Sự nhận thức sau đó đã được ông chuyển biến thành hành động khi ông ra hội ngộ với Quang Trung và cống hiến hết tài năng của mình cho nhà Tây Sơn và cho đất nước, nhân dân. Quan niệm của ông về trung nghĩa thời kỳ này có sự chuyển biến khác so với thời kỳ nhà Lê – Trịnh, tư tưởng, hành động vì vua nhưng trên hết đó là ông vẫn hướng đến dân tộc và làm sao cho dân chúng thoát khỏi cảnh lầm than. Nhưng cách thức mà ông muốn làm được điều đó thì hoàn toàn khác ông đã biết và cần nên chọn vua anh minh, sáng suốt thì mới có thể thực hiện được những hoài bão của mình.
2.2.1. Quan niệm về “trung”
Tư tưởng về trung của Ngô Thì Nhậm có sự chuyển biến lớn, biểu hiện cho sự chuyển biến đó chính là ông tham gia phong trào Tây Sơn. Quan niệm về trung của Ngô Thì Nhậm chúng ta thấy có rất nhiều điểm mới so với trước năm 1788.
Ngô Thì Nhậm tiếp tục phát triển quan niệm về trung lên cao hơn nữa và hoàn thiện hơn và thực chất ông đã vượt ra khỏi khuôn mẫu Nho giáo Khổng –Mạnh thông thường. Ông còn so sánh việc thực hiện lòng trung không phải chỉ đơn giản như người ta làm theo lễ và bề tôi không chỉ trung với vua mà còn đảm trách việc giáo hóa, làm cho dân được hưởng những chính sách của triều đình.
“Cuối nơi hiển hiện có bí ẩn, bí ẩn khó khám phá
Dưới hội trinh là bắt đầu hội nguyên, hội nguyên không cùng, Thói thời đổi địa vị phần nhiều mỗi tháng một khác;
Quân tử biết cơ trời, cốt giữ đạo trung hợp thời Mùa lạnh, làm việc gì có thể khoan trái tâm tình?
Tư tưởng trung của Ngô Thì Nhậm trong thời kỳ này cần có sự phát huy tinh thần trách nhiệm găn liền với đất nước. Đó là trách nhiệm của bất cứ ai có tấm lòng trung đều phải lo và hành động bảo vệ cho đất nước dù trong mọi hoàn cảnh. Khi nước ta phải cống nạp Ngô Thì Nhậm cũng bày tỏ cảm xúc của mình:
“Thương cho nước ta phải lo việc cống nạp đủ đầy. Từ xa gửi sắc rồng, tỏ lòng thương xót;
Giục phải gấp qua trạm trĩ, chớ có chần chờ. Tình xa không xót, cùng ngậm nỗi đau xót; Ý đức vô tư, tỏ nỗi buồn chung.
Kính đọc chiếu thư, lòng thêm cảm kích,
Trông về Đan Dương, một tháng bằng ba thu” [64, tr. 70]
Sự tận tụy của bề tôi phải thể hiện ở bản lĩnh trách nhiệm phụng sự tận tụy và phải hành động chứ không phải nói suông hay im lặng. Vì thế ông khẳng định đạo bề tôi cần phải “Chính trực đứng giữa triều đình, chết vì nhiệm vụ, như thế há chẳng đúng nghĩa sao? Ngày thường dẫn vua đến nỗi lầm, rồi lấy cái chết uổng để tỏ lòng trung, như vậy có thể được cho là đúng được chăng” hay “bầy tôi thờ vua, không gì khó bằng gặp lúc gian nguy hy sinh, càng khó hơn là biết làm theo lễ nếu không khen ngợi lòng trung tiết nghĩa, thì mọi người sẽ như Phùng Đạo đi thờ kẻ thù”[65, tr.183] đó mới chính là tấm lòng trung của bậc bề tôi. Chính vì vậy khi Ngô Thì Nhậm mới ra làm quan phục vụ triều đình Tây Sơn cho đến lúc ông không còn được tin tưởng thì ông vẫn luôn nhắc nhở đến tấm lòng trung của mỗi cá nhân cần phải gắn liền với những hành động có ích cho nhân dân, cho đất nước.
