Cuộc đời, sự nghiệp của Ngô Thì Nhậm

Một phần của tài liệu Tư tưởng của ngô thì nhậm về trung nghĩa (Trang 37 - 43)

Ngô Thì Nhậm tự là Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiền, khi nghiên cứu Thiền học lại có hiệu là Hải Lượng. Ông sinh ngày 11 tháng 9 năm Bính Dần tức ngày 25-10-1746. Ngô Thì Nhậm sống thời thơ ấu bên bờ sông Nhuệ trong cảnh thanh đạm. Ngô Thì Nhậm khi học hành dưới sự chỉ bảo của Ngô Trân và sau này là cha ông đã tiến bộ nhanh chóng. Đến năm 16 tuổi dưới sự hướng dẫn của cha ông viết công trình sử học đầu tiên của mình “ Nhị thập tứ sử toát yếu”. Năm 21 tuổi ông soạn cuốn “Tứ gia thuyết” và cũng trong năm đó ông đậu kỳ thi hương. Khi bước vào cuộc đời chính trị ông cũng đã có những bước đầu thăng tiến và được Trịnh Sâm tin tưởng. Tuổi đời còn trẻ với những hoài bão lớn lao, mong muốn đem tài năng của mình ra giúp dân, giúp nước đặc biệt là trong xã hội loạn ly, khốn cùng của dân chúng.

Ngô Thì Nhậm là một nhà văn hóa lớn, một nhà hoạt động xã hội, chính trị của thời kỳ Tây Sơn. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn bó chặt chẽ với phong trào Tây Sơn và những tác phấm chính của ông là sự phản ánh trung thực giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn chương, có nhiều đời làm quan lớn và nối đời

làm nên một văn nghiệp lớn, hiếm thấy trong lịch sử. Ngô Thì Sĩ đã từng viết về con mình: “ Con ta lấy tài năng gặp được tao ngộ dị thường, lấy tâm cơ đáp ứng với ủy nhiệm khó khăn, lấy trung thành làm liều thuốc để gạt bỏ gian hiểm và làm tiêu tan khí lam chướng. Tướng sĩ trong một đạo đều tuân theo một hiệu lệnh. Kẻ địch ngoài bờ cõi không lường hết được mưu cơ. Muôn khe, nghìn dặm không đâu là xa. Quân đội muôn bếp thống nhất như một người. Bậc đại trượng phu văn võ cùng đi đôi, bằng phẳng và hiểm trở coi là một: thực rất xứng đáng”[33, tr.106].

Đến khoảng tháng 7 năm 1780, con trưởng của Trịnh Sâm là Trịnh Tông biết mình không được cha có ý định trao cho quyền lực nên đã ngầm chuẩn bị để chờ cha chết rồi tiếm ngôi, nhưng vụ việc bị phát hiện và đã không thành công. Vụ đảo chính năm đó được gắn nhiều với Ngô Thì Nhậm và cũng có nhiều tài liệu viết về những chi tiết Ngô Thì Nhậm có liên quan đến vụ án năm đó. “ Sách Hoàng Lê nhất thống chí đương thời cho biết;Tên giữ sổ sách Hà Như Sơn, là học trò Ngô Thì Nhậm biết việc đó, báo cho ông biết, ông đã nói rằng: Thế tử là người thay thế Chúa nắm quyền hành. Nước là nước của Thế tử, lo gì mất ngôi mà làm chuyện ấy..”[62, tr.13] Ngô Thì Nhậm không tán thành việc phế Tông lập Cán, cho rằng phế trưởng lập ấu xưa nay là cái thềm của họa loạn nhưng ông cũng không tán thành việc đảo chính. Vì thế mà Ngô Thì Nhậm bị phái đối lập ghen ghét, dèm pha, gán cho đủ tiếng xấu.

