Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing, FPT Arena nên quan tâm sớm giải quyết 5 vấn đề lớn sau:
Thứ nhất: Đã thành lập ban phát triển sản phẩm bán lẻ và marketing tại hội sở chính và đưa ra mô hình, cách thức triển khai mô hình hoạt động marketing tại chi nhánh. Lựa chọn cán bộ có khả năng, có chuyên môn cao cho bộ phận này, có cơ chế phối hợp rõ rang giữa Hội sở chính và chi nhánh trong công tác marketing. Để khắc phục những khiếm khuyết về sản phẩm hiện tại, FPT Arena nhất thiết cần phải thành lập một phòng chuyên trách công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ bán lẻ để đảm bảo tính thành công của các sản phẩm dịch vụ khi đưa ra thị trường. Đồng thời có biện pháp liên tục củng cố chất lượng sản phẩm, dịch vụ hiện có nhằm đảm bảo tính thích ứng với nhu cầu khách hàng. Phát triển dải sản phẩm phù hợp; không ngừng cải tiến chất lượng, đặc
điểm, ứng dụng của sản phẩm dịch vụ; quy chuẩn hóa mẫu mã, định vị, nhãn hiệu của sản phẩm dịch vụ của FPT Arena theo một phong cách đặc trưng và hiện đại.
Thứ hai: Xây dựng quy trình cung cấp thông tin và đẩy mạnh hoạt động truyền thông marketing trong toàn hệ thống.
Thứ ba: Mở rộng và nâng cao công tác đào tạo marketing cho các chi nhánh, đặc biệt là kỹ năng bán hàng và quản trị bán hàng. Tăng cường các khóa đào tạo tập huấn về marketing dịch vụ; tăng số lượng đề tài nghiên cứu khoa học về marketing, đặc biệt là các bài học kinh nghiệm về marketing sản phẩm để nhân rộng trong toàn hệ thống.
Thứ tư: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cơ chế tài chính, tăng quyền tự chủ chi phí trong hoạt động marketing đối với chi nhánh, có quy định và cơ chế kiểm soát tránh hoạt động quảng cáo, hoạt động marketing có tính trùng lắp, chồng chéo, kém hiệu quả trong toàn hệ thống.
Thứ năm: Cần phải nhanh chóng đầu tư cho công nghệ quản lý hiện đại trong đó có việc ứng dụng phần mềm quản lý khách hàng (CRM – Customer Relationship Management).
KẾT LUẬN
Sau gần 8 năm chúng ta đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong điều kiện xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giáo dục. Làm thế nào để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt với những đối thủ cạnh tranh đầy tiềm lực và giàu kinh nghiệm đang là một câu hỏi lớn đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung và Viện đào tạo quốc tế FPT Arena nói riêng. Một câu trả lời khá đơn giản nhưng lại không dễ thực hiện cho tất cả các doanh nghiệp, các trung tâm đào tạo Việt Nam đó là phải nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường hợp tác để có thể hội nhập thắng lợi. Có rất nhiều phương thức khác nhau để nâng cao sức mạnh cạnh tranh.
Với cái đích cuối cùng là lợi nhuận, các trung tâm đều phải thừa nhận rằng marketing là công cụ kinh doanh, được coi như một công nghệ hiện đại không thể thiếu được nếu muốn tồn tại và phát triển. Thực tế có thể thấy rõ hơn ở các nội dung dưới đây:
- Marketing là công cụ kết nối hoạt động của các trung tâm với thị trường:
Định hướng thị trường đã trở thành điều kiện tiên quyết trong hoạt động của các trung tâm ngày nay. Bản chất của marketing là quá trình xác định các khả năng tiềm lực của công ty cũng như tìm hiểu nhu cầu của thị trường trên cơ sở đó xác lập và triển khai các giải pháp marketing cụ thể.
