Khái niệm thực hiện pháp luật về quyền chuyển nhượng, góp vốn,

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quyền chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất của người sử dụng đất ở việt nam hiện nay (Trang 35 - 37)

a) Khái niệm chung về thực hiện pháp luật

Cho đến nay, đã có rất nhiều khái niệm về thực hiện pháp luật được đưa ra đó có thể là hành vi hành động hoặc không hành động hoặc là hoạt động có mục đích... nhưng tất cả đều nhằm mục đích thực hiện các quy định của pháp luật trong thực tế cuộc sống. Trong khuôn khổ của luận văn này, xin đưa ra 2 khái niệm cơ bản nhất về thực hiện pháp luật. Cụ thể như sau:

Theo Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội ”Thực hiện pháp luật là hành vi hành động hoặc không hành động của con người phù hợp với những quy định của pháp luật. Nói cách khác, tất cả những hoạt động nào của con người, của tổ chức mà thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật thì được coi là sự thực hiện thực tế của quy phạm pháp luật”.[22].

Theo giáo trình Lý luận chung Nhà nước và Pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội: “Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm thực hiện các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế hợp pháp của chủ thể pháp luật” [21].

Các khái niệm trên tuy có những điểm khác nhau, song nhìn một cách tổng thể thì chúng đều có những điểm chung cơ bản là: Thực hiện pháp luật là hoạt động của các chủ thể pháp luật với mục đích là làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống.

29

Thực hiện pháp luật về bản chất đó là sự chuyển hóa các quy tắc xử sự, các mệnh lệnh, chỉ dẫn của pháp luật thành những hành động hoặc không hành động của các chủ thể pháp luật, được tiến hành thông qua hành vi hợp pháp của họ, nhằm đạt được mục đích của pháp luật đặt ra. Như vậy, thực hiện pháp luật luôn là hành vi của con người được tiến hành phù hợp với các quy định của pháp luật và không vượt ra khỏi khuôn khổ mà pháp luật đã định trước.

Từ hai khái niệm trên, ta có thể đưa ra được khái niệm chung nhất, ngắn gọn và dễ hiểu nhất về thực hiện pháp luật đó là: Thực hiện pháp luậtlà quá trình hoạt động có mục đích mà các chủ thể pháp luật bằng hành vi của mình thực hiện các qui định pháp luật trong thực tế đời sống.

Hình thức thực hiện pháp luật gồm có 4 hình thức: Tuân thủ pháp luật,Thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và Áp dụng pháp luật.

b) Khái niệm thực hiện pháp luật về quyền chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất.

Cho đến nay chưa có một tài liệu chính thức nào đưa ra được khái niệm chính xác nhất về thực hiện pháp luật trong chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, từ khái niệm chung về thực hiện pháp luật kết hợp với khái niệm về người sử dụng đất; khái niệm về chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp có thể đưa ra đúc kết khái niệm thực hiện pháp luật về chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất như sau:

Thực hiện pháp luật về chuyển nhượng quyền, góp vốn, thế chấp sử dụng đất là sự chuyển dịch quyền sử dụng đất từ người có quyền sử dụng đất hợp pháp sang người khác theo một trình tự, thủ tục, điều kiện do pháp luật quy định. Theo đó, người có quyền sử dụng đất (người chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp) có nghĩa vụ chuyển giao đất và quyền sử dụng cho người được nhận quyền sử dụng đất (người nhận chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp).

30

1.3.2. Đặc điểm củathực hiện pháp luật về chuyển nhượng quyền, góp vốn, thế chấp sử dụng đất

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quyền chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất của người sử dụng đất ở việt nam hiện nay (Trang 35 - 37)