Tiến hành thu thập thông tin, số liệu

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại báo đầu tư (Trang 34)

Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu của đề tài. Các thông tin, số liệu làm cơ sở để hoàn thiện luân văn một cách khoa học, nhằm để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

Trong khôn khổ của luận văn này tác giả thu thập các dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Trong đó, dữ liệu sơ cấp là loại dữ liệu quan trọng nhất, đó là những dữ liệu chƣa qua xử lý, đƣợc tác giả thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ việc phỏng vấn và khảo sát. Dữ liệu thứ cấp tác giả liên hệ với văn phòng và phòng kế toán để lấy thông tin.

2.1.5 Phân tích các dữ liệu thu thập được

Từ các dữ liệu thu đƣợc tác giả tiến hành phân loại và chọn lọc loại bỏ những thông tin không cần thiết và lấy các dữ liệu cần thiết cho luận văn, cụ thể tác giả chia các dữ liệu thu thập đƣợc theo:

* dữ liệu sơ cấp

Là những dữ liệu mà nhà nghiên cứu thu thập trực tiếp tại nguồn dữ liệu và xử lý nó để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Cụ thể trong bài luận văn, dữ liệu sơ cấp sẽ đƣợc tác giả thu thập dựa trên các kết quả các cuộc phỏng vấn, điều tra, khảo sát đơn vị mẫu tại Báo Đầu tƣ. Các phiếu điều tra thu về sau khi loại bỏ đi những phiếu không đạt yêu cầu sẽ đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống kê kế toán. Phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả đặc tính của các biến trong bảng khảo sát nhƣ giá trị trung bình, phần trăm. Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm của mẫu khảo sát theo các tiêu chí đã đƣợc xây dựng trong phiếu điều tra. Các kết quả nghiên cứu sau khi đƣợc xử lý sẽ đƣợc trình bày trong luận văn dƣới dạng các con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị…

* Dữ liệu thứ cấp

Có nguồn gốc từ những dữ liệu sơ cấp đã đƣợc phân tích, giải thích và thảo luận, là nguồn dữ liệu đã đƣợc thu thập và xử lý cho mục tiêu nào đó, đƣợc các nhà

15

nghiên cứu sử dụng lại cho việc nghiên cứu của mình. Cụ thể trong đề tài luận văn tác giả sẽ lấy dữ liệu thứ cấp trực tiếp từ nguồn tài liệu của phòng kế toán, văn phòng Báo Đầu tƣ. Bao gồm các loại tài liệu văn bản nhƣ: báo cáo chi phí, doanh thu, kế hoạch kinh doanh, bảng mô tả công việc, các bài viết trên các đặc san, kỷ hiếu

2.1.6 Tiến hành viết luận văn

Đây là bƣớc cuối cùng để hoàn thiện luận văn, từ việc xác định mục tiêu nghiên cứu và nghiên cứu lý thuyết, các công trình nghiên cứu trƣớc đây có liên quan đến nội dung nghiên cứu đến việc thu thập, xử lý và phân thông tin, tác giải tiến hành phân tích thực trạng hoạt động đào tạo tại Báo Đầu tƣ từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp phỏng vấn sâu:

Nghiên cứu nhằm chỉ ra thực trạng hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại Báo Đầu tƣ cụ thể là hoạt động đào tạo nhƣ xác định nhu cầu đào tạo, mục tiêu đào tạo, tổ chức đào tạo, đánh giá hiệu quả đào tạo... đang đƣợc Báo Đầu tƣ thực hiện nhƣ thế nào để đạt đƣợc mục tiêu này đạt hiệu quả cao.

Tác giả sẽ sử dụng nghiên cứu với kỹ thuật thảo luận và phỏng vấn sâu nhƣ vậy việc thu thập thông tin trong nghiên cứu thƣờng tập trung vào một số đại diện, do đó đối tƣợng của nghiên cứu đƣợc chọn trong phỏng vấn sâu là Ban biên tập, lãnh đạo các phòng ban. Cụ thể tác giả luận văn sẽ tiến hành phỏng vấn 11 thành viên trong cơ quan Báo Đầu tƣ bao gồm:

- Ban biên tập 3 ngƣời (Tổng biên tập, 2 phó tổng biên tập)

- Ban nội dung 3 ngƣời (Ban Đầu tƣ, Ban Tiếng anh, Ban Đầu tƣ chứng khoán)

- Phòng quảng cáo truyền thông: Trƣởng phòng - Phòng kế toán: Trƣởng phòng

- Phòng thiết kế mỹ thuật: Trƣởng phòng kiêm chủ tịch công đoàn - Văn phòng: Chánh văn phòng

16

Thời điểm phỏng vấn: tác giả liên hệ trƣớc với các lãnh đạo đƣợc phỏng vấn.

