoại ngữ, tin học… Gắn việc đào tạo bồi dưỡng với quá trình sử dụng phù hợp với sở trường của cán bộ tài chính. Quan tâm chế độ tiền lương và thu nhập của đội ngũ cán bộ này làm cho họ yên tâm công tác. Hàng năm đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ quản lý ngân sách và xử lý nghiêm minh các trường hợp cố ý làm sai trong quản lý ngân sách.

Bảng 3.1 Quy Trình lập dự toán thu chi ngân sách

Bƣớc Trách nhiệm Trình tự công việc Thời gian

Tài liệu, biểu mẫu có liên quan

Bước 1 Chủ tịch UBND huyện

Trước 1/7 T.phòng tài chính Bước 2 Các đơn vị, phòng ban Trước 20/7 phụ lục số 1 -Biểu số 01 -Biểu số 02 -Biểu số 05 UBND các xã, hị trấn Chi cục thuế Bước 3 Các đơn vị, phòng ban Trước 25/8 phụ lục số 1 -Biểu số 01 -Biểu số 02 -Biểu số 06 UBND các xã, thị trấn Chi cục thuế Bước 4

UBND huyện; Thuế

Trước 25/10 phụ lục số 2 -Biểu số 07 -Biểu số 08 Phòng tài chính UBND các xã, thị trấn

Bước 5 Phòng tài chính-kế UBND huyện hoạch Trước 15/11 phụ lục số 6 -Biểu số 04 -Biểu số 05 -Biểu số 10 Bước 6 -UBND huyện -Phòng tài chính-kế hoạch Trước 20/11 QĐ giao bổ sung dự toán -Biểu số 06 -Biểu số 10 Bước 7 -UBND huyện -Phòng tài chính-kế hoạch Trước 25/11 QĐ giao dự toán UBND huyện phụ lục số 2 -Biểu số 07 -Biểu số 08 Bước 8 UBND huyện Phòng tài chính Mẫu số 22/CKTC-NSH UBND các xã, thị trấn

Chi cục thuế Mẫu số

24/CKTC-NSH Bước 9 UBND huyện;Chi cục thuế ;Phòng tài chính;

UBND các xã, thị trấn

Xây dựng dự toán NSNN: cần thể hiện rõ mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thông qua thực hiện chính sách động viên hợp lý nhằm khuyến khích, khơi thông các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tăng mức và tỷ trọng NSNN đầu tư cho con người, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Xây dựng dự toán thu, chi NSNN huyện phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của NSNN và trên cơ sở nguồn lực theo định mức phân bổ ngân sách giai đoạn năm 2011-2015, phải đảm bảo sự phát triển ngân sách địa phương, bảo đảm đủ nguồn lực thực hiện các chế độ, chính sách do Trung ương, tỉnh đã ban hành và theo đúng quy định của Luật NSNN.

Ngoài các quy định hướng dẫn chung về công tác lập dự toán NSNN, việc xây dựng và lập dự toán ngân sách huyện cần chú ý một số nội dung chủ yếu sau:

+ Thứ nhất, xây dựng và lập dự toán thu NSNN trên địa bàn cần căn cứ mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015 của huyện, khả năng thực hiện các chỉ tiêu KT-XH và ngân sách năm kế hoạch. Mặt khác, cần bám sát dự báo tình hình đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh; Đúng chính sách, chế độ; Tính đúng, tính đủ các khoản thu NSNN của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phát sinh trong năm kế hoạch, trong đó chú ý tính các khoản thu phát sinh năm trước nhưng được phép giãn thời hạn nộp. Hơn nữa, dự toán thu NSNN phải xây dựng tích cực, vững chắc, có tính khả thi cao; Đề ra các biện pháp và lộ trình cụ thể để xử lý các khoản nợ thuế, chống thất thu, trốn lậu thuế và gian lận thương mại. Xây dựng dự toán thu NSNN của huyện phải căn cứ Quy định phân cấp nguồn thu NSNN trên địa bàn trong thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011-2015.

Thứ hai, xây dựng và lập dự toán chi ngân sách huyện cần căn cứ dự toán thu ngân sách huyện hưởng 100%, các khoản thu ngân sách phân chia phần trăm giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách huyện, số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách huyện. Trên cơ sở đó, căn cứ nhiệm vụ phát triển KT-XH của huyện giai đoạn 2011-2015 và mục tiêu phát triển KT-XH năm kế hoạch, căn cứ nguồn thu, nhiệm vụ chi đã phân cấp, khả năng ngân sách huyện và tình hình thực tế tại địa phương. Xây dựng và lập dự toán chi ngân sách huyện về chi đầu tư xây dựng cơ bản phải ưu tiên bố trí vốn để thanh toán khối lượng nợ thuộc nhiệm vụ của

huyện; Bố trí kinh phí các công trình chuyển tiếp sau đó mới bố trí kinh phí cho các công trình khởi công mới có đầy đủ thủ tục theo quy định. Xây dựng dự toán chi thường xuyên cần phải chú trọng đối với lĩnh vực chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, chi sự nghiệp khoa học, công nghệ, không được giao thấp hơn mức dự toán do UBND tỉnh giao; Những khoản chi thường xuyên không có định mức phân bổ, dự toán năm kế hoạch được xây dựng trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện ngân sách năm báo cáo, dự kiến nhiệm vụ năm kế hoạch, số kiểm tra ngân sách năm kế hoạch được thông báo và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu theo quy định hiện hành. Cần thực hiện nghiêm trình tự, thủ tục, thời gian xây dựng và lập dự toán ngân sách theo quy định của Luật NSNN và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành, quyết toán ngân sách. Nâng cao chất lượng lập dự toán để đảm bảo quy mô, cơ cấu các khoản thu, chi ngân sách hợp lý nhằm hạn chế lãng phí, ỷ lại, bao cấp trong khâu lập dự toán, đồng thời tăng khả năng chấp hành ngân sách.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu chi ngân sách huyện Long Thành (Trang 74 - 79)