- Marketing là công cụ hữu hiệu thu hút khách hàng:
Đặc điểm của dịch vụ giáo dục là rất dễ bắt chước và bắt chước một cách hợp pháp do vậy rất khó giữ bản quyền. Nhằm thu hút và giữ chân khách hàng, không còn cách nào khác là các trung tâm phải xây dựng một chiến lược marketing hợp lý, được chương trình hóa từ khi tìm hiểu nhu cầu khách hàng cho đến khi sản phẩm dịch vụ đến tay khách hàng, thỏa mãn tối đa nhu cầu của họ. Chỉ có bằng cách đó công ty mới có thểđưa đến cho khách hàng những dịch vụ phù hợp nhất, nhanh nhất, với giá cả hay mức phí hợp lý nhất, tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái nhất và thuận tiện trong giao dịch.
Cơ chế thị trường chính là cơ chế cạnh tranh. Hơn nữa, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước thì các đối thủ cạnh tranh không chỉ là các trường học, trung tâm giáo dục trong nước mà còn là các đối thủ mạnh trên trường quốc tế. Vì thế các trung tâm phải có những chiến lược marketing nhằm tạo ra sự khác biệt hóa trong dịch vụ của mình nhằm thu hút khách hàng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy những nỗ lực nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, chiếm lĩnh thị trường của chúng ta chỉ có hiệu quả khi mà đối thủ cạnh tranh chưa có những hành động tương tự hoặc đã có nhưng mức độ thỏa mãn thấp hơn. Chính vì thế, marketing không chỉ nghiên cứu về khách hàng mà còn nghiên cứu phân tích các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở hiểu rõ về tiềm lực của đối thủ các nhà quản trị marketing sẽ có được những dự đoán về phản ứng cũng như các chiến lược mà đối thủ định tiến hành và có giải pháp đối phó. Như vậy, chính nhờ việc tiến hành các hoạt động marketing theo tư duy chiến lược trên cơ sở có tính toán trước đến sức mạnh của đối thủ cạnh tranh nên các trung tâm luôn ở thế chủ động, không bị rơi vào tình thế lúng túng khi bị đối thủ cạnh tranh phản kháng hay tấn công, do vậy khả năng thành công cao hơn.
Như vậy, marketing là hoạt động không thể thiếu được trong mọi nghiệp vụ kinh doanh của dịch vụ giáo dục: Marketing là trạng thái tư duy hướng tới lợi nhuận. Để có được lợi nhuận như mong muốn cần phải có những biện pháp, chính sách cụ thể trong mọi hoạt động của dịch vụ kinh doanh; marketing là công cụđể trung tâm có thể nâng cao nhận thức về sản phẩm, dịch vụ giáo dục cho các đối tượng khách hàng tiềm năng qua đó tăng số lượng khách hàng của mình.
Để từng bước hội nhập, hướng tới một nền giáo dục hiện đại hoạt động theo thông lệ - chuẩn mực, đủ sức mạnh – sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển bền vững, xây dựng được vị thế thương hiệu hình ảnh đích thực lâu dài của FPT Arena cần phải đổi mới tư duy, đổi mới hoạt động, đổi mới trong quản lý quản trị kinh doanh – quản trịđiều hành… đột phá để tạo đà phát triển, bên cạnh việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho đơn vị thì công tác marketing đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự thành công của trung
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, xây dựng một chiến lược marketing thành công là một công việc khó khăn và phức tạp. Việc đạt được lợi thế về tính ưu việt của sản phẩm ngày càng trở nên khó khăn. Với mong muốn làm tốt công tác marketing của trung tâm để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, làm tất cả những gì có thể để giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Diệp. Quản trị học. Nhà xuất bản thống kê năm 2009. 2. Khoa marketing, trường đại học Tài chính – Marketing. Marketing căn bản. Nhà xuất bản lao động – xã hội năm 2011.
3. Philip Kotler. Quản trị marketing. Nhà xuất bản thống kê năm 2003.
4. Frer R. David. Khái niệm về quản trị chiến lược. Nhà xuất bản thống kê năm 2003. 5. Vũ Quế Hương. Quản lí đổi mới và phát triển sản phẩm. Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật Hà Nội năm 2001.
6. PGS. TS Võ Thanh Thu. Chiến lược xâm nhập thị trường. Nhà xuất bản thống kê năm 2001.