Iến nghị Bộ Tài chính, iểm toán Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu chi ngân sách huyện Long Thành (Trang 86 - 87)

III. HOẠT ĐỘNG IỂM SOÁT

3.4.1iến nghị Bộ Tài chính, iểm toán Nhà nƣớc

b. Tăn cườn KSNB côn tác c

3.4.1iến nghị Bộ Tài chính, iểm toán Nhà nƣớc

- Đề nghị xây dựng hướng dẫn về kiểm soát nội bộ trong khu vực công: Luật Kiểm toán nhà nước 2005 quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý, sử

dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đối với tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính, bao gồm cả việc căn cứ vào các quy định của pháp luật, xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp và có hiệu quả (Điều 6, Luật Kiểm toán nhà nước). Trên cơ sở đó, trước mắt Bộ Tài chính và Kiểm toán nhà nước có thể chủ động xây dựng và ban hành Hướng dẫn về kiểm soát nội bộ khu vực công làm cơ sở cho việc tăng cường kiểm soát nội bộ trong các đơn vị nhà nước. Hướng dẫn này được xây dựng trên cơ sở tham khảo Hướng dẫn chuẩn mực kiểm soát nội bộ của INTOSAI và của một số quốc gia.

- Đào tạo kiến thức và kỹ năng về thiết lập kiểm soát nội bộ: Kiểm soát nội bộ giúp người quản lý có cái nhìn toàn diện về vấn đề kiểm soát trong doanh nghiệp theo hướng xác định mục tiêu, đánh giá rủi ro và thiết lập các hoạt động kiểm soát; đồng thời tạo lập một môi trường kiểm soát tốt đi đôi với một hệ thống thông tin hữu hiệu. Do đó, khái niệm và các chuẩn mực kiểm soát nội bộ cần được đưa vào chương trình đào tạo cán bộ quản lý các đơn vị khu vực công.

- Phát triển thủ tục đánh giá kiểm soát nội bộ trong quy trình kiểm toán nhà nước: Đánh giá kiểm soát nội bộ liên quan đến cả ba loại hình kiểm toán do Kiểm toán nhà nước thực hiện:

+ Trong kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ, việc đánh giá kiểm soát nội bộ là cơ sở cho kiểm toán xác định các khu vực có rủi ro cao để thiết kế thủ tục kiểm toán phù hợp.

+ Trong kiểm toán hoạt động, việc đánh giá kiểm soát nội bộ một trong những nội dung quan trọng cần thực hiện (Điều 39, Luật Kiểm toán Nhà nước).

+ Trong cả ba hoạt động, đánh giá kiểm soát nội bộ là cơ sở cho việc hình thành các kiến nghị của kiểm toán viên, bảo đảm vạch được nguyên nhân của các sai phạm, yếu kém và đưa ra các đề xuất phù hợp, hữu ích. Vì vậy, trong quy trình kiểm toán được ban hành trong Chuẩn mực kiểm toán nhà nước, các yêu cầu và thủ tục đánh giá kiểm soát nội bộ cần được quy định và hướng dẫn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu chi ngân sách huyện Long Thành (Trang 86 - 87)