Sau đó thống nhất thời điểm phỏng vấn cho phù hợp với đối tƣợng phỏng vấn sao cho ngƣời đƣợc hỏi có một khoảng thời gian thoải mái nhất khi tiếp chuyện với tác giả luận văn.

Nội dung câu hỏi phỏng vấn chủ yếu xoay quanh các cấn đề liên quan đến các hoạt động đào tạo của Báo nhƣ xác định nhu cầu, mục tiêu của đào tạo, chi phí đào tạo cũng nhƣ đánh giá kết quả sau đào tạo nhƣ thế nào và ai là ngƣời đánh giá... chi tết câu hỏi phỏng vấn đƣợc đề cập trong phần phụ lục của luận văn.

2.2.2 Phương pháp khảo sát điều tra:

* Khái niệm

Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phƣơng pháp đƣợc thực hiện cùng một lúc với nhiều ngƣời theo một bảng hỏi in sẵn. Ngƣời đƣợc hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tƣơng ứng theo một quy ƣớc nào đó.

Tác giả chọn mẫu khảo sát sử dụng trong nghiên cứu là toàn bộ ngƣời lao động hiện đang làm việc tại văn phòng trụ sở chính tại Báo Đầu tƣ. Đối tƣợng này bao gồm các cấp trƣởng phó phòng ban, chuyên viên, nhân viên tại Báo. Để có đƣợc thông tin của nhóm đối tƣợng này tác giả đã liên hệ với bộ phận quản lý nhân sự - Văn phòng Báo để xin danh sách toàn bộ cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Báo Đầu tƣ cùng với địa chỉ email nội bộ của họ

* Căn cứ chọn mẫu khảo sát

Tác giả chọn 130 mẫu khảo sát

Căn cứ để tác giả chọn mẫu khảo sát dựa vào những tiêu chí sau : (1) Có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm trong công việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(2) Có tham gia vào các chƣơng trình huấn luyện cho công tác đào tạo nhân lực tại Báo Đầu tƣ

17

Số lƣợng phiếu điều tra phát ra : 130 phiếu trong đó 110 phiếu gửi qua email và 20 phiếu phát trực tiếp

Số lƣợng phiếu thu về : 115 phiếu, trong đó 90 phiếu nhận đƣợc từ email và 20 phiếu trực tiếp

Thời gian phát phiếu : 5/9/2014 – 15/09/2014

Thời gian thu thập và xử lý dữ liệu : 15/11/2014 – 25/11/2014

Thời gian xử lý, tổng hợp các dữ liệu để đƣa vào báo cáo: 15/12/2014 - cuối tháng 3/2015.

Số phiếu hợp lệ: 115

Số phiếu không hợp lệ: 15 (Do thiếu thông tin, ngƣời hỏi không trả lời đầy đủ)

Bằng phƣơng pháp này tác giả đã thu thập đƣợc những thông tin liên quan đến mức độ hài lòng cũng nhƣ những ý kiến đóng góp của CBCNV về công tác đào tạo nhân lực tại Báo Đầu tƣ

* Nội dung khảo sát

Một trong những mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng chƣơng trình đào tạo nhằm tăng cƣờng phát triển nguồn nhân lực hiện có của Báo Đầu tƣ, chỉ ra những điểm tồn tại và các nguyên nhân của nó để từ đó đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện chƣơng trình đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực của Báo Đầu tƣ. Do vậy, hai nhóm đối tƣợng tại Báo là nhà lãnh đạo các phòng ban và nhân viên tại Báo sẽ đƣợc chọn để khảo sát nhằm đánh giá mức độ nhận thức, nhu cầu về hoạt động đào tạo nhằm phát triển nhân lực của hai nhóm đối tƣợng này. Đồng thời, đề tài cũng hƣớng đến việc đánh giá mức độ thực hiện các nội dung, phƣơng pháp tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Báo và so sánh quan điểm của hai nhóm đối tƣợng của Báo về hiệu quả của chƣơng trình đào tạo-phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy phiếu câu hỏi đƣợc thiết kế để hỏi các nhân viên hiện đang làm việc tại trụ sở chính của Báo nhằm thu thập thông tin phục vụ cho mục

18

tiêu nghiên cứu. Các câu hỏi xoay quanh các vấn đề về nội dung, chất lƣợng chƣơng trình đào tạo, về cách thức tổ chức khóa học, phƣơng pháp giảng dậy của giáo viên... Chi tiết bảng hỏi nằm trong phần phụ lục của luận văn.