Hay Ngô Thì Nhậm đã nói một cách dứt khoát khẳng định lập trường tư tưởng vững chắc của mình:
“Đạo tựa chiếc xiêm vàng, vẫn giữ lòng trung thuận. Tóc còn đen nên lười sắc vi thuốc sinh địa.
Tấm lòng son thường bạn với tín thiên ông Thông mùa lạnh vẫn giữ màu xanh tươi,
Chốn rừng thiền đọng tiếng chuông hôm sớm” [63, tr.334]
Sau khi ra làm quan và phục vụ triều đình Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm đã nhanh chóng chứng tỏ được tài năng, tầm nhìn của mình và có những đóng góp rất lớn lao vào sự phát triển của triều đại Tây Sơn. Khi Ngô Thì Nhậm bước chân ra phục vụ triều đình Tây Sơn, ông đã vấp phải vô số lời cay nghiệt của quan lại triều đình cũ Lê – Trịnh. Khi ông thay mặt vua Quang Trung viết “Chiếu chiêu dụ” các quan văn võ triều Lê thì chúng ta cũng cần hiểu tư tưởng của Ngô Thì Nhậm đã gặp được minh quân hiểu ông:“ Trẫm đã ba lần xa giá tới Bắc Thành, xem xét sự việc bằng tấm lòng bao dung che chở, thấy có người ở nước Ngu thì Ngu mất, nhưng sang Tần lại giúp Tần nên nghiệp bá, ở Tùy là người nịnh nhưng sang Đường lại là người trung” hay “các ngươi không lên … của những người trung nghĩa sang suốt hay sao?”[63, tr.612].
Bằng những lời lẽ đanh thép, Ngô Thì Nhậm đã chỉ ra tại sao ông lại ra phục triều đình Tây Sơn, cùng với đó là những lời lẽ đầy ẩn ý với mong muốn cần những người hiều được ông và cần những người tài ra phục vụ triều đình, nhân dân và đất nước. Bản thân ông chính là một tấm gương luôn tận trung kể cả khi ốm đau ông vẫn muốn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
“Nhà vua lệnh cho ta, giữ chức soạn thảo chiếu thư. Ở đâu cũng được non sông phù trì tốt;
Đến nay lại tắm gội mưa móc, cho mới thêm. Giữ lòng trung tín, phần nhiều tự khỏi bệnh,
Quản chi mà chẳng gắng gượng cho thêm hăng hái tinh thần.” [64, tr225]
Gắn với việc giáo dục thực hiện trung với vua và trách nhiệm với đất nước, Ngô Thì Nhậm đã nêu lên tư tưởng hành đạo không ngừng nghỉ. Ông cho rằng, cái đức ở trong lòng thì không nên dừng, càng không nên nghỉ như
theo quan niệm của nhà Phật bởi vì “ việc cần kíp của nhà Nho chúng ta” là “ ở chốn sông hồ thì lo cho vua, ngồi chốn miếu đường thì lo cho dân, bình tĩnh mà suy, thì không lúc nào là yết vậy. Như thế thì trong lòng mới không hổ thẹn, cái yết ấy ắt là nhiều”[64, tr.165].
Quan niệm đó được vận dụng trong suốt sự nghiệp chính trị của mình. Ngô Thì Nhậm được vua Quang Trung tin tưởng, ngay cả khi bị bệnh nhưng cứ nghĩ đến việc vua, việc nước, ông không quản khó khăn gì mà vẫn gắng gượng để thêm hăng hái tinh thần. Sự lạc quan này của ông mặc dù có tính chất huyền hoặc nhưng có ý nghĩa giáo dục niềm tin về việc giữ gìn lòng trung tín, đồng thời nếu rõ tác dụng của phương cách ứng xử và trọng dụng người hiền tài của nhà vua. Đối với bản thân, Ngô Thì Nhậm vẫn luôn nâng cao trách nhiệm, giữ mãi lòng trung trinh, không bao giờ sao nhãng việc nước.
Đối với Ngô Thì Nhậm, dù có ở đâu hay làm bất cứ công việc gì liên quan đến dân tộc ông vẫn luôn cố gắng làm tròn bổn phận của mình. Âu nó cũng xuất phát từ tấm lòng trung của ông.