Tháng 9 năm 1782, Trịnh Sâm mất thì đến tháng 10 kiêu binh nổi loạn vào ngày cúng cơm, giết Quận Huy, phế Cán lập Tông. Trong tình thế bị dèm pha ít nhiều liên quan đến án Canh Tý trước đó của Trịnh Cán, Ngô Thì Nhậm lui về ở ẩn tại am Lệ Trạch, xã Đội Trạch, trấn Sơn Lam (nay là Vũ Thư, Thái Bình) để bảo toàn tính mạng. Trong những năm lánh nạn tại nhà em vợ là Đồng Lạc thị, ông sống trong tâm trạng “ vừa đau buồn, chán nản những cũng khấp khởi hi vọng” hay “lòng những muốn thờ ơ với chính sự”

[36, tr. 48]. Ông suy nghĩ về những việc xảy ra tự đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và được ông tổng kết trong tác phẩm “Xuân thu quản kiến”. Ngô Thì Nhậm có ý định muốn sống một cuộc sống thanh tao, không lệ thuộc vào công danh và địa vị nhưng trước sự đau khổ của dân chúng, xã hội loạn lạc, vận mệnh Tổ Quốc ông đã chuẩn bị một tinh thần hành động vì dân tộc.

Năm Bính Ngọ (1786), Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc diệt họ Trịnh, trao quyền cho vua Lê Hiến Tông. Ngô Thì Nhậm được em trai Ngô Thì Chí đón về kinh. Nhưng Ngô Thì Nhậm chưa kịp về kinh thì Lê Hiến Tông mất, Lê Chiêu Thống nối ngôi. Một thời gian, Lê Chiêu Thống được sự giúp đỡ của Nguyễn Hữu Chỉnh đã chống lại Tây Sơn. Nguyễn Huệ đã sai Võ Văn Nhậm ra đánh, Lê Chiêu Thống chạy về vùng núi Bảo Lộc còn Ngô Thì Nhậm ấn náu tại làng Kim Lan, huyện Thạch Thất.

Phải đến năm 1788, khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc lần thứ hai để diệt Võ Văn Nhậm thì lúc đó Ngô Thì Nhậm với nhận thức hết sức sâu sắc về đất nước, sự an nguy của nhân dân đã là người đầu tiên trong số triều thần cũ Lê- Trịnh quyết định đi theo và một lòng phò tá Nguyễn Huệ. Từ đây ông như tìm thấy được một minh quân vô cùng sáng suốt và hiểu mình như Nguyễn Huệ. Vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ với “chính sách cầu hiền chân thành và sáng suốt” và “ uy tín lớn lao” của mình đã “gặp suy nghĩ, chờ đợi sáu năm ẩn náu của Ngô Thì Nhậm” [36, tr.48]. Khác hẳn với các sĩ phu đương thời, ông là người duy nhất đến với Nguyễn Huệ. Bất chấp những lời mỉa mai trách ông là bất trung, là xu thời, ông dứt bỏ những giằng buộc về giai cấp nhận thức, đi hẳn với phong trào Tây Sơn và trung thành tuyệt đối với người anh hùng áo vải. Rõ ràng xã hội nước ta vào thời kỳ đó có sự khủng hoảng tư tưởng một cách sâu sắc, việc ông ra phục vụ nhà Tây Sơn là trường hợp độc đáo, có sự nhận thức tư tưởng vô cùng sâu sắc mới có quyết định như vậy.

Công việc đầu tiên mà Ngô Thì Nhậm đảm nhận là thuyết phục các quan lại cũ nhà Lê ra phục vụ triều đại Tây Sơn, rõ ràng đó là một công việc hết sức khó khăn và chịu nhiều lời dèm pha từ chính một bộ phận quan lại cũ triều Lê với lối suy nghĩ cũ và vẫn ôm một nỗi “ngu trung”. Với tài năng của mình ông đã thuyết phục được nhiều người là quan lại cũ triều Lê – Trịnh ra phục vụ nhà Tây Sơn. Đó là một thành công to lớn không chỉ về mặt tư tưởng mà còn trên nhiều mặt của xã hội.