19

Chƣơng 3. THƢ̣C TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LƢ̣C TẠI BÁO ĐẦU TƢ

3.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Báo Đầu tƣ

3.1.1 Giới thiệu chung

Tên đơn vị: Báo Đầu tƣ

Trụ sở chính: Số 47, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội Tel: 04. 3845.0537 - Fax: 04.3823.5281/88

Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Anh Tuấn

Báo Đầu tƣ là cơ quan báo chí của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền về pháp luật, chính sách và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động đầu tƣ – kinh doanh của đất nƣớc theo quy định của Luật Báo chí, Luật xuất bản, pháp luật của Nhà nƣớc và chỉ đạo của Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ .

Báo Đầu tƣ là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo kinh phí hoạt động, có con dấu và tài khoản riêng, đƣợc hoạt động tự chủ theo quy định của Pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.

* Báo Đầu tƣ có các nhiệm vụ sau:

- Thông tin, tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc các chính sách, pháp luật của nhà nƣớc Việt Nam; các nhiệm vụ, chủ trƣơng của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội. - Trông tin về tình hình phát triển kinh tế trong nƣớc và quốc tế phụ vụ việc nghiên cứu, lựa chọn phƣơng án phát triển và các cơ hội đầu tƣ – Kinh doanh.

- Phản ánh các thành tựu, kinh nghiệm về đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, nêu gƣơng những điển hình tốt, nhân tố mới, đấu tranh chống vi phạm pháp luật và các hiện tƣợng tiêu cực trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.

- Giới thiệu tình hình kinh tế quốc tế, chính sách, pháp luật và kinh nghiệm quản lý kinh tế - xã hội của nƣớc ngoài phục vụ cho hợp tác, phát triển và hội nhập.

20

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 25 tháng 3 năm 1987, Ủy ban Nhà nƣớc về Hợp tác và Đầu tƣ (SCCI) – cơ quan quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực hợp tác, đầu tƣ với nƣớc ngoài đƣợc thành lập, Sau một thời gian hoạt động, xuất phát từ nhu cầu thực tế của công tác quản lý nhà nƣớc đới với lĩnh vực thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), Ban lãnh đạo SCCI nhận thấy rằng, cần thiết phải thành lập một tờ báo để tuyên truyền đƣờng lối chính sách, phổ biến kiến thức và pháp luật cho các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đối với lĩnh vực mới mẻ này ở Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thay mặt SCCI, Bộ trƣởng Võ Đông Giang đã tiếp và làm việc vớ ông Nick Mountstephen – Giám đốc Báo Đầu tƣ Vietnam Investment Review Ltd. Để tiến tới hình thành tờ báo hợp tác với nƣớc ngoài của SCCI, Trong những buổi làm việc tiếp theo, hai bên đã tiến hành thảo luận cụ thể xây dựng Luật chứng kinh tế-kỹ thuật dự án và hoàn thiện văn bản của hợp đồng hợp tác kinh doanh về xuất bản báo chí giữa cơ quan báo chí của SCCI và VIR.Ltd.

Ngày 12 tháng 6 năm 1991, Bộ trƣởng Đậu Ngọc Xuân ký quyết định số 445/HTĐT về việc thành lập cơ quan Báo Việt Nam – Đầu tƣ nƣớc ngoài

Ngày 16 tháng 6 năm 1991 Báo Việt Nam Đầu tƣ Nƣớc ngoài ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác nƣớc ngoài, theo đó phía Việt Nam chịu trách nhiệm về nội dung, phía nƣớc ngoài chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh phát hành, quảng cáo.

Ngày 27 tháng 9 năm 1991, tờ bán nguyệt san Việt Nam Đầu tƣ Nƣớc ngoài (tiếng Việt) và tuần báo Vietnam Investment Review (tiếng Anh) lần đầu tiên đƣợc xuất bản theo Giấy phép xuất bản số 1037/BC-GPXB của Bộ Văn hóa Thông tin, đánh dấu sự xuất hiện Báo Đầu tƣ trên thị trƣờng báo chí Việt Nam.

Tháng 9 năm 1996, sau khi hợp nhất ủy ban Nhà nƣớc về Hợp tác và Đầu tƣ và ủy ban Kế hoạch Nhà nƣớc thành Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Báo Việt Nam Đầu tƣ Nƣớc ngoài đổi tên thành Báo Đầu tƣ và tăng kỳ xuất bản lên 2 kỳ/tuần, mở rộng phạm vi thông tin cho các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài.