“ Trầm ngâm tự nghĩ một mình Cuộc đời trôi nổi khôn dứt Râu tóc đen chịu thua bạc Năm xưa lưu lạc bến mai ……
Phận làm tôi phải khó nhọc Trời cao lưu lại tấm thân hèn, Chúa thánh dày ơn vun đắp Chỉ xin giữ mãi lòng trung
Ơn trời kiếp này mang nặng.” [64, tr.173]
Sau khi vua Quang Trung mất, đất nước dưới sự trị vì của vị vua Quang Toản đã không còn giữ cho đất nước cái thế và lực như trước nữa. Trên một
số mặt nào đó của đất nước đã bị suy yếu đi rõ rệt và đó là hệ quả tất yếu khi triều đình bị lũng đoạn bởi Bùi Đắc Tuyên. Cùng với đó là sự mâu thuẫn của triều đình với chính quyền Nguyễn Nhạc, sự phân hóa xã hội ngày càng gay gắt, các lực lượng nổi lên tranh giành quyền lực dẫn đến lý luận và thực tiễn không còn phù hợp. Những tâm tư, tình cảm Ngô Thì Nhậm thật da diết khi ông nhớ về đấng minh quân luôn hiểu mình:
“Thanh miếu đài đầu Ngân Hán nhĩ, Đan lăng thức mục lĩnh vân thâm. Hay:
Hạ lạc nhân hoàn lưu chính trị;
Thượng mâu thiên đức xướng uy thanh. Chí nhân đại nghĩa tồn Lê miếu;
Hậu trạch thâm ân xá Mãn binh” [63, tr.236]
Đó là những câu thơ buồn man mác của Ngô Thì Nhậm về một vị vua mới, thời kỳ mới của triều đại Tây Sơn và cũng là lúc ông cảm nhận thấy mình cũng không còn được tin tưởng như trước nữa. Nhưng tư tưởng một lòng trung nghĩa của Ngô Thì Nhậm vẫn luôn được phát huy khi ông vẫn luôn tận tâm hoàn thành tốt công việc và triều đình, đất nước giao phó: “ Nhận được thư ông thăm hỏi, tinh thần thực là phấn chấn. Song bệnh tôi thuộc loại nội thương ngoại cảm phải đợi dùng phương thuốc phát tán phong tà, mới có thể đỡ mệt mỏi bải hoải. Tôi biết rất rõ rằng việc giấy tờ bang giao khẩn cấp là việc đáng sợ, đã nhận điều phó thác phải hết lòng trung”[63, tr.208]. Ngay cả khi Ngô Thì Nhậm đi xứ, ông cũng thể hiễn rõ tư tưởng trung với với đất nước, quê hương và trong ông vẫn còn nhiều băn khoăn:
“ Thương cho nước ta phải lo việc cống nạp đủ đầy. Từ xa gửi sắc rồng, tỏ lòng thương xót;
Giục phải qua trạm trĩ, chớ có chần chờ. Tình xa không mất, cùng ngậm nỗi đau xót;
Ý đức vô tư, tỏ nối buồn chung.
Kính đọc chiếu thư, lòng thêm cảm kích,
Trông về Đan Dương, một tháng bằng ba thu” [64, tr.70]
Tư tưởng trung của Ngô Thì Nhậm tiếp tục được thể hiện dù trong những năm cuối đời ông có xu hướng nghiên cứu đạo Phật nhiều hơn. Ông viết tác phẩm “Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh” thể hiện sự chuyển biến tư tưởng của ông.
Như vậy, quan niệm về trung của Ngô Thì Nhậm có một vị trí quan trọng hệ tư tưởng của ông, nó có ảnh hưởng lớn đến những bước ngoặt về sự nghiệp chính trị của Ngô Thì Nhậm. Tư tưởng lỗi lạc, một thiên tài ở thế kỷ XVIII đã giúp Ngô Thì Nhậm có những suy nghĩ và bước đi đúng đắn, vượt lên trên thời đại để có những đóng góp lớn cho sự phát triển nhiều mặt của dân tộc.