Vào tháng 10 năm Mậu Thân (1788), với cái cớ Xuất Đế cầu viện của Lê Chiêu Thống, Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân tiến sâu vào nội địa nước ta hòng chiếm nước ta. Trước sức mạnh của quân Thanh, Ngô Thì Nhậm đã hiến kế cho quân ta rút lui về Tam Điệp phòng thủ rồi chống giặc sau. Sự tính toán của Ngô Thì Nhậm hoàn toàn đúng đắn và đã góp phần vào việc đánh bại nhanh chóng giặc Thanh. Có thể nói chiến lược rút binh của Ngô Thì Nhậm là một trong những quyết định quan trọng nhất trong cuộc chiến chống giặc bởi phân tích tình hình thực tiễn, tư tưởng, lòng dân, quân sĩ trong đất nước là không phù hợp trong việc quyết định chống trả ngay kẻ thù.

Sau khi đất nước được giải phóng, Quang Trung rút về Phú Xuân để Ngô Thì Nhậm ở ngoài Bắc và giao cho toàn quyền đảm đương công việc ngoại giao với nhà Thanh. Ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao khi “thuyết phục được nhà Thanh, không hổ thẹn mà báo thù, tránh nạn đao binh xảy ra, góp phần củng cố uy thế quân sự, nâng cao uy tín quốc gia” [62, tr. 20].

Với những kết quả mà triều đại Tây Sơn giành được đang trên đà thắng lợi hứa hẹn một vua hiền tôi sang sẽ làm cho đất nước ta có bước ngoặt phát triển thì đến tháng 7 năm 1792 vua Quang Trung bất ngờ mất. Đó là một mất mát không gì có thể bù đắp được thậm chí nó còn liên quan đến cả một một vận mệnh dân tộc. Quang Trung mất ông mất đi một người hiểu mình, biết

đến tài năng và tin dùng mình. Đó quả thực là một nỗi đau xót nhất trong Ngô Thì Nhậm.

Việc vua Quang Toản còn ít tuổi đã tạo điều kiện cho quyền thần Bùi Đắc Tuyên thao túng, triều đình Tây Sơn ngày một suy yếu. Trong hoàn cảnh như vậy, Ngô Thì Nhậm đã không phát huy được tài năng của mình, ông đã cùng một số bầy tôi cũ của triều Lê chỉ được giao những việc ít quan trọng của đất nước. Ngô Thì Nhậm cảm thấy bất lực trước hàng loạt vấn đề mà tình hình lúc đó đương đặt ra. Theo ông, xã hội có sự khủng hoảng thì nhân dân lại rơi vào cảnh đói khổ, sự đe dọa của Nguyễn Ánh ở ngoại quốc. Vì vậy, khoảng cuối năm Kỷ Mùi đến đầu năm Canh Tân (1789 – 1800), Thiền Viện Trúc Lâm được lập nên ở phường Bích Câu. Những triết lý của phái Trúc Lâm đời Trần được ông thể hiện trong tác phẩm “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh”.

Sự bất lực của Ngô Thì Nhậm và các triều thần với tầm lòng trung thành tận tâm với triều đình khi nhìn triều đình suy yếu. Năm Nhâm Tuất (1802) Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân dẫn tới nhà Tây Sơn hoàn toàn sụp đổ. Sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh đã thực hiện việc trả thù vô cùng tàn khốc với những người theo triều Tây Sơn trước đây. Chính vì vậy, Ngô Thì Nhậm cũng không tránh khỏi đòn thù khốc liệt của Nguyễn Ánh, ông đã bị đem ra đánh đòn, kể tội ở Văn Miếu cùng với Phan Huy Ích. Ngô Thì Nhậm đã qua đời sau trận đánh đòn ấy vào ngày 16 tháng 2 (tức ngày 9 tháng 3 năm 1803), hưởng thọ 58 tuổi.