21

Tháng 5 năm 1998, do ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính khu vực, đối tác nƣớc ngoài rút khỏi dự án hợp tác kinh doanh, kết thúc giai đoạn hợp tác với nƣớc ngoài, cơ quan Báo Đầu tƣ đảm nhận toàn bộ quy trình sản xuất kinh doanh.

Cuối năm 1999, cùng với sự ra đời của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, tuần báo Đầu tƣ Chứng khoán chính thức ra mắt bạn đọc, phát hành vào thứ Hai hàng tuần.

Tháng 7 năm 2000, tờ Đầu tƣ tăng lên 3 kỳ/tuần, phát hành vào thứ Hai, thứ Tƣ và thứ Sáu.

Tháng 1 năm 2007 tăng kỳ xuất bản tờ Đầu tƣ Chứng khoán lên 2kỳ/tuần, phát hành vào thứ Hai và thứ Năm.

Tháng 5 năm 2007, chính thức khai trƣơng Đầu tƣ Chứng khoán điện tử (www.tinnhanhchungkhoan.vn), thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả.

Tháng 1 năm 2008 ra mắt bộ mới tờ Đầu tƣ, Đầu tƣ Chứng khoán và tăng kỳ xuất bản tờ Đầu tƣ Chứng khoán lên 3 kỳ/tuần, phát hành vào thứ Hai, thứ Tƣ và thứ Sáu.

Tháng 9 năm 2009 chính thức khai trƣơng báo Đầu tƣ điện tử (www.baodautu.vn) kênh thông tin kinh tế - tài chính hữu ích cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ.

Ngày 27 tháng 9 năm 2010 chính thức khai trƣơng Báo tiếng anh điện tử (www.vir.com.vn), kênh thông tin kinh tế - tài chính dành cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Tháng 6 năm 2011, xuất bản phụ trƣơng Bất động sản phát hành cùng Đầu tƣ Chứng khoán vào thứ 2 hàng tuần.

Từ năm 2003, Báo Đầu tƣ bắt đầu xuất bản các chuyên san về các sự kiện lớn nhƣ: SEA Games 22, 30 năm quan hệ kinh tế Việt - Nhật, Quan hệ kinh tế Việt - Nga, ASEM5, APEC, Việt Nam - EU, Toàn cảnh thị trƣờng Bất động sản, 20 năm Đầu tƣ Nƣớc ngoài, Việt Nam - Ngôi sao đang lên; Biến đổi khí hậu, Phát triển Xanh, 35 năm quan hệ Việt - Đức; Việt Nam phát triển bền vững, Toàn cảnh thị trƣờng mua bán, sáp nhập Việt Nam, Báo cáo thƣờng niên ...

22

Để thực hiện việc xuất bản các ấn phẩm nói trên, đến nay đội ngũ cán bộ, phóng viên của Báo Đầu tƣ đã lên tới hơn 200 ngƣời làm việc tại 9 phòng, ban nghiệp vụ và các văn phòng đại diện tại TP. HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Vinh - Hà Tĩnh, Thái Bình, Vũng Tàu, Thanh Hóa, Huế...

3.1.3 Mục tiêu chiến lược

Trở thành tờ báo hàng đầu trong nƣớc, mạnh cả về nội dung và tiềm lực kinh tế. Báo Đầu tƣ sẽ Thực hiện tốt phƣơng châm đồng hành cùng doanh nghiệp và xây dựng bản sắc riêng biệt , nâng cao năng lƣ̣c ch ỉ đạo đề tài, tăng cƣờng cơ chế khuyến khích , khen thƣởng các tác phẩm báo chí chất lƣợng cao , khuyến khích phóng viên giỏi nhằm nâng cao chất lƣợng và sức cạnh tranh của các ấn phẩm.

Kết hợp tốt nội dung ấn phẩm với hoạt động kinh doanh quảng cáo phát hành, tăng cƣờng hợp tác truyền thông trọn gói với các đối tác lớn đi đôi với việc chăm sóc, củng cố quan hệ với các đối tác truyền thống, chú trọng khai thác các đại lý nhằm đạt đƣợc chỉ tiêu về kinh doanh.

“Đồng hành cùng doanh nghiệp” là phƣơng châm hành động của Báo Đầu tƣ, nhằm đạt mục tiêu đề ra. Bằng nỗ lực và lòng tận tụy của từng cá nhân

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại báo đầu tư (Trang 34)