Cuộc đời của Ngô Thì Nhậm là một chuỗi những nốt thăng trầm, gắn với thời kỳ đầy biến động của xã hội Việt Nam. Ông đã đem hết tài năng của mình ra đóng góp cho sự nghiệp cứu nước và dựng nước dưới ngọn cờ đào của Tây Sơn. Không những thế “tự Ngô Thì Nhậm đã nêu một tấm gương bằng chính hành động, dứt khoát, xuất phát từ nhận thức lý tính sâu sắc và từ động cơ muốn đem tài đức ra cống hiến” [36, tr.50] cho đất nước.

Sự nghiệp của Ngô Thì Nhậm là một bản hùng ca chói lọi trong một giai đoạn mà lịch sử Việt Nam đầy biến cố. Ông đã để lại cho thế hệ sau một hệ thống tác phẩm đồ sộ, phản ánh chân thực những biến cố lịch sử của giai đoạn này. Theo sự ghi chép của sổ sách thì Ngô Thì Nhậm để lại cho chúng ta hơn 20 mươi tác phẩm thơ văn hiện nay chúng ta mới tìm được 13 tác phẩm. Từ nhiều thập kỷ trước các tác phẩm của Ngô Thì Nhậm đã được liên tục giới thiệu và hoàn thiện để đến với độc giả.

Tư tưởng của Ngô Thì Nhậm đều được ông phản ánh qua các tác phẩm mà ông đã viết lên. Tài năng của ông cùng với những suy nghĩ mang tính chất tiến bộ đã tái hiện phần nào chân thực những sự kiện lịch sử của dân tộc. Ngay từ khi ra làm quan, bắt đầu cuộc đời sự nghiệp chính trị của mình ông đã có những cái nhìn hết sức sâu sắc về vấn đề chính trị, xã hội lúc bấy giờ. Nhìn chung tư tưởng của ông dưới thời Lê- Trịnh được thể hiện một cách nhất quán, sinh động thông qua những tác phẩm mà ông viết vào thời kỳ này. Tư tưởng của ông luôn hướng về dân, lấy dân làm gốc và đó là sự kế tục xứng đáng của những bậc anh hùng của dân tộc các thế hệ trước.

Sang đến thời kỳ khi ông đã một lòng phò tá Nguyễn Huệ, thì tư tưởng của ông đã nhận thấy rõ rằng đâu mới thực sự là nơi để ông cống hiến tài năng, thực hiện lý tưởng vĩ đại của mình. Đó không gì khác ngoài mục đích vì dân tộc, muốn làm cho nhân dân bớt lầm than thống khổ, đó chính là tất cả những tư tưởng được ông đề cao nên trên hết thảy. Ở giai đoạn này, tư tưởng của Ngô Thì Nhậm đã có sự hoàn thiện, sự tiến bộ chúng ta có thế thấy rõ rệt hơn bao giờ hết khi ông là người đầu tiên tìm tới Nguyễn Huệ để đi theo phò tá giúp sức. Ông đã nhìn thấy được khả năng chính trị to lớn của phong trào Tây Sơn, là nơi để ông hòa quyền vào thực hiên lý tưởng của mình. Nhưng khi vào giai đoạn nhà Tây Sơn suy yếu, ông cũng không được trọng dụng nữa thì tư tưởng của ông lại tìm về đến Thiền. Mà tác phẩm “ Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh” chính là kết quả khi tư tưởng của ông được hình thành.

Rõ ràng sự nhận thức đúng đắn và nhất quán tư tưởng về mục đích của ông ngay từ trẻ và càng về giai đoạn tiếp theo đã được ông phát triển , hoàn thiện. Trong thời kỳ tránh nạn khi Trịnh Tông giành được quyền lực, ông đã có những suy nghĩ xét lại hành động, quan điểm chính trị của mình và các phe phái đối lập.

Một phần của tài liệu Tư tưởng của ngô thì nhậm về trung nghĩa (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)